Bộ Y tế hướng dẫn nguyên tắc phòng chống bệnh trong mùa mưa lũ

Theo dõi VGT trên

Mùa mưa lũ không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và vật trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển, gây bệnh cho con người.

Hiện nay, cả nước đang bước vào mùa mưa lũ của năm 2024. Đây là thời điểm phát sinh ô nhiễm, nguy cơ gây dịch bệnh. Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và vật trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển, gây bệnh cho con người. Những dịch bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa lũ như: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết

Bộ Y tế hướng dẫn nguyên tắc phòng chống bệnh trong mùa mưa lũ - Hình 1

Bệnh ngoài da là một trong những căn bệnh phát sinh trong mùa mưa lũ – Ảnh: PV

Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động tham gia thực hiện các biện pháp dự phòng để đảm bảo an toàn trước mùa mưa và khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt; tìm hiểu thông tin và chủ động thực hiện khuyến cáo về các biện pháp giữ an toàn trong mưa lũ và ngập lụt, các biện pháp phòng chống tai nạn, dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa bão lũ của các cơ quan y tế và chính quyền.

Ngoài ra, Bộ Y tế khuyến cáo người dân lựa chọn và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh; thực hiện “ăn chín uống sôi”; thường xuyên rửa tay với xà phòng ; vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn; tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng; mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.

Dọn dẹp thau rửa, bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế; thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó; thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế; khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Đối với các dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa bão như: tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A…, Bộ Y tế khuyến cáo người dân xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; đảm bảo đủ nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết; uống hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc xin.

Để phòng, chống bệnh đường hô hấp như: cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp… người dân cần giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là trẻ em và người già; hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp; đảm bảo đủ dinh dưỡng; chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong.

Đối với các bệnh về mắt như: đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ… người dân không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn; không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn; rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ; tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn; đồng thời chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.

Đối với các bệnh ngoài da như: nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt… người dân không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn.

Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát; không mặc áo quần ẩm ướt; không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, không chỉ gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hóa do nuốt phải nước bẩn; hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng, nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.

Căn bệnh thường gặp nhất ở mùa mưa chính là sốt xuất huyết. Để phòng chống căn bệnh này, người dân cần ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày; diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng; phun hóa chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết. Khi bị sốt thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không được tự ý điều trị tại nhà.

Video đang HOT

Nguy cơ dịch truyền nhiễm bùng phát sau mưa lũ

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết...

Tăng nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm

Ngày 5/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội thông tin trong tuần, CDC Hà Nội thực hiện giám sát công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại các quận, huyện ngập lụt tại 7 xã thuộc 3 huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức.

Các hộ gia đình khu vực ngập lụt thực hiện vệ sinh môi trường thường xuyên đường làng ngõ xóm, nước rút đến đâu vệ sinh tới đó, rác thải được thu gom và vận chuyển công cộng trong tuần.

Các địa phương đã tổ chức 27 chiến dịch vệ sinh môi trường, kiểm tra phòng chống dịch tại 102.111 hộ gia đình và 777 khu vực khác như trường học, công cộng...; xử lý 12.190 dụng cụ chứa nước có bọ gậy.

Trong tuần tới, Hà Nội thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh, tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch; tổ chức điều tra, xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để ổ dịch bùng phát rộng.

Trong tuần qua (từ ngày 26/7 đến ngày 2/8), toàn thành phố ghi nhận 171 ca mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân phân bố tại 23 quận, huyện. Một số nơi ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Đan Phượng, Hà Đông, Thạch Thất, Phúc Thọ.

Nguy cơ dịch truyền nhiễm bùng phát sau mưa lũ - Hình 1

Sau mưa lũ, nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh truyền nhiễm là thường trực.

Trong tuần qua, Hà Nội cũng ghi nhận 8 ổ dịch sốt xuất huyết tại Đan Phượng, Phúc Thọ, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Quốc Oai; giảm 2 ổ dịch so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, thành phố ghi nhận 57 ổ dịch, còn 20 ổ dịch đang hoạt động.

CDC Hà Nội đã cử đội chống dịch cơ động phối hợp với đơn vị liên quan giám sát công tác điều tra, xử lý ổ dịch sốt xuất huyết tại các điểm nóng.

Tuần qua, Hà Nội ghi nhận 40 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng 12 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, thành phốghi nhận 1.749 ca mắc bệnh tay chân miệng. Về ổ dịch tay chân miệng, trong tuần qua thành phố ghi nhận 2 ổ dịch tại Nam Hồng, Đông Anh và Trần Phú, Hoàng Mai; cộng dồn năm 2024 ghi nhận 41 ổ dịch, hiện còn 2 ổ dịch đang hoạt động.

Về bệnh ho gà, Hà Nội ghi nhận 10 ca mắc ho gà, tăng 3 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, toàn thành phố ghi nhận 210 ca mắc tại 29 quận, huyện, thị xã. Các ca bệnh xuất hiện rải rác, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vắc-xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Bên canh đó, từ ngày 25/7 đến 30/7, trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã ghi nhận 3 ổ dịch dại trên chó ở 3 xã: Minh Phú, Hiền Ninh, Thanh Xuân; đã ghi nhận 10 người phơi nhiễm với 3 con chó dại.

Các trường hợp này đã được xử lý vết thương, tư vấn tiêm chủng vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại theo đúng quy định, tiếp tục theo dõi sức khỏe.

CDC Hà Nội nhận định tình hình bệnh dại đang có diễn biến phức tạp trên động vật. Trong tuần ghi nhận thêm 3 ổ dịch dại trên chó tại Sóc Sơn, tổng cộng từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 6 ổ dịch dại trên chó đều tại huyện Sóc Sơn gồm: Minh Trí, Hồng Kỳ, Đức Hòa, Minh Phú, Hiền Ninh, Thanh Xuân.

TP cũng ghi nhận 1 ca mắc liên cầu lợn tại Quốc Oai. Các dịch bệnh khác như não mô cầu, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản không ghi nhận trong tuần.

Để phòng chống dịch, Sở Y tế Hà Nội hiện đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống một số dịch bệnh mùa hè như tay chân miệng, ho gà, thủy đậu, sởi, rubella... và các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, liên cầu lợn... Trên cơ sở đó, ngành Y tế khuyến cáo người dân chủ động cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch.

Mặt khác, Hà Nội tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhằm phát hiện sớm ca mắc/nghi mắc bệnh để áp dụng biện pháp phòng chống dịch kịp thời.

Ngăn nguy cơ "dịch chồng dịch"

Được biết, không riêng Hà Nội hiện người dân nhiều tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc đang đối mặt với muôn vàn khó khăn sau lũ lụt, trong đó có nguy cơ phát sinh và lây lan bệnh tật.

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết...

Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, sau lũ lụt, các bệnh có nguy cơ gặp cao nhất là tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm...

Ở các vùng sau mưa, lũ lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên một cách đáng kể. Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, tiêu chảy cấp. Trẻ em còn có nguy cơ mắc bệnh tay - chân - miệng.

Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Mặt khác, sau mưa lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết, sốt do virus thường và sốt rét.

Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng.

Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị. Đau mắt đỏ cũng dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm.

Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao hơn trong mùa mưa lũ.

Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da.

TS.Phạm Thị Minh Phương, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội... khiến người dân dễ mắc các bệnh về da.

Đặc biệt, trong thời điểm mưa lũ, các bệnh về da hay gặp nhất là các bệnh về da do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

Bệnh da do nấm hay gặp nhất là nấm kẽ bàn chân, nấm móng chân. Nguyên nhân chủ yếu do người dân lội nước nhiều, làn da bị mềm đi, khả năng bảo vệ trước môi trường giảm, khi đó tác nhân bên ngoài môi trường như nấm dễ chui vào. Nấm dễ phát triển trong môi trường nóng ẩm nên trong mùa mưa lũ, người dân dễ bị nấm kẽ, nấm bàn chân, nấm móng chân...

Để phòng nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan thành dịch, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa lũ.

Cùng với đó đưa ra hướng dẫn, sau mưa lũ, ngập lụt cần phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó.

Ngành Y tế sẽ giám sát, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn...

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, bất kỳ ai cũng có nguy cơ đối với bệnh nhiễm trùng lây qua đường ăn uống. Vì thế, để phòng ngừa những bệnh này, mỗi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống thật tốt.

Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cần thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn.

Sau mưa lũ, các địa phương cần nhanh chóng dọn vệ sinh môi trường, chôn lấp xác động vật, lau chùi nhà cửa bằng hóa chất tẩy rửa. Việc này có tác dụng lớn trong việc đề phòng ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm.

Ngoài Chloramin B, người dân có thể dùng phèn chua, vôi để xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn. Sau 30 phút, cặn lắng xuống đáy có thể gạn lấy nước trong dùng nhưng vẫn phải đun sôi mới uống được.

Theo bác sỹ Bạch Thị Chính, Giám đốc chuyên môn VNVC, để hạn chế dịch bệnh lây lan trong tình hình mưa bão, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; rửa tay với xà phòng; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Ngoài ra cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã, hạn chế tiếp xúc với người bệnh và tiêm chủng đầy đủ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 13 tuổi ăn gạo trộn thuốc diệt chuột cực độc do bạn bè thách thứcBé trai 13 tuổi ăn gạo trộn thuốc diệt chuột cực độc do bạn bè thách thức
18:38:48 02/12/2024
Tác hại khi đốt nến thơm trong nhàTác hại khi đốt nến thơm trong nhà
10:57:35 02/12/2024
Ăn rau húng quế hàng ngày có tác dụng gì?Ăn rau húng quế hàng ngày có tác dụng gì?
10:51:25 02/12/2024
Mẹo ăn uống giúp hấp thu vitamin A tốt nhấtMẹo ăn uống giúp hấp thu vitamin A tốt nhất
08:52:37 03/12/2024
Thực phẩm giàu protein và những hiểu lầm tai hạiThực phẩm giàu protein và những hiểu lầm tai hại
10:40:26 01/12/2024
Đừng chỉ ăn quả, hạt của quả này ví như 'thuốc quý' chị em ít biếtĐừng chỉ ăn quả, hạt của quả này ví như 'thuốc quý' chị em ít biết
11:00:14 02/12/2024
Đang ngủ đột ngột đau nhói ngực, đi viện mới biết mắc bệnh hiếmĐang ngủ đột ngột đau nhói ngực, đi viện mới biết mắc bệnh hiếm
18:50:42 02/12/2024
Trẻ gặp nguy hiểm từ 'nụ hôn tử thần'Trẻ gặp nguy hiểm từ 'nụ hôn tử thần'
19:19:41 02/12/2024

Tin đang nóng

Sắp xét xử vụ tranh chấp thừa kế của cố NSƯT Vũ LinhSắp xét xử vụ tranh chấp thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh
06:57:16 03/12/2024
Nam thanh niên rơi từ tầng cao xuống đất tử vong ở TPHCMNam thanh niên rơi từ tầng cao xuống đất tử vong ở TPHCM
07:13:44 03/12/2024
Tuyên án bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạmTuyên án bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm
06:21:22 03/12/2024
Vẻ gợi cảm của Hoa hậu Ý Nhi sau khi công khai 'dao kéo'Vẻ gợi cảm của Hoa hậu Ý Nhi sau khi công khai 'dao kéo'
06:17:09 03/12/2024
Diễn viên Sam: Tôi và chồng Hàn Quốc hẹn hò phải đưa phiên dịch theoDiễn viên Sam: Tôi và chồng Hàn Quốc hẹn hò phải đưa phiên dịch theo
08:11:34 03/12/2024
Nhận 2 tỷ tiền đền bù đất, vợ chồng tôi quyết định cho cháu ngoại 1,5 tỷ, phản ứng của con gái khiến tôi bàng hoàngNhận 2 tỷ tiền đền bù đất, vợ chồng tôi quyết định cho cháu ngoại 1,5 tỷ, phản ứng của con gái khiến tôi bàng hoàng
08:03:53 03/12/2024
'Thị hậu' Dương Di: Rời TVB vì không muốn làm 'ếch ngồi đáy giếng''Thị hậu' Dương Di: Rời TVB vì không muốn làm 'ếch ngồi đáy giếng'
07:38:34 03/12/2024
Em chồng bắt gặp cảnh tượng bất ngờ trong phòng ngủ của anh trai và chị dâu: Hé lộ mối quan hệ bất thườngEm chồng bắt gặp cảnh tượng bất ngờ trong phòng ngủ của anh trai và chị dâu: Hé lộ mối quan hệ bất thường
08:07:35 03/12/2024

Tin mới nhất

Hà Nội: Người đàn ông đột quỵ khi chơi pickleball

Hà Nội: Người đàn ông đột quỵ khi chơi pickleball

08:50:15 03/12/2024
Tối 2/12, một người đàn ông 55 tuổi khi đang chơi pickleball tại nhà thi đấu Cầu Giấy (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) đã bất ngờ bị đột quỵ.
Người đàn ông bị mù mắt do biến chứng viêm xoang

Người đàn ông bị mù mắt do biến chứng viêm xoang

08:03:03 03/12/2024
Từ kết quả cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm đa xoang biến chứng mắt. Bệnh nhân sau đó được điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng đông, corticoid liều cao.
Cắt bỏ buồng trứng do khối u to như quả bưởi

Cắt bỏ buồng trứng do khối u to như quả bưởi

07:59:16 03/12/2024
Theo bác sĩ nội trú Nguyễn Văn Tiến, phụ trách khoa Phụ, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, sốt 38C, bụng cứng và sờ thấy khối u chắc.
Uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong hàng ngày có tốt?

Uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong hàng ngày có tốt?

07:52:56 03/12/2024
Cách làm khác, bạn lấy hoa khô hoặc tươi ngâm với mật ong. Hoa rửa sạch, để ráo nước và cho vào lọ, đổ mật ong ngập và đóng kín nắp để ở nhiệt độ phòng. Ngâm trong thời gian từ 2-3 tháng.
Tìm ra vaccine ung thư tiêu diệt u hắc tố và di căn

Tìm ra vaccine ung thư tiêu diệt u hắc tố và di căn

07:49:12 03/12/2024
Theo ông, nếu có thể thực hiện được công nghệ này, vaccine sẽ giúp ích cho những bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư tuyến tụy, một số loại ung thư thận, u hắc tố.
5 loại thực phẩm lành mạnh có thể âm thầm gây tăng cân

5 loại thực phẩm lành mạnh có thể âm thầm gây tăng cân

07:46:36 03/12/2024
Chìa khóa để ngăn ngừa tăng cân từ những thực phẩm lành mạnh này là ăn uống có ý thức, kiểm soát khẩu phần và cân bằng chúng với các lựa chọn giàu dinh dưỡng khác.
Hết cơ hội sống sau khi tự chữa ung thư vú

Hết cơ hội sống sau khi tự chữa ung thư vú

07:41:31 03/12/2024
Đến nay, người bệnh không có hi vọng khỏi bệnh. Bà C. chỉ điều trị triệu chứng để bệnh không tiến triển quá nhanh, kéo dài thêm sự sống, giảm đau đớn.
Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội vẫn đang 'nóng'

Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội vẫn đang 'nóng'

07:37:21 03/12/2024
Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã có 7.824 trường hợp mắc sốt xuất huyết, chưa ghi nhận ca tử vong. Tuy số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2023; nhưng số ca mắc vẫn đang rất cao.
Vỡ loét, hoại tử vú do đắp thuốc nam điều trị ung thư vú

Vỡ loét, hoại tử vú do đắp thuốc nam điều trị ung thư vú

18:42:59 02/12/2024
Hiện các bác sĩ chỉ có thể điều trị triệu chứng cho bệnh nhân để bệnh không tiến triển quá nhanh, kéo dài hơn sự sống và giảm sự đau đớn cho người bệnh.
Dịch sởi gia tăng ở nhiều địa phương

Dịch sởi gia tăng ở nhiều địa phương

10:46:44 02/12/2024
Đến nay, gần 961.800 trẻ tại 31 tỉnh, thành đã tiêm vaccine ngừa sởi trong chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi theo kế hoạch; tuy nhiên, một số tỉnh, thành chưa bảo đảm tiến độ tiêm chủng.
Thợ xây thủng phổi sau nhiều năm hút 1 bao thuốc lá mỗi ngày

Thợ xây thủng phổi sau nhiều năm hút 1 bao thuốc lá mỗi ngày

10:44:49 02/12/2024
Sau phẫu thuật 5 ngày, bệnh nhân T đã hồi phục sức khỏe và bắt đầu tiến hành tập phục hồi chức năng hô hấp với các bài tập thở, ho, khạc, thổi bóng nhằm giúp phổi nở tốt, chống xẹp phổi và giúp đẩy dịch tiết ra hết bên ngoài.
Chịu đau 3 ngày mới vào viện, người phụ nữ phải cắt buồng trứng

Chịu đau 3 ngày mới vào viện, người phụ nữ phải cắt buồng trứng

10:43:49 02/12/2024
"Nhiều chị em thường lầm tưởng bụng to là do ăn nhiều hoặc béo lên, nhưng thực chất đó có thể là dấu hiệu của khối u buồng trứng. Khi phát hiện những triệu chứng này, cần đến bệnh viện thăm khám ngay", BS Tiến khuyến cáo.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình chữa lành thông qua những chiếc lá khô

Hành trình chữa lành thông qua những chiếc lá khô

Thế giới

09:49:14 03/12/2024
Những tác phẩm tuyệt vời như chú ếch cầm ô lá khoai môn, núi Phú Sĩ theo phong cách tranh Phù thế (Ukiyo-e) hay những con sóng vĩ đại được khắc tinh xảo trên từng chiếc lá rụng đã chinh phục hàng nghìn người yêu nghệ thuật trên khắp thế...
130km và 15 năm chưa từng ăn Tết trọn vẹn ở nhà mẹ đẻ: Nỗi thống khổ kiếp lấy chồng xa!

130km và 15 năm chưa từng ăn Tết trọn vẹn ở nhà mẹ đẻ: Nỗi thống khổ kiếp lấy chồng xa!

Netizen

09:48:58 03/12/2024
Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ nhiều đoạn bình luận, là chia sẻ của nhiều cô gái đã đi lấy chồng viết trên mạng xã hội. Tuy hoàn cảnh, thời gian mỗi lúc khác nhau song những comment này đều có cùng một nội dung chạm đến nhiều người
Điểm chung trong 12 lần nhận hối lộ của cựu Bí thư và cựu Chủ tịch Lâm Đồng

Điểm chung trong 12 lần nhận hối lộ của cựu Bí thư và cựu Chủ tịch Lâm Đồng

Pháp luật

09:48:51 03/12/2024
Theo cáo trạng, ông Nguyễn Cao Trí đã 5 lần đưa hối lộ cho cựu Bí thư tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Quận và 7 lần cho cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp.
Vừa mở cửa ra bà xã Cường Đô La bất ngờ vì cảnh tượng trong nhà, 1 chi tiết liên quan Subeo gây chú ý

Vừa mở cửa ra bà xã Cường Đô La bất ngờ vì cảnh tượng trong nhà, 1 chi tiết liên quan Subeo gây chú ý

Sao việt

09:42:55 03/12/2024
Sau khi trở về nhà, Đàm Thu Trang bị đánh úp bởi buổi tiệc sinh nhật ấm cúng do chính Cường Đô La và các con tự tổ chức.
TP.HCM sáp nhập 80 phường: Giấy tờ điều chỉnh ra sao?

TP.HCM sáp nhập 80 phường: Giấy tờ điều chỉnh ra sao?

Tin nổi bật

09:40:51 03/12/2024
Trước thông tin sáp nhập 80 phường ở TP.HCM từ tháng 1.2025, điều người dân quan tâm nhất là giấy tờ điều chỉnh ra sao, khi nào thực hiện, có mất phí hay không...
Hyeri sáng nhất Rồng Xanh: Nhận "mưa" lời khen vì "tỏ thái độ" với Jung Woo Sung và cổ vũ nhiệt tình cho 1 ngôi sao

Hyeri sáng nhất Rồng Xanh: Nhận "mưa" lời khen vì "tỏ thái độ" với Jung Woo Sung và cổ vũ nhiệt tình cho 1 ngôi sao

Sao châu á

09:33:40 03/12/2024
Nhiều netizen khen rằng Hyeri mang lại nguồn năng lượng sống động và là cô gái tỏa sáng nhất lễ trao giải Rồng Xanh 2024.
Thiều Bảo Trâm không còn gì khác ngoài "người yêu cũ"?

Thiều Bảo Trâm không còn gì khác ngoài "người yêu cũ"?

Tv show

09:25:53 03/12/2024
Sau tập 6, sân khấu của Thiều Bảo Trâm viral khắp các diễn đàn nhưng vượt qua cả chuyên môn của một tiết mục dự thi, màn trình diễn này lại nhận về nhiều ý kiến trái chiều
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 03/12: Cự Giải thuận lợi, Ma Kết khó khăn

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 03/12: Cự Giải thuận lợi, Ma Kết khó khăn

Trắc nghiệm

09:17:44 03/12/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 03/12 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Cự Giải không nên nóng vội, Ma Kết cần có kế hoạch rõ ràng.
Lại xuất hiện thêm một deal quá hời trên Steam, game thủ sở hữu ngay với giá chỉ bằng nửa bát phở

Lại xuất hiện thêm một deal quá hời trên Steam, game thủ sở hữu ngay với giá chỉ bằng nửa bát phở

Mọt game

09:12:40 03/12/2024
Sự kiện Steam Autumn Sale đang diễn ra và tại đây, các game thủ có thể nhận được vô số những chương trình ưu đãi, giảm giá khuyến mãi từ phía những NPH.
Bãi biển tự nhiên duy nhất trên thế giới có khả năng tự 'biến hình'

Bãi biển tự nhiên duy nhất trên thế giới có khả năng tự 'biến hình'

Du lịch

08:53:56 03/12/2024
Bãi biển Zlatni Rat ở Croatia có vẻ đẹp quyến rũ, đẹp tựa thiên đường mà còn bởi khả năng biến hình một cách đầy kinh ngạc.
Em đồng nghiệp lưu ảnh chồng tôi về rồi đi khoe mập mờ khắp nơi rằng đây là "người trong mộng" của nó

Em đồng nghiệp lưu ảnh chồng tôi về rồi đi khoe mập mờ khắp nơi rằng đây là "người trong mộng" của nó

Góc tâm tình

08:18:31 03/12/2024
Diệt trà xanh là phải diệt từ lúc chưa mọc mầm nhé chị em, chứ để nó nhú lên 1 cái lá thôi là hỏng đấy! Còn có hơn tháng nữa thôi là Tết mọi người nhỉ.