Hà Tĩnh: Bị tai nạn, nhiều thí sinh nén đau nuôi giấc mơ đại học
Gặp tai nạn giao thông ngay vào thời điểm bước vào ngày thi nhưng nhiều thí sinh ở cụm thi Hà Tĩnh vẫn nén chịu đau đớn đến dự thi để nuôi dưỡng ước mơ giảng đường đại học.
Chúng tôi gặp em Trần Ái Quốc, thí sinh tại điểm thi Trường THPT Vũ Quang (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) khi chân của em vẫn còn phải băng bó.
Cách đây gần 1 tháng thì em không may bị tai nạn giao thông khiến chân phải bị thương và phải ra Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) để điều trị. Điều này khiến Quốc cũng như gia đình hết sức hoang mang.
Quốc phải nằm điều trị gần 2 tuần cho nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ôn thi của em. Trong thời gian ở bệnh viện, bố mẹ em phải mang sách vở đến tận nơi để cho Quốc ôn tập.
Em Quốc đến phòng thi trên đôi nạng gỗ với chiếc chân phải bó bột.
Quốc cho biết, ngoài dự thi tốt nghiệp, em còn đăng ký dự thi khối A để lấy điểm xét vào khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Bình Dương.
Mặc dù đã được xuất viện một tuần trước khi kỳ thi diễn ra nhưng Quốc không thể tự đi lại như trước mà phải nhờ đôi nạng gỗ.
Và tới ngày thi, Quốc phải nhờ đến sự giúp đỡ của các anh chị sinh viên tình nguyện hỗ trợ đưa vào phòng thi.
Rất may nhờ quyết tâm của mình, Quốc đã hoàn thành xong các bài thi của mình.
Không được may mắn như Quốc, em Nguyễn Tuấn Dũng là thí sinh tự do tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2018 được phân về điểm thi Trường THPT Lê Văn Thiêm mặc dù đã rất cố gắng nhưng phải bỏ m ôn thi giữa chừng.
Em Dũng cho biết, vào chiều 24/6, trên đường trở về nhà sau khi làm thủ tục dự thi đã không may bị ngã xe máy, chấn thương ở đầu và ở tay trái.
Video đang HOT
Dù đau đớn, phải băng bó nhưng Dũng vẫn cố nén đau để không bỏ lỡ cơ hội một năm đến một lần này.
Dũng bị tai nạn sau khi làm thủ tục dự thi.
Dũng chia sẻ: “Năm ngoái em đã không đủ điểm đậu đại học rồi, nên năm vừa rồi em đã cố gắng ôn tập để quyết tâm phải đậu đại học. Nhưng khi đi làm thủ tục để chuẩn bị thi em lại gặp tai nạn”.
“Tay vẫn còn rất đau và đầu còn choáng váng điều này chắc chắn ảnh hưởng đến quá trình làm thi của em. Nhưng em sẽ vẫn cố gắng đến làm bài thi vì không muốn bỏ lỡ cơ hội lần này”, Dũng chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, mới hoàn thành xong bài thi môn Vật lý vào sáng nay (26/6), Dũng bị ngất xỉu nên phải nhập viện cấp cứu. Và em đã phải bỏ môn thi còn lại.
Anh Nguyễn Cao Cường, cán bộ Thành đoàn TP Hà Tĩnh cho biết: “Lúc vừa hoàn thành môn Vật lý thì em Dũng quá đau nên ngất xỉu nên được các bạn tình nguyện đưa vào bệnh viện cấp cứu. Trường hợp của Dũng thực sự rất tiếc vì em ấy đã cố gắng rất nhiều”.
Xuân Sinh
Theo Dân trí
Nghỉ hè, phụ huynh bỏ tiền thuê chỗ làm thêm cho con
Nghỉ hè, nhiều bạn nhỏ miệt mài làm thêm kiếm tiền mua sách vở, quần áo cho năm học mới. Nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng bỏ tiền thông qua các chủ quán để con mình được trải nghiệm và rèn mình trong môi trường mới.
Mùa hè - mùa làm thêm
Hơn 1 tháng nay, Nguyễn Hữu Hải (SN 2002, phường Đội Cung, TP Vinh) tất bật làm thêm ở quán cà phê. Mỗi ngày Hải đăng kí làm 2 ca, sáng và chiều, buổi tối nghỉ. Mức lương trên 3 triệu đồng/tháng không phải là nhỏ đối với một cậu học sinh cấp 3 như Hải.
Tranh thủ nghỉ hè, Nguyễn Hữu Hải xin phục vụ tại quán cà phê
Đi làm thêm đối với Hải không hẳn là vì tiền bởi gia đình em không phải là quá khó khăn. "Em thích thì đi làm thôi. Bố mẹ cũng hết sức ủng hộ vì đi làm thì tránh xa được trò chơi điện tử hay tụ tập bạn bè. Công việc không quá sức, chỉ hơi buồn là hè này em chưa được đi chơi đâu xa vì bận đi làm", Hải tâm sự.
Nghỉ hè, trong khi các bạn đi chơi với gia đình thì Nguyễn Thị Thảo (SN 2004, quê thị xã Cửa Lò) theo mẹ đến xưởng chế biến tôm nõn ở phường Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò) làm thêm. Công việc của Thảo là bóc vỏ lấy nõn tôm sấy khô phục vụ cho khách du lịch.
Công việc bóc vỏ tôm nghe qua có vẻ nhẹ nhàng nhưng cũng không đơn giản. Mùa hè, đằm mình trong xưởng, giữa hơi nóng bốc lên nghi ngút bởi lò luộc tôm, lò sấy tôm, ai cũng ướt đẫm mồ hôi. Tôm tươi được luộc sơ qua, đổ ra rổ, đang nóng rẫy phải bóc ngay vỏ cứng bên ngoài rồi đưa lên lò sấy.
Ngoài việc phải chịu nóng khiến các ngón tay đỏ ửng, Thảo phải bóc thật khéo léo để tôm không bị nát. Không phải "chuyên nghiệp" nên mỗi ngày Thảo chỉ làm bằng phân nửa người khác, tính ra cũng được trên 100 nghìn đồng. Nếu làm hết hè, Thảo có thể tự lo tiền mua sách vở, quần áo và cả tiền đóng học cho năm học mới.
Nhiều bạn nhỏ chọn công việc làm thêm phù hợp với sức khỏe trong dịp nghỉ hè. Với công việc bóc vỏ tôm, mỗi ngày có thể kiếm khoảng 100 nghìn đồng. Số tiền đó đủ để các em mua sắm sách vở, cặp bút cho năm học mới
Hai tháng nay, Hoàng Văn Sơn (quê Quỳ Hợp) và Nguyễn Đình Khang (quê Thanh Chương), sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Việt Hàn đến quán ăn đêm làm thuê. Mùa World Cup, lượng khách hàng buổi tối đông hơn hẳn nên Sơn và Khang phải làm luôn tay luôn chân.
"Trường em chưa được nghỉ hè nên chỉ có thể tranh thủ làm đêm thôi. Công việc này đối với con nhà nông như chúng em thì cũng không có gì là vất vả lắm, chỉ cần chịu khó, nhanh nhẹn và cẩn thận là được", Sơn cho biết.
Chủ quán bao luôn cơm tối nên với thu nhập 2 triệu/tháng, Sơn và Khang đủ trang trải sinh hoạt phí và một số khoản chi tiêu cá nhân khác.
"Từ hồi em đi làm thêm bố mẹ không phải gửi tiền sinh hoạt phí hàng tháng nữa mà chỉ phải cho tiền đóng học thôi. Tranh thủ chương trình học chưa nặng em đi làm chứ sang năm tới, học nặng hơn, đi làm cũng khó.
Hè này chắc em cũng không về quê mà đang tính tìm một chỗ làm thêm buổi ngày và duy trì công việc ở quán ăn đêm. Hết hè chắc cũng chuẩn bị được một khoản kha khá cho năm học mới, bố mẹ đỡ phải bán thóc", Khang chia sẻ.
Phụ huynh bỏ tiền thuê chỗ làm thêm cho con
Nhiều ông bố bà mẹ thay vì thưởng cho con một chuyến du lịch dài ngày sau một năm học hành vất vả lại có cách suy nghĩ rất mới - đó là cho con học từ công việc làm thêm. Cho con đi làm không phải vì tiền, thậm chí, họ phải bỏ tiền ra để trả lương cho con thay các chủ quán.
Làm thêm ngày hè không chỉ cho các em thu nhập mà còn giúp các em học hỏi được nhiều điều về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kế hoạch làm việc khoa học và đặc biệt là tránh xa các tệ nạn xã hội
Con trai chị Nguyễn H.Y (cán bộ một Sở ở Nghệ An) năm nay lên lớp 9 nhưng đã có 2 năm kinh nghiệm làm thêm ở một quán cà phê đông người nước ngoài ở TP Vinh.
"Nói thật là tôi phải nhờ cậy người quen để cháu được vào đó làm, tất nhiên là tiền lương của cháu cũng do tôi bí mật trả (thông qua chủ quán). Cháu chỉ làm những công việc phù hợp với sức của mình như chào hỏi khách, đưa menu và rửa cốc chén thôi, còn phần bưng bê thì cháu chưa làm được".
Hai năm nay cứ đến dịp nghỉ hè, con trai chị Y. lại đi làm một buổi tại quán cà phê. Ngoài việc trau dồi khả năng ngoại ngữ, nâng cao khả năng giao tiếp, việc chị Y. hài lòng nhất là con trai biết quý trọng đồng tiền và biết cách sử dụng đồng tiền mình kiếm ra.
"Tiền lương mỗi tháng được 1 triệu đồng, cháu không tiêu lãng phí mà dùng để mua sách. Sau kỳ nghỉ hè, tủ sách của cháu lại nhiều thêm.
Ngoài việc trau dồi khả năng ngoại ngữ, hình thành kỷ luật lao động, sắp xếp quỹ thời gian cho phù hợp, cháu cũng duy trì và phát huy văn hóa đọc. Và quan trọng hơn là cháu biết yêu quý công việc và có trách nhiệm với công việc của mình", chị H.Y chia sẻ.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Nghệ An: 1 thí sinh đăng kí 29 nguyện vọng xét tuyển vào đại học Trong số các thí sinh tại Nghệ An đăng ký tham gia kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, có 1 thí sinh ở huyện Nghi Lộc đã đăng ký đến 29 nguyện vọng xét tuyển vào đại học. Tại Nghệ An có 1 thí sinh đăng kí tới 29 nguyện vọng xét tuyển vào đại học. Ảnh minh họa: HQ Ngày 24/6,...