Hạ tầng số – chìa khóa tăng tốc chuyển đổi số Việt Nam
Đó là chủ đề của Hội nghị Quốc gia lần thứ XXV về điện tử, truyền thông và CNTT vừa được Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam tổ chức tại Hà Nội hôm nay, 17/12.
TS. Trần Đức Lai – Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc, TS. Trần Đức Lai – Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam – cho biết, hướng tới chiến lược chung của Chính phủ, Hội đã đặt ra chủ đề của hội nghị là “Hạ tầng số – chìa khóa tăng tốc chuyển đổi số quốc gia”.
Ban tổ chức đã nhận được 96 công trình khoa học từ 64 trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu khoa học trên toàn quốc. Sau quá trình xét chọn nghiêm túc với sự tham gia của hơn 150 phản biện, Ban tổ chức đã chấp nhận 79 công trình khoa học tiêu biểu để trình bày và đăng trên kỷ yếu.
TS. Trần Mạnh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến Vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông – đánh giá cao việc Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam đã duy trì thường xuyên 2 sự kiện khoa học lớn hàng năm, là Hội nghị Quốc tế về Công nghệ tiên tiến trong truyền thông (ATC) và Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ thông tin (REV-ECIT).
Video đang HOT
Đây là các diễn đàn để các nhà khoa học, các viện, học viện, các trường và các cơ sở nghiên cứu về điện tử truyền thông công bố các kết quả nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm về nghiên cứu, đào tạo và đóng góp các ý kiến khoa học, công nghệ có giá trị cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử viễn thông.
Đây cũng là hoạt động mang tính đặc trưng và rất có ý nghĩa của Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam.
Trong phiên hội thảo toàn thể, báo cáo “Hệ sinh thái điện thông minh trong xu thế chuyển đổi số” của bà Trần Cẩm Linh – Phó Trưởng ban Viễn thông và Công nghệ thông tin của Tổng công ty Điện lực Hà Nội -cho biết: Ngành điện lực Việt Nam trong những năm gần đây đã rất tích cực chuyển đổi số và đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, giảm thiểu nhân công quản trị hệ thống…
Nhờ có chuyển đổi số, ngành điện lực mong muốn hình thành một hệ sinh thái lưới điện thông minh để khách hàng và ngành điện lực thường xuyên có sự tương tác vì lợi ích của cả hai bên. Đương nhiên, hệ sinh thái này phải bao gồm cả việc thanh toán thuận lợi cho khách hàng theo phương thức số.
TS. Nguyễn Thành Phúc – Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (giữa) – chủ trì phần giao lưu, đối thoại với các diễn giả
Một vấn đề được nhiều người quan tâm trong phần giao lưu là Việt Nam đã chủ động đến đâu trong việc sản xuất phần cứng của điện tử, viễn thông.
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Việt Bằng – Phó Tổng giám đốc Công ty VNPT Technology – cho biết, về cơ bản, Việt Nam vẫn phải nhập linh kiện điện tử của nước ngoài và mục tiêu đề ra là phải nội địa hóa được 60%. Tốc độ phát triển công nghệ của thế giới rất nhanh nên vấn đề quan trọng không phải là các doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất linh kiện điện tử, mà là dựa trên những linh kiện nhập khẩu về để sản xuất được các trang thiết bị hoàn chỉnh với chất lượng không thua kém, cùng giá thành hạ hơn sản phẩm nước ngoài.
4 lĩnh vực chi tiêu nhiều nhất trong quá trình chuyển đổi số năm 2022
Theo Sách trắng do Công ty phân tích và nghiên cứu thị trường toàn cầu ABI Research công bố, 4 lĩnh vực chi tiêu nhiều nhất cho quá trình chuyển đổi số trên thế giới lần lượt là công nghiệp ô tô, điện tử, dầu khí và sản xuất hàng tiêu dùng.
Theo ABI Research, năm 2022 công nghiệp ô tô là lĩnh vực được xác định chi tiêu nhiều nhất cho quá trình chuyển đổi số. Chi tiêu dành cho chuyển đổi số trong ngành công nghiệp này trên toàn cầu sẽ đạt 100 tỷ USD năm 2022 và tăng lên hơn 238 tỷ USD vào năm 2030.
Các nhà sản xuất ô tô (OEM) đang có cuộc cách mạng chuyển từ động cơ đốt trong sang hệ thống truyền động điện. Các OEM cũng cần phần mềm để thiết kế các loại phương tiện mới và làm việc với các nhà cung cấp thiết bị để đảm bảo các phụ tùng được sử dụng sẽ đáp ứng, không chỉ yêu cầu về hiệu suất mà còn cả cân nhắc về tính bền vững. Một thách thức nữa là việc các OEM chuyển đổi dây chuyền sản xuất cũ sang dây chuyền sản xuất mới mà không làm ảnh hưởng đến sản lượng.
Ryan Martin - Giám đốc Nghiên cứu thị trường sản xuất và công nghiệp của ABI Research cho biết: "Ngành công nghiệp ô tô không đơn độc trong quá trình tăng tốc chuyển đổi số. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã cách mạng hóa các công ty sản xuất và phân phối sản phẩm bằng công nghệ mới. Sự chuyển đổi này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất mà nó đã bắt đầu định hình ở những ngành và thị trường khác trên toàn cầu".
Trong lĩnh vực Điện tử và Công nghệ cao, ABI Research cho biết, các nhà sản xuất chất bán dẫn đã loại bỏ phần lớn sự can thiệp của con người ra khỏi quy trình sản xuất của họ. Thay vào đó, họ đã áp dụng các dây chuyền sản xuất hiện đại, hoàn toàn tự động. Chi tiêu cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực này năm 2022 là 95 tỷ USD và được dự báo vượt 130 tỷ USD vào năm 2030.
Trong khi đó, lĩnh vực dầu khí vẫn không ổn định với giá cả dao động do điều kiện kinh tế trên toàn thế giới cũng như cuộc chiến Nga và Ukraine. Các nhà khai thác và sản xuất dầu khí hàng đầu trên thế giới đang sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để giám sát hoạt động khai thác, sản xuất nhằm đảm bảo đạt được năng suất tối đa từ mỗi địa điểm khai thác.
Chi tiêu cho quá trình chuyển đổi số trong ngành dầu khí sẽ tăng 7,5% từ 17,17 tỷ USD trong năm 2020 lên 24,63 tỷ USD vào năm 2025. Ảnh Hexagon
Theo ABI Research, ngành công nghiệp này phải đầu tư vào các công nghệ mới, thúc đẩy chuyển đổi số để giám sát lượng khí thải và điều kiện môi trường ở nơi mà họ khai thác. Những thách thức này sẽ buộc các nhà khai thác dầu khí phải tăng chi tiêu cho quá trình chuyển đổi số.
Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Frost & Sullivan mới đây cho biết, chi tiêu cho quá trình chuyển đổi số trong ngành dầu khí sẽ tăng 7,5% từ 17,17 tỷ USD trong năm 2020 lên 24,63 tỷ USD vào năm 2025, khi các công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và người máy để tối ưu hóa quy trình sản xuất của họ.
Đối với lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, ABI Research cho biết, các nhà sản xuất các sản phẩm hàng tiêu dùng đang chịu áp lực từ nhiều khía cạnh khác nhau như chi phí nguyên vật liệu tiếp tục tăng lên, trong khi các nhà bán lẻ thường không chấp nhận tăng giá sản phẩm. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng phải chịu sức ép ngày càng tăng đối với vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Do đó, việc đầu tư cho quá trình chuyển đổi số là cần thiết, giúp cho các nhà sản xuất hàng tiêu dùng trên thế giới giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Ngoài ra, việc ưu tiên chi tiêu cho vấn đề an ninh mạng cũng được các nhà sản xuất hàng tiêu dùng đặc biệt chú ý nhằm đảm bảo các quy trình sản xuất của họ không bị rơi vào tay kẻ xấu. Theo dự báo của ABI Research, tổng chi tiêu cho quá trình chuyển đổi số hóa trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng sẽ đạt 23,8 tỷ USD vào năm 2030.
4 giai đoạn chính trong hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Từ cải thiện trải nghiệm khách hàng đến tạo ra các nguồn doanh thu mới, có nhiều lý do để các doanh nghiệp nên bắt tay vào hành trình chuyển đổi kỹ thuật số... Chuyển đổi số thành công đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, (Ảnh: Internet) Trước hết, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã có nhiều đổi mới khi...