Hà Nội vượt chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia
Sáng 29/3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý chủ trì Hội nghị giao ban của TP về công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, công tác xây dựng nhà vệ sinh trường học, công tác đầu tư xây dựng trường học, phòng học cho khu vực thiếu và kết quả thực hiện chương trình Sữa học đường.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang cho biết, năm 2018, tổng số trường được kiểm tra, thẩm định công nhận chuẩn quốc gia là 121 trường (51 trường Mầm non, 24 trường Tiểu học, 38 trường THCS và 8 trường THPT), vượt chỉ tiêu TP giao (giao xây dựng 80 trường chuẩn quốc gia), đạt 151% kế hoạch.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Số trường thuộc kế hoạch công nhận lại năm 2018 là 190 trường (38 trường Mầm non, 80 trường Tiểu học, 65 trường THCS, 7 trường THPT). Kết quả, đã kiểm tra, thẩm định công nhận lại là 139 trường, trong đó có 106 trường thuộc kế hoạch năm 2018; 33 trường thuộc kế hoạch năm 2019 – 2020.
Ngành giáo dục Thủ đô phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành chỉ tiêu của TP, tỷ lệ trường Mầm non và Phổ thông công lập chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 70%.
“Về vấn đề xây dựng trường chuẩn quốc gia, trong khi các huyện ngoại thành gặp khó khăn trong vấn đề kinh phí thì các quận nội thành lại gặp khó khăn về quỹ đất để mở rộng trường do số học sinh tăng. Công tác công nhận lại đối với trường thuộc các quận nội thành được TP thực hiện chặt chẽ hơn so với các huyện nội thành nên tiến độ công nhận ở những trường nội thành thường chậm hơn” – ông Lê Ngọc Quang cho biết.
Bên cạnh đó, năm 2019, việc công nhận trường chuẩn quốc gia sẽ được thực hiện theo thông tư mới, quy trình được siết chặt nhất là với những trường mới thành lập.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý yêu cầu, Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã yêu cầu các nhà trường phải duy trì thường xuyên các tiêu chỉ về trường chuẩn quốc gia. Thực hiện tự đánh giá hằng năm, khi có nhưng tiêu chí chưa đạt cần bổ sung ngay.
Video đang HOT
Với những trường có thể đạt chuẩn quốc gia mới, trường được công nhận lại, TP đã có kế hoạch do vậy các đơn vị cần có biện pháp cụ thể để hoàn thành kế hoạch TP đề ra.
Về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học đạt chuẩn quốc gia cần triển khai ngay từ bây giờ, kể các danh mục đến năm 2020. Theo Phó Chủ tịch UBND TP nếu không chủ động sớm ngay từ bây giờ sẽ rất khó để hoàn thành mục tiêu 70% trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020.
Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu, với các huyện ngoại thành khó khăn về kinh phí cần có đề xuất cụ thể với TP. “Nguồn ngân sách các quận, huyện, thị xã cần ưu tiên đầu tư cho giáo dục, nhất là các địa phương có tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia thấp. Ưu tiên hơn nữa cho các trường cần cải tạo để thẩm định công nhận lại chuẩn quốc gia. Với các trường công nhận lại sau một năm không đủ tiêu chuẩn phải đưa ra khỏi danh sách trường chuẩn quốc gia để các trường phấn đấu” – Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý nhấn mạnh.
Theo kinhtedothi
Nhiều tín hiệu tích cực sau 2 tháng triển khai Chương trình Sữa học đường
Sau hơn hai tháng Chương trình Sữa học đường được triển khai tại các trường mầm non và tiểu học ở Hà Nội, Sở GD-ĐT cho biết số học sinh đăng ký tham gia ngày một tăng. Chất lượng sữa cùng với cách vận hành chuyên nghiệp đã nhân lên niềm tin của phụ huynh và xã hội về Chương trình này.
Hơn 87% học sinh tham gia
Tại buổi toạ đàm Hành trình sữa học đường an toàn, hiệu quả, do Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 15/3, ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Tính đến hết tháng 2/2019, sau 2 tháng Chương trình Sữa học đường của Hà Nội chính thức triển khai tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn Thành phố đã có trên 87% học sinh đăng ký.
Các cô giáo đang chuẩn bị sữa cho các bé tham gia chương trình Sữa học đường uống tại một điểm trường ở Hà Nội.
Con số này tăng theo từng tháng và đến tháng 3 này dù chưa thống kê nhưng cũng tăng đáng kể, những nghi ngại về chất lượng sữa đã giảm hẳn sau khi phụ huynh biết thương hiệu sữa trúng thầu là Vinamilk. "Tôi nhận được tin nhắn hàng ngày từ phía các nhà trường về hiệu quả của Chương trình. Nhiều hiệu trưởng nói với tôi, triển khai Chương trình tuy mệt hơn một chút nhưng rất vui vì thấy học sinh của mình được hưởng lợi"- ông Tiến chia sẻ.
Sức hút lớn nhất từ Chương trình này không chỉ là sản phẩm được hỗ trợ hơn 50% về giá, mà theo PGS. TS Bùi Thị Nhung, Trưởng phòng Dinh dưỡng và Ngành nghề, Viện Dinh Dưỡng quốc gia, chính là chất lượng sữa học đường. Ngoài các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về các thành phần dinh dưỡng giống như các loại sữa bán ngoài thị trường, Sữa học đường được bổ sung 3 vi chất vitamin D, canxi, sắt với sự nghiên cứu kỹ lưỡng về liều lượng để bổ sung thích hợp với lứa tuổi trẻ mầm non và tiểu học.
Bà Đào Thị Thanh Thảo, Phó hiệu trưởng Trường mầm non Sài Sơn, Huyện Quốc Oai, Hà Nội tâm sự: Do đóng ở địa bàn ngoại thành Hà Nội nên trường có rất nhiều điểm lẻ, không ít phụ huynh vẫn chưa coi sữa là thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của con. Một số phụ huynh khác thì băn khoăn liệu trẻ 3 tuổi có uống hết hộp sữa 180ml hay không?...
Tuy nhiên, khi Chương trình Sữa học đường được triển khai trên thực tế, phụ huynh đến giám sát, trực tiếp nhiều lần xem con mình uống sữa ở trường và thấy các cháu hào hứng uống hết, phụ huynh cũng rất phấn khởi. Chính vì vậy, theo bà Thảo, chỉ sau 2 tháng đã có hơn 95% trẻ từ mầm non đến mẫu giáo của trường đã tự nguyện đăng ký để được uống sữa học đường.
Chị Lê Thị Nhung, một người mẹ có con học tại trường tiểu học Trưng Vương, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho hay chị đã hoàn toàn yên tâm về chất lượng sữa, chỉ có thắc mắc nhỏ là tại sao các con không được mang sữa học đường về nhà uống.
Sau 2 tháng Chương trình Sữa học đường của Hà Nội chính thức triển khai tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố đã có trên 87% học sinh đăng ký tham gia chương trình.
Trả lời băn khoăn này, ông Phạm Xuân Tiến lý giải việc yêu cầu học sinh phải uống sữa ở trường là để đảm bảo các con uống đủ số sữa được phát theo ngày dưới sự chứng kiến của giáo viên, tránh tình trạng các con cất sữa mang về nhà rồi không uống hoặc đưa cho bạn bè, làm mất ý nghĩa của Chương trình.
Phụ huynh có quyền "kiện" nếu không được đăng ký sữa học đường cho con
Ông Tiến cho hay: Thời gian đầu triển khai Chương trình Sữa học đường, Sở GD-ĐT đã nhận thấy một số trường ngoài công lập trên địa bàn, dù có quy mô rất lớn nhưng không triển khai cho phụ huynh đăng ký sử dụng sữa học đường. Lý do mà các trường này đưa ra là vì trong suất ăn bán trú mà nhà trường cung cấp cho phụ huynh lâu nay đã có sữa nên nhà trường thấy không cần thiết phải thông báo cho phụ huynh về Chương trình Sữa học đường.
Tuy nhiên, theo ông Tiến điều này là hoàn toàn sai. Việc nhà trường không thông báo cho phụ huynh đã làm mất đi của học sinh cơ hội được hưởng những ưu đãi rất nhân văn từ Chương trình. Cụ thể, mỗi hộp sữa học đường được ngân sách Thành Phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 23% và phụ huynh chỉ phải trả 47% giá thành của hộp sữa so với giá thị trường. Hơn nữa, Sữa học đường còn được bổ sung 3 loại vi chất thiết yếu với sự phát triển của trẻ.
"Do vậy, chúng tôi khẳng định phụ huynh hoàn toàn có thể khiếu kiện nếu trường của con em họ không phổ biến và cho phụ huynh đăng ký tham gia Chương trình sữa học đường cho con. Việc các trường tiến hành cho phụ huynh đăng ký là trách nhiệm để đảm bảo quyền lợi của học sinh chứ không phải quyền của nhà trường." - ông Tiến nhấn mạnh.
Ông Lê Văn Đức, Trưởng bộ phận Truyền thông cộng đồng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk thay mặt công ty Vinamilk cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị trường học trong thời gian qua và sự tin tưởng của phụ huynh học sinh dành cho Vinamilk, đó là động lực to lớn để Vinamilk nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai tốt chương trình sữa học đường tại Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Đặc biệt, ông Đức khẳng định Vinamilk sẽ tiếp tục triển khai Chương trình với tinh thần trách nhiệm nhất nhằm mang lại chương trình sữa học đường an toàn, hiệu quả cho trẻ em thủ đô. "Chúng tôi đã cam kết với chủ đầu tư là Sở GD-ĐT Hà Nội rằng khi nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan sữa học đường, sau khi nhận được thông báo, chúng tôi sẽ có nhân sự đến xem xét, xử lý kịp thời", ông Đức cho hay.
- Đối tượng thụ hưởng Chương trình Sữa học đường của UBND TP. Hà Nội là trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tự nguyện tham gia. Mức đóng góp cho Chương trình Sữa học đường theo kế hoạch trước là ngân sách 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 23% và phụ huynh góp 47%.
- Vinamilk và Sở GD-ĐT Hà Nội, Phòng GDĐT các quận huyện đã tiến hành tập huấn tại 30 quận, huyện trong địa bàn TP. Hà Nội cho gần 10.000 đại biểu bao gồm: Ban giám hiệu, các giáo viên, đại diện hội phụ huynh học sinh từ 1.847 trường công lập và 2.509 nhóm trẻ nhằm cung cấp những kiến thức chuyên môn cần thiết liên quan đến việc triển khai chương trình Sữa học đường.
Yến Trang
Theo Dân trí
Gia Lai: Chung tay xây dựng nhà vệ sinh trong trường học vùng cao Qua rà soát, trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai có hơn 1.554 nhà vệ sinh trường học phải sửa chữa và còn thiếu 1.853 phòng. Trước tình hình đó, nhiều trường học trên địa bàn đã huy động từ nguồn xã hội hóa để xây dựng nhà vệ sinh nhằm phục vụ thuận lợi cho học sinh trong việc sinh hoạt cá...