Hà Nội vinh danh 275 thủ khoa đại học năm 2012
Trong số những sinh viên ưu tú được tuyên dương lần này có 5 sinh viên là thủ khoa kép, 1 sinh viên khuyết tật, 1 sinh viên là người nước ngoài và 34 sinh viên đạt điểm trung bình toàn khóa xếp loại xuất sắc.
Tuyên dương thủ khoa năm 2011
Thành đoàn Hà Nội cho biết, thành phố sẽ tổ chức gặp mặt 275 thủ khoa và tuyên dương 107 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn. Hai thủ khoa đặc biệt là sinh viên người Hàn Quốc Park Young Su, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) và sinh viên khuyết tật của ĐH Sư phạm Hà Nội Trần Thị Thơm.
Vinh danh 5 sinh viên vừa là thủ khoa đầu vào vừa là thủ khoa đầu ra là Đỗ Minh Thành, Vũ Hồng Nhung (ĐH Sư phạm Hà Nội), Nguyễn Thị Thùy Dung (ĐH Ngoại thương), Nguyễn Linh Lan (ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) và Phạm Tố Uyên (HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông).
Bên cạnh đó, Thành phố cũng sẽ tuyên dương hơn 20 học sinh Thủ đô đạt điểm cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua.
Theo kế hoạch chương trình, ngày 18/8, các sinh viên sẽ tham gia chuyên đề “Thủ khoa với xây dựng nông thôn mới” và trò chuyện, chia sẻ với 300 học sinh tiêu biểu của huyện Phúc Thọ về “Bí quyết trở thành thủ khoa”. Ngày 25/8, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, các em sẽ tham dự lễ dâng hương, ghi danh sổ vàng và chương trình giao lưu “Thắp sáng ước mơ thủ khoa Hà Nội”. Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc sẽ diễn ra vào tối chủ nhật, 26/8 tại Quảng trường Ba Đình.
Đây là chương trình Tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội lần thứ 10 của Thủ đô nên ngoài các thủ khoa năm 2012, chương trình sẽ có sự tham gia của các thủ khoa của 9 năm trước. Tính đến hiện tại, đã có 1.080 thủ khoa được vinh danh, đón nhận Bằng khen của UBND Thành phố tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
TÀO NGA
Theo Infonet
Video đang HOT
Điểm sàn đại học khó thấp hơn năm trước
Đến thời điểm này, hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) đã công bố kết quả tuyển sinh một số trường đã công bố điểm chuẩn như trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Bách khoa HN, số khác mới chỉ dự kiến điểm chuẩn vì còn chờ Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn. Tuy nhiên, nhiều trường cũng dự định dành nhiều chỉ tiêu nguyện vọng tiếp theo cho các thí sinh trượt nguyện vọng 1.
Nhiều trường top đầu vẫn rộng cửa dành cho các thí sinh trượt NV1
Điểm trung bình cao hơn năm trước
Theo thông tin tổng hợp ban đầu từ các trường của Bộ GD&ĐT, số thí sinh thi ĐH có tổng điểm ba môn từ 13 điểm trở lên nhiều hơn hẳn so với năm trước và số thí sinh có điểm 0, điểm 1 ít đi. Số thủ khoa tuyệt đối không nhiều như mấy năm trước nhưng số điểm trung bình từ 15 điểm trở lên cao hơn. Do đó, theo nhiều trường top trên, điểm chuẩn của một số ngành có thể cao hơn năm trước từ 0,5 đến 1,5 điểm.
Trao đổi với PV, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: "Ngày 8/8 tới, Hội đồng xét duyệt điểm sàn sẽ họp bàn để đưa ra phương án thống nhất về điểm sàn xét tuyển ĐH, CĐ năm nay".
Trước nhiều thông tin phỏng đoán điểm sàn năm nay có thể thấp hơn, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: "Chưa có lý do nào có thể khiến điểm sàn năm nay thấp hơn năm ngoái. Quan điểm của Ban chỉ đạo tuyển sinh năm nay là xây dựng điểm sàn sao cho bảo đảm chất lượng đào tạo ĐH, CĐ.
Thực tế, việc sàng lọc đào tạo trong các trường ĐH hiện nay chưa thật chuẩn. Nhiều trường ĐH ngại sàng lọc vì sợ xáo trộn kế hoạch đào tạo, lo mất thêm kinh phí để xếp lớp, xếp thầy... Do đó, không còn cách nào khác nên Bộ phải quyết liệt với phương án xây dựng điểm sàn, giúp các trường sàng lọc người học đạt tiêu chuẩn ngay từ đầu vào".
Lãnh đạo nhiều trường dự kiến điểm chuẩn không có gì thay đổi so với năm trước. Điểm sàn cũng không thể thấp hơn. Ông Đinh Văn Chỉnh, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho rằng: "Điểm sàn năm nay không thể thấp hơn năm trước vì đó là mức thấp nhất để đảm bảo để đảm bảo chất lượng đầu vào".
Ông Lê Trọng Thắng, Trưởng phòng đào tạo ĐH Mỏ Địa chất cho biết, dù điểm thi của trường năm nay so với năm 2011 thấp hơn một chút nhưng trường vẫn giữ mức ổn định điểm chuẩn như năm trước để giữ chất lượng đầu vào.
Ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng trường ĐHDL Thăng Long cho biết: "Dù không tuyển đủ chỉ tiêu nhưng để giữ chất lượng đào tạo, chúng tôi không đề nghị Bộ hạ điểm sàn được". Được biết, nếu điểm sàn bằng năm trước và trường lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn, trường này mới có khoảng 400 thí sinh đỗ NV1 và còn khoảng 1.500 chỉ tiêu cho NV tiếp theo.
Quan điểm của ông Trịnh Tuấn Anh, Phó trưởng phòng đào tạo ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: "Không thể để điểm sàn thấp quá được". Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Dư, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) lại cho rằng, điểm sàn thấp hay cao là chuyện bình thường, do đề thi các năm ra khác nhau, chất lượng thí sinh cũng khác nhau.
PGS.Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng: "Điểm sàn năm nay có thể sẽ không có gì thay đổi so với năm ngoái. Năm nay, việc đổi mới xét tuyển NV của Bộ sẽ có lợi cho các thí sinh trượt NV1. Tuy nhiên, có một vấn đề là xuất hiện hồ sơ ảo bởi mỗi thí sinh sẽ được cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường dự thi, chưa kể nhiều trường còn nhận bản sao".
Không hạn chế thời gian xét tuyển
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, năm 2011, số thí sinh dự thi khối A đạt từ điểm sàn trở lên xấp xỉ bằng 1,5 lần chỉ tiêu tuyển sinh. Năm 2012, số thí sinh dự thi ĐH khối A đạt từ 13 điểm trở lên dự tính còn cao hơn mức 1,5 lần chỉ tiêu. Ở các khối thi khác, số thí sinh trên 13 điểm còn gấp nhiều lần hơn nữa so với chỉ tiêu. Năm 2012, tổng chỉ tiêu dự kiến cho tất cả các khối của ĐH là 310.000 chỉ tiêu và CĐ là hơn 260.000 chỉ tiêu.
Về việc xét tuyển NV tiếp theo, theo Thứ trưởng Ga, năm nay Bộ giao các trường tự chủ trong việc xét tuyển. Theo đó, không có đợt xét tuyển NV2, NV3. Thời gian xét tuyển kéo dài đến khi nào đủ chỉ tiêu thì thôi chứ không giới hạn về thời gian, không quy định điểm NV sau cao hơn trước. Đổi mới này nhằm hạn chế tình trạng xảy ra trong những năm trước, thí sinh điểm cao không tìm được chỗ học trong khi nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu".
Nhìn vào các năm trước, số thí sinh đạt trên điểm sàn, đủ tiêu chuẩn xét tuyển NV tiếp theo vào các trường cao hơn rất nhiều so với chỉ tiêu. Thế nhưng, một thực tế đáng suy nghĩ làâ các trường vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí nhiều trường còn "xin" Bộ hạ điểm sàn.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Ga cho rằng: "Có hàng ngàn sinh viên đạt 16-17 điểm trở lên, cao hơn điểm sàn rất nhiều lại có nguyện vọng theo học ĐH nhưng do tính toán sai lầm, chọn xét nguyện vọng bổ sung vào những cánh cửa quá hẹp trong khi số NV chỉ giới hạn thêm hai địa chỉ sau NV1 nên các em đã không đỗ".
Không chỉ có các trường ĐHDL mà các trường ĐH, CĐ công lập cũng dành khá nhiều chỉ tiêu cho các thí sinh trượt NV1. Theo ông Lê Văn Thanh, Viện trưởng Viện ĐH Mở, trường dự kiến điểm chuẩn năm nay tương đương năm ngoái.
Năm nay, trường có hơn 10.000 thí sinh dự thi NV1, trong đó hơn số thí sinh tổng điểm bằng với mức điểm sàn năm trước khoảng 35%. Có thể năm nay trường sẽ lấy ít NV tiếp theo so với năm 2011 là hơn 1.000 chỉ tiêu cả ĐH, CĐ.
Năm nay thí sinh trượt NV1 có cơ hội vào ĐH cao hơn so với năm ngoái, bởi theo quy định của Bộ, các em đủ điểm sàn sẽ được xét tuyển đến khi nào đủ chỉ tiêu thì thôi. Không như năm ngoái điểm NV2 cao hơn NV1, NV3 lại cao hơn NV2 do đó các em sẽ ít cơ hội vào ĐH hơn.
Một số trường lại dành một số phần trăm nhất định hàng năm cho NV tiếp theo để thu hút những thí sinh điểm số cao. Ông Bùi Đức Hiền, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Điện lực cho biết, nhà trường dự kiến điểm chuẩn một số ngành sẽ cao hơn năm ngoái. Dự kiến điểm sàn vào trường khối A là 15 khối D1 khoảng 16. Như vậy so với năm ngoái thì khối A không có gì thay đổi nhưng khối D1 nhích hơn 0,5 điểm. Như ngành Hệ thống điện dự kiến điểm chuẩn năm nay là 18 cao hơn năm ngoái lấy 17 điểm. Đối với NV2, hầu như năm nào tuyển sinh trường cũng dành khoảng 15% chỉ tiêu.
Năm nay đại học Điện lực tuyển 1.600 chỉ tiêu cho hệ ĐH và 1.100 cho hệ cao đẳng. Có thể sang tuần sau trường sẽ chính thức công bố điểm chuẩn.
Điểm chuẩn dự kiến của trường ĐH Ngoại thương sẽ không thay đổi nhiều, điểm đầu vào của trường vẫn thuộc top đầu. Theo lãnh đạo ĐH Ngoại thương, dự kiến điểm chuẩn của trường vẫn không có gì thay đổi so với năm trước.
Trường vẫn dành khoảng 100 chỉ tiêu cho hệ CĐ và một số chỉ tiêu cho hệ ĐH. Các ngành sẽ lấy theo điểm sàn của khối thi, riêng ngành Kinh tế đối ngoại khối A lấy 26 điểm (cơ sở phía Bắc), 25 điểm (phía Nam), khối A1, D lấy 24 điểm ở cả hai cơ sở ngành Tài chính quốc tế, khối A lấy 25 điểm, khối A1, D lấy 24 điểm. Lãnh đạo nhà trường cho biết sẽ công bố điểm chuẩn chính thức sau khi Bộ GD&ĐT có điểm sàn.
Một số trường top đầu khác cũng dành nhiều chỉ tiêu cho NV tiếp theo. Như Học viện Ngân hàng, Học viện Hành chính quốc gia, Học viện Công nghệ bưu chính Viễn thông cũng dành khoảng 50% chỉ tiêu để nâng cao chất lượng...
Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn lo ngại, việc các trường công khai cập nhật thông tin về thí sinh đăng ký NV trên trang web có thể gây bất lợi đối với các thí sinh vùng sâu vùng xa. Những sĩ tử này khó mà có điều kiện để cập nhật thông tin thường xuyên so với những thí sinh ở thành phố.
Cần cập nhật thông tin thường xuyên Dù không vào được trường NV ưa thích nhưng thí sinh vẫn có cơ hội vào các trường khác đúng ngành nghề mình mong muốn. PGS.Văn Như Cương khuyên các thí sinh khi nộp NV tiếp theo: "Trước khi nộp NV tiếp theo, các em cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ, sao cho vừa với khả năng và niềm yêu thích của mình. Tuy nhiên, các em cũng phải xem mình có đáp ứng được yêu cầu mức điểm nhận hồ sơ của trường đó hay không. Thường xuyên cập nhật thông tin trên các website của trường để biết mình đang ở vị trí nào".
Theo dân trí
Kết quả chấm thi ĐH ban đầu: Phổ điểm đẹp Theo thông tin từ các trường, phổ điểm thi năm nay khá đẹp, phù hợp với tiêu chí của Bộ GD&ĐT về việc phân loại thí sinh. Với một số trường tốp trên, chiếm lượng lớn là các bài thi đạt từ 6-7 điểm. Thứ trưởng Bùi Văn Ga kiểm tra công tác chấm thi ĐH năm 2012 Đề thi ĐH, CĐ 201...