Hà Nội vẫn quyết thành lập trường chất lượng cao

Theo dõi VGT trên

Trước nhiều ý kiến lo ngại, Hà Nội vẫn quyết tâm thực hiện lộ trình trường chất lượng cao trong trường công lập và bắt đầu công nhận chính thức từ năm học tới.

Hà Nội vẫn quyết thành lập trường chất lượng cao - Hình 1

Nhiều người lo ngại mô hình CLC sẽ khiến học sinh bị phân biệt đối xử – Ảnh: Ngọc Thắng

Ngày 12.3, Sở GD-ĐT Hà Nội đã tổ chức hội nghị xây dựng trường chất lượng cao (CLC) trên địa bàn thành phố.

Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội tái khẳng định quyết tâm xây dựng trường CLC và viện dẫn một loạt các cơ sở pháp lý để thực hiện quyết tâm này, trong đó có luật Thủ đô. Theo ông Độ, thành phố đã chỉ đạo 18 trường thí điểm theo mô hình trường CLC, dự kiến năm học 2014-2015 sẽ có 20 trường được thẩm định và đến 2015 sẽ có 35 trường được công nhận trường CLC, trong đó có cả trường ngoài công lập.

Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó chủ tịch UBND quận Hà Đông, cho rằng: “Khó khăn nhất hiện nay là chọn một trường công lập để chuyển đổi theo mô hình trường CLC mà không nằm trong tuyến tuyển sinh nào cả, chỉ tuyển sinh theo nguyện vọng của phụ huynh”. Bà Hòa cũng đề nghị bên cạnh việc kiểm định theo tiêu chí thì sau một năm hoạt động cũng cần phải lấy đánh giá từ phụ huynh học sinh về mô hình này.

Trong khi đó, ông Thế Minh Khôi, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Đan Phượng cho rằng, áp dụng mô hình trường CLC với ngoại thành rất khó vì hiện nay mỗi xã đều chỉ có một trường của từng cấp để đáp ứng nhu cầu giáo dục đại trà. “Cách tốt nhất là xây mới một trường CLC mà trường đó không nằm trong tuyến tuyển sinh của riêng xã nào”, ông Khôi đề nghị, và quả quyết: “Nếu thực hiện ngay trong năm tới thì chỉ có thể xây dựng lớp CLC trong trường bình thường chứ chưa thể xây dựng trường CLC riêng”.

Học phí tối đa 3,2 triệu đồng/tháng

Theo Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Đinh Hồng Phong, hiện quận có 3 trường đang thực hiện thí điểm CLC, trong đó có trường công lập và mức thu không đồng đều mà căn cứ từng điều kiện để có mức thu riêng. Trường tiểu học Tràng An và mầm non 20.10 đã xây dựng cơ chế thu chi và được thẩm định; Trường mầm non Bà Triệu dự kiến sẽ thẩm định trong năm 2014.

Tuy nhiên, ông Phong băn khoăn: “Theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT, mô hình CLC với mức thu cao chỉ áp dụng với các lớp đầu cấp, các khối khác thì không thực hiện ở một số lớp. Đã triển khai phải đồng bộ trong toàn trường, tránh so bì giữa phụ huynh và giáo viên giữa lớp thường với lớp CLC. Nên chuẩn bị đủ điều kiện của toàn trường thì mới cho triển khai”.

Video đang HOT

Trước băn khoăn trên, ông Độ khẳng định: “Khi đã được thẩm định và cho thực hiện thì chắc chắn sẽ không có lớp CLC trong trường thường. Đã là trường CLC khi được công nhận là công nhận cả trường chứ không công nhận một vài lớp nên sẽ không có sự khác biệt giữa các học sinh trong một trường”.

Theo ông Độ, trường CLC chỉ thực hiện khi đã đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản của tất cả người dân. Cho nên để được công nhận, trên địa bàn ấy phải có ít nhất 2 trường.

Về cơ chế tài chính cho mô hình trường này, quy định của thành phố tối đa là 3,2 triệu/học sinh/tháng. Tuy nhiên, tùy từng trường có thể đặt ra các mức thu khác nhau và không nhất thiết cùng một trường, tất cả các lớp đều có cùng mức thu.

“Ví dụ, trong một trường THPT nhưng lớp 10 có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn thì có thể thu cao hơn so với lớp 11 có dịch vụ ít hơn. Nếu chúng ta thu học phí cao ngay thì học sinh cũng không đến”, ông Độ lý giải, và cho hay: Việc thu chi tài chính cho trường CLC sẽ áp dụng với loại hình trường công lập tự chủ toàn phần. Theo đó, kinh phí ban đầu do nhà nước đầu tư, kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên thì trên 90% sẽ là do người học đóng góp. Từ năm 2016, các trường sẽ tiến tới tự chủ toàn phần.

Theo VNE

SGK sau 2015 được thiết kế như thế nào?

Theo thiết kế ban đầu của Bộ GD-ĐT, hệ thống giáo dục sau năm 2015 theo hướng, thi tốt nghiệp THPT được giữ nguyên, các trường ĐH tự chủ tuyển sinh. Hệ thống các môn học và hoạt động giáo dục có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành.

Ngày 26/27/10, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo hệ thống môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Bộ đã đưa ra dự kiến ban đầu về nội dung các môn học và hoạt động giáo dục để các chuyên gia giáo dục đóng góp ý kiến, chia sẻ quan điểm...nhằm hoàn thiện nội dung chương trình giáo dục đổi mới.

Thiết kế nội dung học dưới dạng câu chuyện lịch sử

Đại diện Bộ GD, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho hay, nội dung chương trình học sẽ được thiết kế theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng số môn học chủ đề và hoạt động giáo dục dành cho học sinh tự chọn. Với các môn học tích hợp nhiều lĩnh vực như tìm hiểu tự nhiên và tìm hiểu xã hội sẽ tăng cường thiết kế các nội dung dạy học dưới dạng câu chuyện lịch sử; câu chuyện về các hiện tượng tự nhiên và xã hội nhằm giúp học sinh có được hiểu biết sơ giản, gần gũi về hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh.

SGK sau 2015 được thiết kế như thế nào? - Hình 1

Hệ thống giáo dục sau năm 2015 có nhiều đổi mới theo hướng giữ nguyên thi tốt nghiệp THPT, các trường tự chủ trong việc tuyển sinh. Ảnh Đức Nguyễn

Nội dung giáo dục Đạo đức - Công dân ở lớp 1 và 2 sẽ tích hợp vào các môn học tìm hiểu tự nhiên xã hội và môn Ngữ văn dưới dạng các bài đọc, câu chuyện kể sinh động và hấp dẫn về phương diện đạo đức. Từ lớp 3 đến 5, môn Đạo đức được học thành một môn học tách riêng nhưng vẫn tiếp tục hướng nội dung chuyển tải tới học sinh qua câu chuyện, bài học hay.

Ở bậc Trung học cơ sở, so với hiện nay, môn khoa học tự nhiên sẽ được tích hợp chủ yếu từ các môn Lý, Hóa, Sinh khoa học về trái đất bằng cách sắp xếp mỗi môn học gần nhau nhằm soi sáng và liên hệ lẫn nhau. Đồng thời, môn khoa học xã hội được tích hợp chủ yếu từ các môn Lịch sử, Địa lý và một số nội dung về kinh tế, xã hội cũng được thiết kế tương tự như môn Khoa học tự nhiên.

Bậc trung học phổ thông, ở lớp 10 là giai đoạn "dự hướng", các môn học được tích hợp ở THCS sẽ tách thành các môn học độc lập: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý (tương tự như hiện nay). Tuy nhiên, tăng yêu cầu vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống cuộc sống, giúp học sinh làm quen và chuẩn bị lựa chọn các nội dung sẽ học ở lớp 11,12. Hai lớp này là giai đoạn phân hóa sâu, định hướng nghề nghiệp, chương trình và sách giáo khoa sẽ có nội dung giảm nhẹ hơn hiện nay. Đồng thời hệ thống chương trình học sẽ phân thành những môn học bắt buộc và môn tự chọn.

Trường đại học tự chủ tuyển sinh

Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ GD Trung học, Bộ GD-ĐT, hoạt động giáo dục sau năm 2015 có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành. Đề thi ra theo hướng không chỉ tập trung vào việc học sinh học cái gì mà quan trọng hơn là kiểm tra học sinh đó học như thế nào, có biết vận dụng không. Định hướng này buộc đề thi không chỉ kiểm tra trí nhớ mà phải yêu cầu vận dụng tổng hợp, thực hành, kiểm tra năng lực sáng tạo.

Việc công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ kết hợp kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi, kiểm tra kết thúc(để tốt nghiệp). Đồng thời, công nhận tốt nghiệp THPT dựa trên kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục về phẩm chất, năng lực của học sinh và kết quả đánh giá cuối cấp học. Trong đó, đánh giá kết quả học tập theo hướng học xong đến đâu kiểm tra đánh giá đến đấy (hết chương trình, hết phần, hết môn). Kỳ thi tốt nghiệp, đề thi sẽ yêu cầu vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực lớn như Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội nhân văn. Cũng có thể đề thi chỉ có hai môn Toán và Ngữ văn.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng, các trường tổ chức tuyển sinh theo hướng dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và có thể kiểm tra hoặc thi thêm một vài môn theo yêu cầu chuyên ngành đào tạo của mỗi trường.

PGS.TS Thống cho biết, việc đổi mới như trên sẽ khắc phục được cơ bản những hạn chế về kiểm tra, đánh giá và thi cử hiện hành. Kết quả kiểm tra, đánh giá thực chất hơn, công bằng, khách quan. Đặc biệt, giảm bớt sự cồng kềnh tốn kém của một số kỳ thi, tác động tích cực việc dạy và học.

Hiện tại, Bộ GD-ĐT chưa có phương án cụ thể về đổi mới thi, nhưng trong thiết kế môn học và các hoạt động giáo dục của chương trình sau năm 2015 vấn đề này được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc.

Hệ thống các môn học bắt buộc sau năm 2015:

Lớp 1, Tiếng Việt, Toán, Tìm hiểu Tự nhiên và Xã hội.

Lớp 3, Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Đạo đức, Tìm hiểu tự nhiên và Xã hội.

Lớp 4 và 5, Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Đạo đức, Tìm hiểu Tự nhiên (gồm chủ đề về Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất), Tìm hiểu Xã hội (gồm chủ đề Lịch sử, Địa lý, Giáo dục sức khỏe, Kinh tế gia đình).

Cấp trung học cở sở: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Khoa học Tự nhiên (gồm chủ đề về Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất, chủ đề liên môn), Khoa học Xã hội (gồm chủ đề Lịch sử, Địa lý, Kinh tế, Xã hội, chủ đề liên môn), Giáo dục công dân, Công nghệ.

Cấp phổ thông cơ sở: Lớp 10, Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ 1, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Công nghệ.

Lớp 11 và 12: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1.

Môn tự chọn: tự chọn bắt buộc 3 môn trong các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Tin học, GDCD, Công nghệ, Xã hội học...

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng: 1 Á hậu Vbiz chuẩn bị làm lễ dạm ngõ?Nóng: 1 Á hậu Vbiz chuẩn bị làm lễ dạm ngõ?
3 giờ trước
Chồng sắp cưới của Á hậu Phương Nhi là ai?Chồng sắp cưới của Á hậu Phương Nhi là ai?
1 giờ trước
Phạm Quỳnh Anh làm gì với Gil Lê sau khi bị chỉ trích vì câu "xin lỗi em"?Phạm Quỳnh Anh làm gì với Gil Lê sau khi bị chỉ trích vì câu "xin lỗi em"?
5 giờ trước
HOT: Á hậu Phương Nhi tổ chức đám hỏi với con trai tỷ phú vào ngày maiHOT: Á hậu Phương Nhi tổ chức đám hỏi với con trai tỷ phú vào ngày mai
1 giờ trước
Cảnh sát Thái Lan bị phạt 16 tháng tù giam vì làm chết linh vật của trường đại họcCảnh sát Thái Lan bị phạt 16 tháng tù giam vì làm chết linh vật của trường đại học
4 giờ trước
Nhận được 2,4 tỷ đồng chuyển khoản nhầm, người đàn ông nhanh chóng gửi trả lại cho đối phương nhưng nhận thấy điều bất thường liền lập tức báo cảnh sátNhận được 2,4 tỷ đồng chuyển khoản nhầm, người đàn ông nhanh chóng gửi trả lại cho đối phương nhưng nhận thấy điều bất thường liền lập tức báo cảnh sát
2 giờ trước
MC Mai Ngọc ngày càng đẹp hơn sau khi lấy chồng thiếu giaMC Mai Ngọc ngày càng đẹp hơn sau khi lấy chồng thiếu gia
5 giờ trước
Sao Việt 14/1: Diệp Lâm Anh có bạn trai mới hậu ly hônSao Việt 14/1: Diệp Lâm Anh có bạn trai mới hậu ly hôn
5 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lưu Diệc Phi đúng chuẩn "phú bà 4 nghìn tỷ" của showbiz: Dạo phố "sương sương" mà chi hàng trăm triệu cho 1 món đồ

Lưu Diệc Phi đúng chuẩn "phú bà 4 nghìn tỷ" của showbiz: Dạo phố "sương sương" mà chi hàng trăm triệu cho 1 món đồ

Sao châu á

1 phút trước
Lưu Diệc Phi đúng chuẩn phú bà showbiz khi nhanh chóng chốt mua 1 chiếc túi hiệu cao cấp với giá cả trăm triệu đồng
Phương thuốc tự nhiên từ nghệ chữa đau bụng kinh

Phương thuốc tự nhiên từ nghệ chữa đau bụng kinh

Sức khỏe

2 phút trước
Khi bị đau bụng kinh, bạn có thể sử dụng nghệ như một phương thuốc đơn giản và hiệu quả để giảm triệu chứng. Nguyên nhân do nghệ có đặc tính chống viêm, chống co thắt và giảm đau.
Nàng dâu nhà tỉ phú - Á hậu Phương Nhi: Đam mê học luật, 19 tuổi đăng ký hiến tạng, nhan sắc ngày càng thăng hạng

Nàng dâu nhà tỉ phú - Á hậu Phương Nhi: Đam mê học luật, 19 tuổi đăng ký hiến tạng, nhan sắc ngày càng thăng hạng

Sao việt

5 phút trước
Á hậu Phương Nhi thừa hưởng nhan sắc khả ái từ mẹ, từng niềng răng thuở bé. Tại Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022, Phương Nhi thắng giải phụ Người có làn da đẹp nhất và giành giải Á hậu 2.
Bắt 4 đối tượng hoạt động cho vay lãi nặng

Bắt 4 đối tượng hoạt động cho vay lãi nặng

Pháp luật

6 phút trước
Ngày 14/1, Phòng CSHS Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, qua công tác đấu tranh chuyên án đã bắt 2 nhóm gồm 4 đối tượng chuyên hoạt động cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Chân dung thiếu gia Vingroup cưới Á hậu Phương Nhi

Chân dung thiếu gia Vingroup cưới Á hậu Phương Nhi

Netizen

15 phút trước
Theo đó, nhà riêng của Á hậu Phương Nhi đã tiến hành dựng rạp, trang trí hoa tươi để chuẩn bị cho lễ ăn hỏi diễn ra vào ngày 15/1.
1 thập kỷ càn quét WeChoice Awards của "hoàng tử" SOOBIN

1 thập kỷ càn quét WeChoice Awards của "hoàng tử" SOOBIN

Nhạc việt

17 phút trước
SOOBIN đang đứng giữa hào quang tươi sáng nhất của sự nghiệp, hưởng lấy trái ngọt sau hơn 10 năm hoạt động trong showbiz.
Tám thẩm phán sẽ quyết định số phận của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol

Tám thẩm phán sẽ quyết định số phận của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol

Thế giới

17 phút trước
Chánh án Moon Hyung-bae cho biết tòa đã quyết định bác yêu cầu của ông Yoon về việc loại bỏ một trong tám thẩm phán (bà Chung Kye-sun) khỏi phiên xét xử. Quyết định này đã nhận được sự đồng thuận từ bảy thẩm phán còn lại.
Phô diễn vẻ đẹp quyến rũ với váy áo hở vai

Phô diễn vẻ đẹp quyến rũ với váy áo hở vai

Thời trang

25 phút trước
Áo hoặc váy hở vai thường được làm từ các chất liệu như lụa, voan hoặc cotton, tạo cảm giác thoải mái mà vẫn giữ được vẻ ngoài tinh tế. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các buổi dạo phố, tiệc tối, hay những sự kiện cần vẻ ngoài nổi bật mà v...
Hàng loạt sao Hollywood quyên góp hỗ trợ hậu hỏa hoạn ở Los Angeles

Hàng loạt sao Hollywood quyên góp hỗ trợ hậu hỏa hoạn ở Los Angeles

Sao âu mỹ

43 phút trước
Nhiều ngôi sao hạng A của Hollywood đã có những hành động thiết thực để hỗ trợ chính quyền sau khi cháy rừng tàn phá Los Angeles.
Tiết mục "Cô đôi thượng ngàn" của ca nương Kiều Anh gây sốt

Tiết mục "Cô đôi thượng ngàn" của ca nương Kiều Anh gây sốt

Tv show

2 giờ trước
Ca nương Kiều Anh trở lại với đúng sở trường, mang hình tượng Cô đôi thượng ngàn lên sân khấu khiến đồng nghiệp, khán giả xuýt xoa ngợi khen.