Hà Nội: Ưu tiên phổ cập bơi cho học sinh Tiểu học
Hè năm 2018, Hà Nội sẽ có 232 bể bơi phục vụ học sinh tham gia Chương trình phổ cập bơi với số lượng học sinh gần 110.000 em.
Ngày 24/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác phổ cập bơi năm 2018 và công tác bảo đảm dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong trường học.
Tại hội nghị, ông Phạm Xuân Tiến- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Để đẩy mạnh công tác phổ cập bơi, phòng chống tai nạn đuối nước trong dịp nghỉ hè của học sinh, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai công tác phổ cập bơi, trong đó ưu tiên học sinh tiểu học.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, tính đến tháng 10/2017, toàn TP có 728 trường tiểu học, 617 trường THCS với tổng số hơn 1,1 triệu học sinh. Trong số này có nhiều học sinh chưa biết bơi và cần được phổ cập trong thời gian tới.
Từ năm 2016 Sở GD&ĐT Hà Nội đã có công văn yêu cầu phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã tăng cường triển khai công tác giáo dục tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh.
Sở cũng đã đề nghị các các quận, huyện triển khai mô hình “Bể bơi thông minh” lắp đặt tại nhà trường để dạy bơi cho HS tiểu học. Công tác đào tạo bồi dưỡng cũng được Sở chú trọng.
Theo kế hoạch, năm 2018, thành phố sẽ có 232 bể bơi phục vụ học sinh tham gia Chương trình phổ cập bơi với số lượng học sinh gần 110.000 em.
Để thực hiện mục tiêu trên, Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã chủ động tham mưu với UBND các địa phương đầu tư kinh phí cho các nhà trường xây dựng bể bơi mini hoặc lắp đặt bể bơi thông minh.
Bên cạnh đó, các Phòng Giáo dục và Đào tạo cần rà soát lại số học sinh chưa biết bơi để xây dựng kế hoạch sát với thực tế từng năm và triển khai công tác dạy bơi cho học sinh đạt hiệu quả.
Ông Phạm Xuân Tiến- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội chủ trì hội nghị
Năm 2017, toàn thành phố có 26 bể bơi mini, 107 bể bơi thông minh được xây dựng và lắp đặt trong nhà trường và 94 bể bơi đóng trên địa bàn được phòng GD-ĐT phối hợp dạy bơi cho học sinh. Kết quả thành phố đã tổ chức dạy bơi cho hơn 100.000 học sinh với tỷ lệ biết bơi đạt hơn 90%.
Video đang HOT
Nhiều đơn vị làm tốt công tác phổ cập bơi cho học sinh như các quận, huyện: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Trì…
Một số quận như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa tuy không có bể bơi trong trường học do diện tích của các trường còn hạn chế, nhưng các đơn vị đã chủ động tìm giải pháp nhằm thực hiện chương trình phổ cập bơi cho học sinh bằng cách phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn để dạy bơi cho học sinh.
Nhằm hạn chế những tai nạn thương tích cho học sinh, ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh, thời gian tới các phòng GD&ĐT chủ động tham mưu với UBND quận, huyện đầu tư kinh phí cho các nhà trường xây bể bơi mini hoặc “Bể bơi thông minh” để dạy bơi cho học sinh trong dịp hè.
Thêm vào đó là việc tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có chuyên môn bơi để tự đảm nhiệm việc dạy bơi cho học sinh, rà soát số học sinh chưa biết bơi để xây dựng kế hoạch sát với thực tế từng năm và triển khai công tác dạy bơi cho học sinh đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phổ cập bơi và phòng chống đuối nước cho học sinh, coi đây là trách nhiệm của cả cộng đồng và xã hội.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai.vn
Hà Nội: Ăn bớt khẩu phần của học sinh, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm cao nhất!
"Nếu ăn bớt khiến khẩu phần ăn của các cháu không đủ lượng dinh dưỡng và calo theo yêu cầu hoặc không đảm bảo định lượng mà phụ huynh học sinh bỏ tiền ra để mua cho con, nguồn gốc không rõ ràng, đó là tội ác. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm cao nhất..."
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ với PV Dân trí như vậy bên lề Hội nghị " Triển khai công tác phổ cập bơi năm 2018 và công tác đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong trường học" ngày 24/4.
Nhiều trường ngại thay đổi
Hiện Hà Nội có 28 trường áp dụng thực đơn của chương trình "Bữa ăn học đường" hoàn toàn cho các bữa ăn của học sinh trong tuần. Có 118 trường chỉ áp dụng thực đơn của chương trình này với một số ngày trong tuần.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội thừa nhận, nhiều trường hiện vẫn ngại áp dụng chương trình "Bữa ăn học đường" vì ngại chế biến một số loại thực phẩm, lo ngại không hợp khẩu vị học sinh. Ngoài ra, một số trường có mức tiền ăn thấp nên khó khăn khi mua thực phẩm...
Ông Lê Ngọc Tôn, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì cho biết, địa phương này hiện còn ít trường thực hiện được thực đơn mới của dự án bởi vùng nông thôn như Ba Vì, một số thực phẩm đang rất thiếu, không đáp ứng được.
Ngoài ra, do kinh phí dành cho bữa ăn của học sinh ở đây còn thấp nên Phòng giáo dục đã tham mưu với UB huyện để hỗ trợ kinh phí nhưng vẫn chưa cải thiện được là bao do đây là địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Một bữa ăn của học sinh tiểu học được thiết kế trên phần mềm thực đơn cân bằng dinh dưỡng.
Một đại diện đến từ Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai cho hay, toàn quận có 20 trường, trong đó 18 trường công lập, một trường không tổ chức bán trú.
Hiện đã có 10 trường thực hiện hoàn toàn thực đơn này và 7 trường thực hiện một số ngày trong tuần.
Được đánh giá là đơn vị thực hiện tốt nhất việc áp dụng "Bữa ăn học đường" nhưng đại diện của đơn vị này cho biết, qua khảo sát ban đầu, các trường nhận xét món ăn lạ, đẹp mắt nhưng nhiều con chưa thực sự thấy thích.
Tại quận Long Biên, hiện có 8/25 trường đã áp dụng thực đơn mới cho tất cả các ngày trong tuần. Có 4 trường áp dụng một số ngày trong tuần. "Các trường còn lại còn lại vẫn rất e ngại chưa dám thực hiện", đại diện Phòng giáo dục quận Long Biên cho biết.
Bà Lan Anh, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức cũng cho biết, huyện mình có 25 trường thực hiện bán trú trong nhà trường, có 7 trường tự nấu, 12 trường thuê nấu. Số còn lại áp dụng thực đơn dinh dưỡng "Bữa ăn học đường".
Sở dĩ số trường thực hiện thực đơn mới còn ít là do mức ăn trên địa bàn đang rất thấp. Hiện học sinh ở đây chỉ có mức ăn 12 nghìn đồng và cao nhất chỉ 17 nghìn đồng nên khi áp dụng thực đơn này rất khó.
Do vậy địa phương này đề xuất họp với phụ huynh học sinh để nâng mức suất ăn lên.
Để khẩu phần ăn không đủ là tội ác
Trao đổi về một số khó khăn khiến các trường ngại tham gia "Bữa ăn học đường", ông Phạm Xuân Tiến cho rằng, ở gia đình chúng ta, hàng ngày các bà các mẹ đau đầu nghĩ thực đơn hôm nay ăn gì.
"Thế nhưng ở đây đã có sẵn thực đơn, có cách thay thế cho những thực phẩm nếu địa bàn đó khó tìm, có cả số điện thoại nóng sẵn sàng giải đáp nhưng các trường vẫn không thực hiện, đó là do chưa muốn thay đổi mà thôi", ông Tiến nói.
Về chất lượng bữa ăn của các trường công lập, ông Tiến cho hay, bữa ăn của học sinh tiểu học tại các trường công lập trên địa bàn Hà Nội đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng, đủ calo cho các cháu.
Tuy nhiên ở khu vực ngoại thành, do số tiền đóng góp còn ít nên lượng thịt, cá ít nên phải tăng rau và tăng cơm.
Còn khu vực nội thành, các con được cân bằng các lượng lipit, protit do bếp ăn tính các khẩu phần ăn phù hợp theo mùa, theo thời tiết và theo độ tuổi của các em học sinh.
Học sinh thích thú với "Bữa ăn học đường".
Trả lời câu hỏi, mặc dù đánh giá chất lượng bữa ăn của học sinh trên địa bàn khá tốt. Tuy nhiên, thời gian qua, một số vụ ăn bớt khẩu phần với bữa ăn lèo tèo ở các trường trên địa bàn Hà Nội đã được phụ huynh và báo chí phanh phui, thậm chí có cả những trường có mức thu tiền ăn khá cao. Điều đó có nghĩa là chúng ta chưa phát hiện ra nhà trường làm ẩu chứ không hẳn tất cả bữa ăn ở các trường học đều đảm bảo đúng chuẩn?
Ông Tiến cho biết, nếu nói về phục vụ ăn uống cho học sinh, trước hết phải đặt cao lương tâm và trách nhiệm của nhà trường bởi liên quan đến sức khỏe và tính mạng của các cháu.
"Nếu nói đi rà soát được ở từng trường, quả thật là khó. Với một đơn vị quận huyện như Chương Mỹ hoặc Sóc Sơn có đến bốn năm mươi trường, trong khi Phòng giáo dục chỉ có vài nhân viên, không thể kiểm soát hết được.
Cũng theo ông Tiến, nếu ăn bớt khiến khẩu phần ăn của các cháu không đủ lượng dinh dưỡng và calo theo yêu cầu hoặc không đảm bảo định lượng mà phụ huynh học sinh bỏ tiền ra để mua cho con, nguồn gốc không rõ ràng, đó là tội ác.
Nguyên do bởi vì bữa ăn liên quan đến sức khỏe của các em học sinh, mà sức khỏe là số 1 bởi nếu không, các em sẽ không học và không chơi được.
Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm cao nhất và các cấp lãnh đạo phải xem xét trách nhiệm của họ trong việc quản lý bởi họ là người trực tiếp quản lý.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Hà Nội: Sẽ quy định cách sử dụng Facebook của học sinh Việc dùng các thiết bị công nghệ là nhu cầu cần thiết của học sinh nhưng cần phải có những quy tắc nhất định để hạn chế những tác động tiêu cực của thiết bị này. Tại buổi họp báo giới thiệu về Ngày hội công nghệ thông tin lần thứ 4 của ngành GD-ĐT Hà Nội, ông Phạm Xuân Tiến- Phó Giám...