Hà Nội triển khai thí điểm giáo dục STEM tại 10 trường tiểu học
Thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, có 10 trường tiểu học ở 5 quận, huyện sẽ được triển khai thí điểm giáo dục STEM trong năm học này.
10 trường tiểu học tại Hà Nội sẽ được triển khai thí điểm giáo dục STEM trong năm học này.
Năm học 2022-2023, Bộ GD&ĐT triển khai thực hiện thí điểm giáo dục STEM cấp tiểu học tại 7 địa phương gồm: Hà Nội, Lào Cai, Nam Định, Thừa Thiên- Huế, Đắk Lắk, Cần Thơ, Đồng Tháp.
Căn cứ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chọn 10 trường tiểu học ở 5 quận, huyện để triển khai thí điểm giáo dục STEM gồm: Tràng An, Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm); Thịnh Hào, Văn Chương (quận Đống Đa); Dương Xá, Cao Bá Quát (huyện Gia Lâm); Tây Đằng B, Phú Sơn (huyện Ba Vì); Hồng Sơn, Xuy Xá (huyện Mỹ Đức).
Theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, giáo dục STEM chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, trong đó, dạy học dự án và dạy học giải quyết vấn đề là hai phương pháp dạy học được sử dụng phổ biến trong triển khai các hoạt động giáo dục STEM.
Trong các hoạt động giáo dục STEM thường dựa vào hoặc tạo ra một tình huống thực tiễn để học sinh giải quyết một cách sáng tạo bằng cách sử dụng kiến thức của hai hay nhiều môn học thuộc các lĩnh vực STEM. Giáo dục STEM tạo điều kiện để học sinh rèn luyện khả năng ứng dụng toàn diện kiến thức vào việc khám phá các khía cạnh khác nhau của thế giới thực và giải quyết các vấn đề dưới sự định dạng của tư duy liên ngành.
Khác với các hoạt động giáo dục STEM theo cách thức tự phát, hoạt động chủ yếu là ngoại khóa, mô hình giáo dục STEM cấp tiểu học đem đến cho cán bộ, giáo viên của các nhà trường những kiến thức, kỹ năng cơ bản để triển khai bài bản, hiệu quả, giúp học sinh nâng cao kỹ năng ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề cuộc sống.
Đáng chú ý, giáo dục STEM sẽ được đưa vào kế hoạch giáo dục nhà trường, triển khai trong chương trình chính khóa, góp phần thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp tiểu học.
Được biết, Sở GD&ĐT Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm, tham mưu UBND thành phố bố trí nguồn kinh phí, trang bị cơ sở vật chất bảo đảm cho việc triển khai thí điểm giáo dục STEM đạt hiệu quả.
Cùng với đó, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức tập huấn triển khai thí điểm giáo dục STEM cấp tiểu học vào ngày 24/9 vừa qua với sự tham gia của gần 600 cán bộ quản lý các phòng GD&ĐT và giáo viên của 10 trường thực hiện thí điểm.
Theo kế hoạch, giai đoạn triển khai thí điểm kéo dài từ nay đến tháng 12/2022, sau đó, Ban chỉ đạo thực hiện giáo dục STEM của Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tổ chức tổng kết, làm căn cứ nhân rộng mô hình này tới các trường học khác trên địa bàn thành phố từ học kỳ 2 năm học 2022-2023.
Cô giáo Hà Nội chia sẻ sáng kiến thay bản kiểm điểm bằng "hợp đồng..."
Tôi thấu hiểu khi học sinh mắc lỗi, mắc sai lầm,...Có nghĩa các em đang có rất nhiều "vấn đề" tiềm ẩn bên trong những hành vi đã được các em thể hiện ra ngoài.
"Được nhà trường phân công tìm hiểu và triển khai các hoạt động giáo dục STEM, tôi tìm đọc các tài liệu về giáo dục kỉ luật tích cực, đặc biệt là các tài liệu của Mỹ bởi đây là nước đã sáng tạo ra cách dạy học STEM.
Ngoài ra tôi tham dự các khóa học đào tạo giáo viên dạy Khoa học bằng tiếng Anh, khóa đào tạo giáo viên dạy STEM chuẩn Mỹ, khóa học về phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh...Qua đó, tôi thấy có rất nhiều biện pháp tích cực, tạo cơ hội cho học sinh sửa sai, rất thực tế và không "mầu mè".
Trên tinh thần tôi tiếp thu được như vậy, nhưng để áp dụng với học sinh của mình, tôi đã phát triển thêm cũng như sơ lược bớt một số nội dung cho phù hợp.
Video đang HOT
Có thể nói, "Hợp đồng hành vi" được tôi áp dụng nghe tên gọi nó đã có sự khác biệt, vừa giống một bản kiểm điểm, lại cũng giống một bản hợp đồng và cũng là một bản cam kết giữa cô và trò, nhưng điểm khác ở chỗ nó có quy trình giải quyết vấn đề rất rõ ràng, và nếu mở rộng thêm thì cũng có những phần nội dung hướng dẫn để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.
Tôi thấu hiểu khi học sinh mắc lỗi, mắc sai lầm,...Có nghĩa các em đang có rất nhiều "vấn đề" tiềm ẩn bên trong những hành vi được các em thể hiện ra ngoài, vậy thầy cô phải biết cách nắm bắt để giúp học sinh vượt qua những "vấn đề" đó theo đúng quy trình", Thạc sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh - Giáo viên Trường Trung học cơ sở Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã chia sẻ như vậy khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
(Cô Quỳnh sinh năm 1987, tham gia xét tặng danh hiệu "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 5, năm học 2020 - 2021).
Thạc sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh - Giáo viên Trường Trung học cơ sở Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) trong buổi lễ xét tặng danh hiệu "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" Lần thứ 5, năm học 2020 - 2021). Ảnh: NVCC.
Cô Quỳnh cho biết: "Khi tôi quyết định sử dụng phương pháp này, ưu điểm của nó là thể hiện được quy trình khoa học của giải quyết vấn đề, việc còn lại của tôi là linh hoạt, cân nhắc nhiều yếu tố xoay quanh làm thế nào để thực hiện với các con đạt hiệu quả tốt nhất.
Tôi áp dụng ngay khi các con vào học lớp 6, và điều làm tôi rất ấn tượng khi các con nghe đến từ "Hợp đồng hành vi", các con rất tò mò, háo hức, thắc mắc sao khi con mắc lỗi lại không phải làm bản kiểm điểm, hay nhận sự khiển trách?
Với một học sinh mắc lỗi, có thể là không làm bài, thường xuyên đi học muộn,...Nếu sự việc tiếp diễn nhiều lần, tôi sẽ gặp riêng học sinh, đưa cho các em đọc bản "Hợp đồng hành vi", trong đó có chỉ rõ các bước hướng dẫn như con mắc lỗi gì; Nguyên nhân mắc lỗi; Cách giải quyết lỗi đó ra sao; Thời gian khắc phục lỗi đó,...và tất cả học sinh khi phải đối diện với bản hợp đồng này đều có thái độ vui vẻ, tích cực, rất hợp tác, thay vì giáo viên nói, các con sẽ tự đánh giá hành vi của mình theo từng bước, tự xác định lại những việc mình làm chưa chuẩn và tự đưa ra hướng khắc phục, cũng như thời gian khắc phục.
Với tất cả những việc như vậy, học sinh thấy mình được tôn trọng và bình đẳng.
Trong "Hợp đồng hành vi" cũng có điều khoản nếu như học sinh sửa lỗi theo đúng thời gian cam kết, không lặp lại, có sự tiến bộ sẽ được nhận quà tặng, nhiều em rất vui và ngạc nhiên, có em tâm sự: Em mắc lỗi như vậy mà không bị cô phạt, lại còn được cô tặng quà vì đã khắc phục lỗi đó".
Cô Quỳnh cho biết: "Điều làm tôi rất ấn tượng khi các con nghe đến từ "Hợp đồng hành vi", các con rất tò mò, háo hức, thắc mắc sao khi con mắc lỗi lại không phải làm bản kiểm điểm, hay nhận sự khiển trách". Ảnh: NVCC.
Cô giáo chủ nhiệm 2 lớp
Theo cô Quỳnh: "Việc chủ nhiệm đồng thời 2 lớp là một thách thức không hề nhỏ, trong bối cảnh hiện nay, để làm tốt công tác chủ nhiệm lại càng khó. Giải pháp mà tôi đưa ra là: Áp dụng học thuyết đa trí tuệ và kỉ luật tích cực để xây dựng lớp học tự chủ, hạnh phúc.
Việc đầu tiên là tìm hiểu và phân loại học sinh, không chỉ nghiên cứu học bạ, tôi còn tổ chức các hoạt động tập thể để quan sát, đánh giá học sinh thực tế hơn. Tổ chức sinh hoạt với chủ đề: Khám phá bản thân. Trong hoạt động này tôi giới thiệu, cho học sinh làm các bài test của thuyết đa trí tuệ để đánh giá 9 loại hình trí thông minh, tìm ra trí thông minh nổi trội, cũng như hạn chế.
Đồng thời học sinh còn được tìm hiểu phong cách học tập và nghề nghiệp phù hợp qua trắc nghiệm của Holland. Với chủ đề sinh hoạt này, tôi muốn học sinh hiểu hơn về bản thân, các em thêm tự tin và có cách học phù hợp. Việc học sinh chia sẻ kết quả trắc nghiệm giúp thầy cô và phụ huynh hiểu hơn về con để có biện pháp giáo dục đúng đắn.
Việc tiếp theo là tổ chức phân nhóm tự quản cho toàn bộ học sinh dựa trên đánh giá trước đó và học sinh tự nguyện đăng kí. Các nhóm gồm: Nhóm giám sát (lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng), quản lí nề nếp, kỉ luật. Nhóm sự kiện: Tổ chức các hoạt động tập thể. Nhóm truyền thông: Thiết kế logo, khẩu hiệu, quản lí bảng tin. Nhóm hành chính: Phụ trách thu, phát, phô tô tài liệu cho lớp. Nhóm thư viện: Xây dựng và quản lí tủ sách. Nhóm tài chính: Quản lí quỹ lớp do phụ huynh giao cho, phụ trách cơ sở vật chất.
Các nhóm được giao nhiệm vụ, thảo luận để phân nhóm trưởng, thư kí và lập kế hoạch hoạt động vào đầu các học kì. Đại diện nhóm phải báo cáo kế hoạch trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tự sáng tạo nội dung gửi cô chủ nhiệm, tự triển khai hoặc nhờ phụ huynh hỗ trợ, cũng như rút kinh nghiệm cùng giáo viên sau mỗi hoạt động.
Việc phân nhóm này đảm bảo mỗi học sinh đều có nhiệm vụ trong lớp để nâng cao ý thức trách nhiệm của các em với tập thể, đồng thời đó cũng là biện pháp để học sinh phát huy được tính tự chủ và rèn luyện các kĩ năng mềm thường xuyên hơn.
Hơn nữa, tôi xây dựng môi trường kỉ luật tích cực trong lớp học, kỉ luật tích cực có rất nhiều nội dung với nguyên tắc: Luôn nhấn mạnh vào điều nên làm hơn là nói đến việc không được làm, tôn trọng nhân phẩm và thể chất học sinh, đánh giá hành vi không đánh giá nhân phẩm, hướng đến giải pháp thay vì trừng phạt. Tôi áp dụng trao quyền xây dựng nội quy cho học sinh với yêu cầu nội quy nhấn mạnh vào những việc cần làm để có một tập thể kỉ luật và học tập tích cực.
Giáo viên chủ nhiệm và ban giám sát cùng thảo luận, xây dựng quy chế thi đua, công bố dự thảo quy chế, thảo luận, thống nhất trong toàn bộ thành viên lớp học rồi mới áp dụng. Thống nhất nguyên tắc đánh giá hành vi học sinh hàng ngày bằng dấu: Gương mẫu, Cảnh báo (cho các vi phạm không nghiêm trọng), Trái tim (cho tinh thần trách nhiệm, việc làm tốt), Cải thiện hành vi (cho lỗi hệ thống và lỗi nghiêm trọng).
Thống nhất biện pháp xử lí hành vi chưa phù hợp bằng phương án "Hợp đồng hành vi" khi học sinh mắc lỗi. Nếu học sinh có vi phạm nghiêm trọng, vi phạm có tính hệ thống phải làm nhiều Hợp đồng hành vi hoặc gia hạn hợp đồng liên tục sẽ phải làm kế hoạch cải thiện hành động.
Trong đó, tôi mời phụ huynh cùng phối hợp trao đổi, nhấn mạnh vào những việc đã làm để giáo dục học sinh, những mục tiêu hành vi cần cải thiện ở học sinh đó; Tạo cơ hội để học sinh tìm ra nguyên nhân thực sự của hành vi sai và tự đề xuất biện pháp cụ thể để sửa chữa; Thống nhất những việc mà gia đình có thể làm để giúp đỡ con.
Tôi cũng phổ biến cho phụ huynh học sinh về kỉ luật tích cực ở buổi họp đầu năm và cùng thống nhất phối hợp thực hiện. Ngoài ra tôi cũng thiết kế lại sổ liên lạc của lớp bằng sổ tay học sinh với mục đích không chỉ giúp nhận xét, trao đổi với gia đình học sinh hàng ngày mà chú trọng rèn kĩ năng xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch và hướng đến giải pháp sửa chữa hành vi chưa phù hợp cho học sinh mỗi ngày. Giải pháp này tôi nhận được sự ủng hộ và tin tưởng tuyệt đối của các bậc phụ huynh, của học sinh".
Theo cô Quỳnh: "Điều quan trong nhất của giáo viên trong giai đoạn dịch như hiện nay này là dù vất vả với bài vở, với dạy trực tuyến, dù chỉ là tương tác qua màn hình với học trò nhưng các thầy cô đừng quên tương tác cảm xúc và chia sẻ với phụ huynh học sinh". Ảnh: NVCC.
Đổi mới, sáng tạo hoạt động chuyên môn
Cô Quỳnh chia sẻ: "Bản thân mình luôn sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao và có ý thức tự học, tự tìm tòi, tham gia các khóa học nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp chủ nhiệm, đáp ứng yêu cầu đổi mới ngày càng cao của giáo dục.
Tôi luôn chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ, trực tiếp giúp đỡ chuyên môn cho 2 giáo viên mới, tham gia góp ý xây dựng và đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm của các giáo viên trong cùng nhóm chuyên môn.
Tìm hiểu các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau và vận dụng ngay vào các tiết dạy ở nhiều khối lớp sau đó rút kinh nghiệm, chia sẻ với các đồng nghiệp của mình như: Phương pháp dạy học khám phá, phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học qua trò chơi... và nhiều kĩ thuật dạy học khác.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động giáo dục STEM trong nhà trường giúp học sinh nghiên cứu bài mới, hoặc vận dụng các kiến thức đã học để xử lí các vấn đề thực tế các em gặp phải trong đời sống. Sử dụng công nghệ thông tin sáng tạo trong giảng dạy
Quan tâm sát sao, tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh, tâm lý và tôn trọng sự khác biệt của từng em để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục một cách hiệu quả, giúp đỡ dạy kèm cho học sinh chậm tiến.
Có một số trường hợp học sinh của trường có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhất là trong thời gian dịch bệnh vừa qua, công việc thu nhập của bố mẹ không ổn định, biết được điều đó nên tôi cùng một số các thầy cô giáo dạy bộ môn, ban phụ huynh của lớp có phối hợp để cùng hỗ trợ kinh phí học cho con, đây là một khoản không nhỏ. Ngoài ra cũng hỗ trợ kinh phí học tiếng Anh mỗi tháng cho 1 em học sinh, đồng thời cũng hỗ trợ kinh phí cho 5 em ôn luyện khi thi vào lớp 10".
Các thành tích đã đạt được trong năm học vừa qua:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2020 - 2021
- Đạt danh hiệu Lao động tiên tiến cấp trường. Là đảng viên gưỡng mẫu luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Được nhận giấy khen: Giáo viên phụ trách chi có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua cấp Quận
- Tập thể 7A và 9H đều đã có danh hiệu tập thể Tiên tiến xuất sắc.
KQ thi vào 10 lớp 9H: 32/38 HS đỗ công lập. 1 HS đỗ chuyên Sinh học.
Kết quả lớp 7A: tích cực tham gia các hoạt động tập thể và STEM, có 4 HS đạt giải HSG cấp trường và 3 HS đạt giải HSG cấp Quận môn Anh: 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích
- Kết quả bồi dưỡng HSG:
Kết quả thi HSG khối 8: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 4 giải Khuyến khích cấp Quận
Kết quả thi HSG khối 9: 5 giải HSG cấp Quận môn Sinh, 4 giải HSG cấp Thành Phố môn Sinh (1 Nhất, 1 Nhì, 2 Ba)
6 giải Khoa học cấp TP
- Kết quả môn Sinh học các lớp đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu đề ra.
- Xây dựng kế hoạch, giáo án và chỉ đạo chính trong mô hình điểm STEM cấp Quận với chủ để "Thiết kế dụng cụ tưới cây thông minh " trong dịp nghỉ Tết Tân Sửu cho học sinh khối 6, 7, 8.
- Xây dựng và tổ chức được 3 hoạt động STEM mới. Hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi Solve for Tomorrow (Cùng bạn kiến tạo tương lai).
- Tham dự cuộc thi "Giáo viên tài năng duyên dáng " cấp Quận: Đạt giải Ba khối THCS và giải Trình diễn áo dài đẹp nhất.
Học sinh Hải Phòng hào hứng với trải nghiệm STEM đo chu vi trái đất Vào ngày thu phân 23/9, hơn 600 học sinh lớp 10 THPT Lê Quý Đôn (quận Hải An) tổ chức đo chu vi trái đất. Học sinh thực hành đo chu vi trái đất từ lúc 11h40 ngày 23/9. Cùng với việc chuẩn bị các điều kiện tốt nhất về nhân lực và vật lực để triển khai hiệu quả chương trình GDPT...