Hả Nội tính phương án tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân
Thường trực Thành uỷ Hà Nội sẽ báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ về tiêm vắc xin cho tất cả người dân trên địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách của TP và nguồn vốn hợp pháp khác.
Chiều nay (2/2), Thường trực Thành uỷ Hà Nội họp nghe báo cáo về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.
Hiện nay, Hà Nội đã có 20 ca dương tính với Covid-19 liên quan tới các ổ dịch ở Quảng Ninh, Hải Dương. Công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh đang được TP khẩn trương thực hiện với tinh thần thần tốc truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm, cách ly, chữa trị các đối tượng tiếp xúc và bệnh nhân Covid-19.
Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ yêu cầu thực hiện xét nghiệm phạm vi rộng hơn đối với F1, F2
Bí Thư Thành uỷ Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, rủi ro lây nhiễm rất cao, dịch bệnh tại Hà Nội có nguy cơ kéo dài hơn.
Ông biểu dương UBND, Ban Chỉ đạo của TP đã kích hoạt toàn hệ thống vào cuộc rất khẩn trương, các cơ quan, ngành y tế, các quận, huyện có nhiều cố gắng ở các khâu phòng, chống dịch, nhất là lực lượng trên tuyến đầu.
Tuy nhiên, Bí thư Hà Nội cho rằng một số nơi còn chủ quan, chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của chủng virus mới này; sự phối hợp của các cấp, ngành từ TP tới cơ sở chưa chặt chẽ, một bộ phận người dân còn chủ quan, chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc phòng tránh 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Phải truy vết nhanh hơn nữa
Đặt ra yêu cầu với các cơ quan, đơn vị, lãnh đạo Thành uỷ yêu cầu việc đầu tiên là phải xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 là hàng đầu, cấp bách trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Video đang HOT
“Thực hiện nhiệm vụ kép nhưng phòng, chống dịch là hàng đầu”, ông Vương Đình Huệ nêu rõ và chỉ đạo quyết tâm nhanh chóng khống chế, khoanh vùng dịch bệnh trên địa bàn.
Đồng thời duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá trên cơ sở thực hiện đúng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, vùng an toàn chi viện cho vùng bị giãn cách, góp gió thành bão, hạn chế tối đa thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh tròng vùng bị giãn cách.
Để thực hiện được yêu cầu trên, Bí thư Vương Đình Huệ yêu cầu tập trung rà soát năng lực, hiệu quả phòng, chống dịch bệnh từ TP tới thôn, tổ dân phố theo tinh thần chủ động, nhanh nhạy, sát thực, kịp thời, sáng tạo; tăng cường phối hợp giữa các cấp, chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm, bảo đảm đúng quy định.
“Yêu cầu phải truy vết nhanh hơn nữa, phát hiện sớm hơn nữa, phát huy vai trò tổ giám sát cộng đồng, đi từng ngõ, gõ từng nhà, thực hiện khai báo y tế”, ông Huệ nhấn mạnh.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc “5K”, xử phạt nghiêm các trường hợp không tuân thủ; Ban Cán sự Đảng UBND TP xem xét mức độ, sự cần thiết cho phép tổ chức các lễ hội, sự kiện tập trung đông người.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của TP nghiên cứu có quyết định khoanh vùng dịch rộng hơn, thực hiện xét nghiệm phạm vi rộng hơn đối với F1, F2, người đi về từ vùng dịch, người có nguy cơ nhiễm cao tại khu cách ly, các y bác sĩ, các lực lượng thực thi nhiệm vụ, nhanh chóng thông báo kết quả sớm, nhanh nhất đối với F1, tính toán chu kỳ xét nghiệm lại để xác nhận kết quả.
Phối hợp với Bộ Y tế để xét nghiệm cho các nhân viên của sân bay Nội Bài, đồng thời ưu tiên xét nghiệm ở Đại học FPT, Nhà máy Z153, thôn Bạch Trữ (huyện Mê Linh), Times City. Bí thư Hà Nội yêu cầu trước 23 Tháng Chạp phải xét nghiệm xong hoàn toàn F1 trên địa bàn TP.
Ngoài ra, rà soát, thiết lập các khu cách ly, khả năng chữa trị tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, Mê Linh, Đức Giang, bệnh viện tuyến huyện, nghiên cứu sáng kiến của quận Nam Từ Liêm thực hiện cách ly tại trường tiểu học Xuân Phương.
Ông Vương Đình Huệ cho biết, Thường trực Thành uỷ sẽ báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ về tiêm vắc xin cho tất cả người dân của Hà Nội bằng nguồn vốn ngân sách của TP và nguồn vốn hợp pháp khác.
Bí thư Thành uỷ đề nghị UBND TP chỉ đạo các cơ quan tính toán nhu cầu nhu yếu phẩm trên địa bàn TP, tăng cường các hoạt động thương mại trực tuyến nhưng không để xảy ra tình trạng trục lợi, bảo đảm phòng, chống dịch tại các trung tâm thương mại.
Ông cũng đề nghị 5 đoàn kiểm tra của Thường trực Thành uỷ tăng cường kiểm tra tại các nơi có nguy cơ cao như khu công nghiệp, trường học khi học sinh, sinh viên đi học trở lại.
Về công tác truyền thông, Bí thư Thành uỷ yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện công khai, kịp thời thông tin liên quan tới Covid-19 để giúp người dân không hoang mang, dao động nhưng cũng không lơ là, chủ quan.
Bí thư Hà Nội: Tăng cường kiểm tra việc lát đá vỉa hè
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ yêu cầu Sở Xây dựng tăng cường kiểm tra việc lát đá vỉa hè, cẩn trọng từ khâu chọn đá và phải làm đồng bộ.
Sáng 22/12, tại buổi làm việc của Thường trực Thành ủy với Sở Xây dựng Hà Nội, ông Huệ đánh giá thành phố ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp, có đóng góp của Sở trong công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại liên quan đến hạ ngầm kết hợp chỉnh trang đồng bộ hạ tầng đô thị, lát đá vỉa hè...
Nêu thực tế đá vỉa hè vỡ sau thời gian ngắn sử dụng, ông Huệ đặt vấn đề vì sao cũng cùng làm đúng quy trình, thiết kế mẫu của Sở Xây dựng Hà Nội, nhưng có quận làm tốt, có quận chưa. Ví dụ dự án lát đá chỉnh trang Hồ Gươm, các dự án tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình làm rất tốt.
Trên đường Khuất Duy Tiến, nhiều vị trí đá vỡ nát. Ảnh: Tất Định.
Từ thực tế trên, Bí thư Hà Nội yêu cầu cẩn trọng từ khâu chọn đá, thi công đồng bộ, không làm manh mún. Sở Xây dựng Hà Nội tăng cường hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ, quy trình lát đá hè.
Chiều cùng ngày, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy định kỳ, trả lời câu hỏi liên quan đến dự án lát đá vỉa hè, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học cho rằng xác định chất lượng đá phải do cơ quan chuyên môn, nhưng việc để ôtô đi, đỗ lên hè "thì đá nào cũng vỡ".
"Vỉa hè là để phục vụ người đi bộ, cốt nền không được tốt như lòng đường, vì thế ôtô đi lại là không phù hợp. Tôi nghĩ chất lượng đá là vấn đề, nhưng câu chuyện cần bàn hơn là không thể để cho ôtô đi trên vỉa hè", ông Học nói, khẳng định việc cấp phép cho ôtô dừng, đỗ trên vỉa hè là không đúng và cần chấn chỉnh.
Phương tiện đi, đỗ trên vỉa hè. Ảnh: Võ Hải.
Từ cuối năm 2016, nhiều quận nội thành Hà Nội cải tạo vỉa hè bằng đá tự nhiên, được cho có thể sử dụng 50-70 năm. Tuyến phố đầu tiên là Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân), rồi tới Hai Bà Trưng, Nguyễn Trãi, Giải Phóng... Song mặt đá lát sau vài tháng đã bong tróc, gãy nát.
Lãnh đạo thành phố chỉ đạo dừng các dự án chuẩn bị đầu tư, cải tạo vỉa hè để rà soát; giao cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ trách nhiệm các bên liên quan. Kết luận thanh tra vào tháng 2/2018 nêu một số bất cập trong thiết kế mẫu, loại đá dùng trong bê tông lót nền hè không thống nhất dẫn đến các dự án sử dụng kích thước đá khác nhau, ảnh hưởng chất lượng; thiếu hướng dẫn chung về quy trình thi công; một số mẫu đá lát hè không đảm bảo theo thiết kế...
Đầu năm 2019, thành phố ban hành quyết định "thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn". Sau đó, 15 quận, huyện, thị xã đề xuất lát đá vỉa hè gần 300 tuyến đường. Nhưng cũng như đợt trước, một số tuyến phố sau khi đưa vào sử dụng có hiện tượng đá hư hại như Khuất Duy Tiến, Nguyễn Đình Chiểu, Trịnh Văn Bô...
Diện tích nhà ở bình quân của Hà Nội đạt 26,8 m2/người
Báo cáo tại buổi làm việc với Thường trực Thành ủy, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong thông tin, đến tháng 12, diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 26,8 m2/người, vượt mục tiêu đến năm 2020 (26,3 m2/người).
Trong năm 2020, thành phố hoàn thành 5 dự án nhà ở xã hội với hơn 550.000 m2 sàn tương ứng với trên 5.300 căn hộ; 89 dự án nhà ở thương mại, tương ứng hơn 6,5 triệu m2 sàn, trên 53.000 căn hộ và 5 dự án nhà ở tái định cư.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết hiện nay có hơn 20.000 m2 tầng 1 thuộc 11 nhà tái định cư bỏ trống.
Bí thư Hà Nội yêu cầu điều tra nghi vấn tiêu cực trong xử lý rác Lãnh đạo TP Hà Nội giao công an lập chuyên án "xem có tiêu cực trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải hay không?". Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đưa ra yêu cầu trên trong cuộc kiểm tra đột xuất về tình hình giải quyết các kiến nghị của người dân liên quan đến Khu...