Hà Nội: Thủ khoa không phải qua thi tuyển công chức
Người tốt nghiệp thủ khoa đại học trong nước, người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài sẽ được Hà Nội tiếp nhận, không phải qua thi tuyển công chức.
Người tốt nghiệp thủ khoa trong nước hoặc tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài không phải qua thi tuyển công chức Hà Nội năm 2015.
Ngày 4/2, Sở Nội vụ Hà Nội đã có hướng dẫn về việc tiếp nhận không qua thi tuyển đối với những trường hợp đặc biệt trong kỳ thi tuyển công chức năm 2015 và xác định ngành, chuyên ngành đào tạo đăng ký tuyển dụng công chức.
Việc tiếp nhận không qua thi tuyển đối với những trường hợp đặc biệt nhằm thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô. Cụ thể, đối tượng tiếp nhận không qua thi gồm người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài.
Nội dung sát hạch tiếp nhận công chức không qua thi tuyển là sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển; điểm sát hạch được tính theo thang điểm 100.
Người trúng tuyển công chức bằng tiếp nhận không qua thi tuyển phải có điểm sát hạch đạt từ 50 điểm trở lên lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm. Trường hợp có 2 người trở lên có điểm sát hạch bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì người trúng tuyển xác định theo thứ tự người có bằng chuyên môn tham gia dự tuyển cao hơn; người có điểm trung bình học tập toàn khóa cao hơn…
Video đang HOT
Sở Nội vụ cũng quy định, người thuộc đối tượng tham gia tuyển dụng bằng hình thức tiếp nhận không qua thi tuyển chỉ được đăng ký tuyển dụng một lần tại một chỉ tiêu tuyển dụng của một cơ quan, đơn vị.
Đối với người tham gia tuyển dụng bằng hình thức tiếp nhận không qua thi tuyển, nếu trúng tuyển sẽ phải bổ sung thêm một số giấy tờ vào hồ sơ theo quy định của Bộ Nội vụ.
Nếu tại chỉ tiêu có đối tượng tuyển dụng bằng hình thức tiếp nhận không qua thi tuyển đã có người trúng tuyển và hết chỉ tiêu tuyển dụng thì người đã đăng ký dự tuyển bằng thi tuyển tại chỉ tiêu đó được phép đổi nguyện vọng thi tuyển vào chỉ tiêu của các cơ quan, đơn vị khác có yêu cầu chuyên môn phù hợp. Tổng chỉ tiêu thi tuyển công chức Hà Nội năm 2015 ngạch chuyên viên là 560 người.
Theo Infonet.vn
37 tuổi trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam thế kỷ 21
GS Phan Thanh Sơn Nam, 37 tuổi, ĐH Quốc gia TPHCM là người trẻ nhất trong lịch sử 38 năm qua, được phong giáo sư.
Sáng 4.2, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tổ chức lễ công bố quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, giáo sư năm 2014 cho 644 nhà giáo.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS- PGS cho các nhà giáo.
Người trẻ nhất được công nhận chức danh GS là ông Phan Thanh Sơn Nam, 37 tuổi, chuyên ngành Hóa học, giảng viên Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM ĐH.
Người lớn tuổi nhất được công nhận chức danh GS là ông Lê Ngọc Canh, 81 tuổi, nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
Đây là giáo sư trẻ nhất và giáo sư cao tuổi nhất trong lịch sử 38 năm qua.
GS Phan Thanh Sơn Nam bày tỏ, đạt được tiêu chuẩn chức danh giáo sư là điểm khởi đầu của một giai đoạn mới với trách nhiệm nặng nề.
GS Phan Thanh Sơn Nam
Sau khi đạt được chức danh GS, ngoài việc thực hiện những nghiên cứu của riêng, ông Nam sẽ hỗ trợ cho các bạn trẻ hơn trên con đường nghiên cứu khoa học.
"Xin được làm một nét gạch nối giữa thế hệ các bạn trẻ hơn tôi với thế hệ cha anh để cùng nhau học hỏi kiến thức và kinh nghiệm và kiến thức từ những thế hệ đi trước", GS Phan Thanh Sơn Nam chia sẻ.
Ngoài ra, chức danh PGS trẻ nhất năm nay được trao cho hai người cùng sinh năm 1981 đó là TS Từ Trung Kiên, chuyên ngành Chăn nuôi, Trường ĐH nông Lâm, ĐH Thái Nguyên và TS Hoàng Quý Tỉnh, chuyên ngành Sinh học, Trường ĐH sư phạm Hà Nội.
PGS cao tuổi nhất là nhà giáo Vũ Tự Lân (81 tuổi), chuyên ngành Nghệ thuật, nguyên là giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, nhận định, nhìn chung các tân GS, PGS ngày càng trẻ hơn, nhưng vẫn chưa trẻ được như các nước phát triển.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, GS Pham Vũ Luận cho biết, ngày càng có nhiều nhà giáo, nhà khoa học và các tác giả có các công trình nghiên cứu có giá trị đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Nhiều kết quả đã được ứng dụng một cách có hiệu quả trong thực tế.
Theo Danviet.vn
Điều kiện thay đổi chức danh nghề nghiệp của giáo viên? GD&TĐ - Hỏi: Chúng tôi là giáo viên thuộc huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa). Năm 2007 phòng GD&ĐT kết hợp với Trường đại học Hồng Đức mở lớp đại học hệ vừa học, vừa làm. Đến năm 2010 chúng tôi được nhận bằng cử nhân. Xin hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc: Chúng tôi có thuộc đối tượng chuyển ngạch...