Hà Nội: Thông xe đoạn đường đắt nhất hành tinh
Với chiều dài hơn 500 mét nhưng đoạn đường Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu đã tốn gần 1.000 tỉ đồng. Bình quân, mỗi mét đường chi phí hết 2 tỉ đồng.
Chiều ngày 31/12, đoạn đường Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu (thuộc dự án xây dựng đường Vành đai I) chính thức thông xe kỹ thuật. Sau khi đi vào khai thác, đoạn đường này sẽ giảm tải giao thông cho nút giao Tôn Đức Thắng – Ô Chợ Dừa – Nguyễn Lương Bằng.
Ông Nguyễn Sỹ Bảo – Giám đốc Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, chủ đầu tư xây dựng đoạn đường Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu cho biết: Sáng cùng ngày, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã đi kiểm tra thực tế việc thi công, phương án tổ chức giao thông đoạn đường này. Kết thúc chuyến kiểm tra, Phó Chủ tịch thành phố quyết định cho thông xe kỹ thuật đoạn đường ngay trong buổi chiều.
Nhiều hạng mục chưa hoàn thiện nhưng con đường đắt nhất hành tinh đã được thông xe.
Theo đại diện Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, hiện mới chỉ cho thông xe tạm theo 2 hướng Tôn Đức Thắng – Khâm Thiên đi Hoàng Cầu và hướng từ Hoàng Cầu đi về Nguyễn Lương Bằng. Phương án tổ chức giao thông tại nút giao Hoàng Cầu, nút giao Tôn Đức Thắng – Ô Chợ Dừa – Nguyễn Lương Bằng phải đợi trung tuần tháng 1/2014 mới có phương án hoàn chỉnh.
Trước mắt các đơn vị tập trung thi công tại đoạn Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu. Hiện tại vẫn còn một số hạng mục thoát nước và phải giải phóng mặt bằng tại một số vị trí. Tổng mức đầu tư của đoạn đường hơn 500m này là gần 1.000 tỉ đồng, trong đó phần vốn chủ yếu là bồi thường giải phóng mặt bằng.
Video đang HOT
Cũng theo Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, trước đó đơn vị này cũng làm chủ đầu tư đoạn Kim Liên – Ô Chợ Dừa có chiều dài 550m, tổng mức đầu tư 642 tỉ đồng, được coi là con đường đắt nhất khi đó. Tính trung bình mỗi mét chiều dài tuyến đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa tốn hơn 1 tỉ đồng. Tuy nhiên, với chi phí bình quân mỗi mét chiều dài tốn gần 2 tỉ đồng, đoạn đường Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu đã chiếm ngôi “đường đắt nhất hành tinh”.
Dự án xây dựng đường vành đai I (đoạn Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu) được phê duyệt năm 2008, có chiều dài hơn 500m, rộng 50m, với tổng mức đầu tư lúc đó là 642 tỉ đồng, trong đó tiền chi cho giải phóng mặt bằng là 527 tỉ đồng, xây lắp 50 tỉ đồng. Sau thời gian ngừng hoạt động, đến đầu năm 2013, quận Đống Đa báo cáo thành phố rằng, 477 phương án đền bù cho các chủ đất nằm trên tuyến đường này lên tới 743,5 tỉ đồng.
Theo PetroTimes
Ngày 2/1/2014 thông xe cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây
Theo Ban quản lý dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc này sẽ được tiến hành thông xe từ ngày 2/1/2014, thay vì là vào ngày 30/12/2013 như thông báo trước đây.
Trước đó, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thông báo dự án xây dựng đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đã cơ bản hoàn thành đoạn từ nút giao Vành đai 2 (TPHCM) đến quốc lộ 51 (Đồng Nai) và sẽ đưa đoạn này vào khai thác sử dụng từ ngày 30/12/2013 để phục vụ nhu cầu các phương tiện giao thông. Tuy nhiên, do phải khắc phục sự cố cột hộ lan kém chất lượng tại gói thầu số 3 nên ngày thông xe phải lùi lại. Sau lễ thông xe, các phương tiện sẽ bắt đầu được phép lưu thông (có đóng phí).
Dù còn nhiều nghi ngại về chất lượng, cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây vẫn chuẩn bị thông xe
Ông Bùi Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết: "Khi đoạn đường cao tốc này đưa vào sử dụng, người dân thành phố sẽ có thêm 1 lộ trình để lựa chọn khi có nhu cầu đi Vũng Tàu, giúp giảm thời gian đi Vũng Tàu từ hơn 2 tiếng đồng hồ xuống còn 1 tiếng 20 phút. Ngoài ra, nó cũng giúp chia tải cho phà Cát Lái rất nhiều".
Do đường mới được đưa vào khai thác sử dụng tạm thời nên ông Bùi Xuân Cường khuyến cáo người dân khi lưu thông vào đường cao tốc nên giảm tốc độ và quan sát hướng dẫn của hệ thống biển báo giao thông trên đường và lực lượng điều tiết giao thông.
Sơ đồ lưu thông vào đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây
Các đối tượng không được tham gia trên đường cao tốc này gồm: Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h; Xe lam, xe công nông, máy kéo; Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự; Xe máy thi công tự hành, xe bánh xích (trừ các loại phương tiện làm nhiệm vụ bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa đường cao tốc); Xe chở chất độc hại, dễ cháy, vật liệu nổ (trừ xe được cấp có thẩm quyền cấp phép); Người đi bộ, xe thô sơ, súc vật; Xe rơ mooc, xe sơ mi rơ mooc; Xe có tải trọng trên 10 tấn, xe kéo móc chuyên dùng, xe container.
Sở GTVT TPHCM cũng đưa ra các sơ đồ hướng dẫn người dân lưu thông từ TPHCM vào tuyến đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây như sau:
Lộ trình 1: Từ quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh) - Nguyễn Văn Linh - cầu Phú Mỹ - đường Vành đai 2 - quay đầu tại nút giao vành đai 2 - đường liên phường - rẽ vào đường nhánh lên đường cao tốc
Lộ trình 2: Đường Võ Văn Kiệt - hầm Thủ Thiêm - Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống - đường Vành đai 2 - quay đầu tại nút giao vành đai 2 - đường liên phường - rẽ vào đường nhánh lên đường cao tốc
Lộ trình 3: Điện Biên Phủ - cầu Sài Gòn 2 - xa lộ Hà Nội - Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống - đường Vành đai 2 - quay đầu tại nút giao vành đai 2 - đường liên phường - rẽ vào đường nhánh lên đường cao tốc
Lộ trình 4: Xa lộ Hà Nội - Đỗ Xuân Hợp - Nguyễn Duy Trinh - đường Vành đai 2 - quay đầu tại nút giao vành đai 2 - đường liên phường - rẽ vào đường nhánh lên đường cao tốc
Lộ trình 5: Cảng Cát Lái - Nguyễn Thị Định - đường Vành đai 2 - quay đầu tại nút giao vành đai 2 - đường liên phường - rẽ vào đường nhánh lên đường cao tốc
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Gắn biển công trình đường Trương Định - Giáp Bát Ngày 26-12, quận Hoàng Mai tổ chức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận đối với tuyến đường nối tiếp từ khu Đền Lừ II đến đường Trương Định - Giáp Bát (đường vành đai 2,5). Đường vành đai 2,5 đoạn Trương Định - Giáp Bát là một dự án giao thông quan trọng của TP Hà...