Cao tốc Nội Bài Lào Cai thu phí 40.000 đồng 150.000 đồng/xe
Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc VN (VEC) cho biết ngày 27.12 tới, gói thầu A1 dài 25 km (Nội Bài – Vĩnh Phúc) của tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai sẽ thông xe kỹ thuật và khai thác tạm.
Ảnh minh họa
Ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc VEC cho biết, hội đồng nghiệm thu nhà nước đã kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện an toàn để chạy xe cho gói thầu A1. Tốc độ trong thời gian khai thác tạm của các xe từ 60 km/h đến 80 km/h.
VEC cho biết trước mắt sẽ có 1 trạm thu phí (đặt tại Vĩnh Phúc) theo hình thức thu phí kín, mức phí 1.500 đồng/km/PCU (xe tiêu chuẩn) với 5 mức phí từ 40.000 đồng – 150.000 đồng. Theo đó, xe dưới 12 chỗ và dưới 2 tấn, xe buýt vận tải khách công cộng chịu mức phí thấp nhất là 40.000 đồng. Xe tải trọng 18 tấn trở lên, xe container 40 feet chịu mức phí 150.000 đồng/xe.
Dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai được xem là dự án đường cao tốc “khủng” với chiều dài 264 km (VEC làm chủ đầu tư 245 km), giai đoạn 1 xây dựng từ Nội Bài (Hà Nội) đến Yên Bái với 4 làn xe, tốc độ 100km/h, đoạn Yên Bái – Lào Cai trước mắt chỉ xây dựng 2 làn xe (có làn chờ để mở thành 4 làn xe cho giai đoạn 2).
Dự kiến ngày 9.4.2014, dự án sẽ thông xe tiếp gói số 2 (Vĩnh Phúc đến Đền Hùng, Phú Thọ).
Video đang HOT
Hiệu suất đầu tư bình quân của tuyến đường khoảng 5 – 6 triệu USD/km. Tổng vốn đầu tư cho toàn dự án là 1,2 tỉ USD (cho 245 km), nhưng sau khi trượt giá đã phải bổ sung thêm 190 triệu USD. Dự kiến, toàn tuyến Nội Bài – Lào Cai sẽ thông xe vào tháng 6.2014.
Theo TNO
Cầu mục nát "cõng" hàng trăm lượt người mỗi ngày
Những cây cầu được làm tạm từ các cọc gỗ, tre mục nát, buộc lại với nhau bằng những sợi thép, lốp xe đạp. Trên mặt cầu lát bằng những tấm ván, tre, luồng xộc xệch... Nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm lượt người "liều mình" đi qua những cây cầu này.
Cầu Vạn bắc qua sông Hoàng, đoạn chảy qua xã Đông Ninh (huyện Đông Sơn) và xã Tiến Nông (huyện Triệu Sơn) - Thanh Hóa có vẻ ngoài vô cùng già cỗi, mục nát, tạm bợ.
Cây cầu Vạn có thời gian sử dụng gần 10 năm nay đang bị xuống cấp hư hỏng đe dọa đến tính mạng người khi qua đây.
Đoạn sông Hoàng chảy qua đây chỉ chưa đầy 500m mà đã có tới 2 cây cầu tạm do người dân dựng lên để thu phí. Cầu Vạn bắc qua hai bên bờ sông Hoàng, một bên là làng Thành Huy, xã Đông Ninh (Đông Sơn) còn bên kia là làng Nga, xã Tiến Nông (Triệu Sơn). Cây cầu có chiều dài gần 80m, rộng hơn 1m được làm từ những cọc gỗ, cọc tre cắm xuống lòng sông. Phần thân cầu được nối lại với nhau từ những thân cây luồng buộc bằng sợi dây thép, lốp xe đạp. Trên mặt cầu lót gỗ, tre, nứa đã bị hư hỏng.
Được biết, đây là một trong những cây cầu "huyết mạch" giao thông nối liền giữa các địa phương quanh đây. Nhiều năm qua, người dân hai bên bờ sông mong muốn có được một cây cầu kiên cố để thuận tiện giao thông qua lại nhưng đến nay vẫn chưa có được.
Thấy cầu hư hỏng mục nát, ông Lê Văn Thành buộc lại những mối thép bị bong ra.
Cầu Vạn nằm ở vị trí nối liền giữa bên ngoài với khu vực quần thể di tích Phủ Vạn, đảo Cò nên có rất nhiều người qua lại. Mặc dù chỉ là cầu tạm, không đảm bảo an toàn nhưng hàng ngày có đến hàng trăm lượt người qua lại trên cây cầu này. Do thời gian sử dụng lâu, khiến cho cầu bị xuống cấp nghiêm trọng, các cột gỗ, tre, luồng cùng những mảnh ván ở mặt cầu đã bị mục nát. Những ngày gần đây, người dân đấu thầu tại cây cầu này đang tiến hành sửa chữa lại toàn bộ cây cầu. Tuy nhiên do kinh phí ít nên cũng chỉ là sửa chữa lại mặt cầu, lát thêm một số phên tre luồng vào các chỗ gỗ bị mục nát.
Mỗi khi có người đi qua đây, cây cầu lại rung lên rất nguy hiểm. Cầu hẹp lại không có lan can hai bên thành cầu, mặt cầu được lát bằng nhiều tấm gỗ, tre, nứa khác nhau khiến cho mặt cầu không bằng phẳng.
Những tấm gỗ trên mặt cầy đã bị mục nát.
Ông Lê Văn Thành (53 tuổi) làng Thành Huy, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn cho biết: "Trước đây, người dân hai bên bờ muốn qua sông phải đi đò ngang. Vào mùa mưa lũ nước sông dâng cao nên đò không thể hoạt động được. Năm 2006, được sự đồng ý của cấp chính quyền hai xã bên bờ sông, nhân dân đã tiến hành làm chiếc cầu tạm bắc qua sông để thuận tiện cho việc qua lại".
Từ đó cho đến nay, mỗi năm cây cầu này được những người thầu cầu đứng ra thu phí và lấy số tiền trên để tu sửa cầu. Cách cây cầu Vạn khoảng 500m còn có một cây cầu tạm làm bằng tre luồng do người dân tự làm và đứng ra thu phí. Mỗi lượt qua đây, phí xe máy là 2.000 đồng, xe đạp 500 - 1.000 đồng...
Được biết, năm 2010, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới cầu Vạn và giao cho UBND huyện Triệu Sơn làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, đến năm 2012 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng để đảm bảo an toàn cho người dân. Tuy nhiên, đến nay cầu vẫn chưa được triển khai xây dựng. Trong khi cầu mới không hiểu vì lí do gì chưa được tiến hành xây dựng, người dân hàng ngày vẫn phải đóng phí để được đi qua những cây cầu đầy nguy hiểm này.
Những mố cầu được buộc bằng dây thép mềm đang bị bong ra, cầu có thể sập bất cứ lúc nào.
Thái Bá
Theo Dantri
Dương Chí Dũng khai trốn sau cú điện thoại bí ẩn Khai trước tòa sáng nay 13/12, Dương Chí Dũng cho biết đã vội vã bỏ trốn chiều ngày 17/5/2012 sau khi nhận được cú điện thoại của "người quen". Khi tòa truy: "Người quen đó là ai?", ông Dũng chỉ trả lời "đã khai với cơ quan điều tra bên an ninh" và xin phép không khai tại tòa. Hôm nay 13/12, bước...