Môi trường tại các tỉnh lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy: Nhiều doanh nghiệp vi phạm
Qua chuyến khảo sát môi trường tại các tỉnh thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy (Hà Nam, Nam Định) do Tổng cục Môi trường tổ chức mới đây, có thể thấy vấn đề ô nhiễm môi trường được xem là điểm nóng cần được quan tâm đầu tư, xử lý không chỉ ở các khu công nghiệp mà cần được chú ý cả tại các cụm công nghiệp, làng nghề.
Việc xây dựng các công trình hạ tầng xử lý ô nhiễm môi trường đòi hỏi nguồn vốn lớn
Hạ tầng còn thiếu
Ông Vũ Hữu Song – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam cho biết: “Toàn tỉnh có 8 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với diện tích hơn 1.700 ha, trong đó có 4 khu đã đi vào hoạt động. Tại 4 khu này, mới chỉ có duy nhất Khu công nghiệp Đồng Văn I có hệ thống thu gom và xử lý nước thải công nghiệp với công suất 1.000m3/ngày đêm đang hoạt động, đảm bảo thu gom, xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp trong khu”.
Khu công nghiệp Đồng Văn II đã hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt thiết bị cho nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 2.000m3/ngày đêm và đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm. Các Khu công nghiệp Châu Sơn, Hòa Mạc đang tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, dự kiến cuối năm 2014 sẽ đi vào hoạt động. Trong khi đó, toàn bộ các Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh đều chưa đầu tư được hệ thống xử lý nước thải tập trung, vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại các làng nghề là rất đáng lo ngại.
Tại Nam Định, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trưởng của tỉnh cho biết, trên địa bản tỉnh hiện có 4 khu công nghiệp, 20 cụm công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích theo quy hoạch là hơn 930ha. Thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, các khu công nghiệp đều đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (riêng Khu công nghiệp tàu thủy Vinashin chưa thực hiện).
Video đang HOT
Khu công nghiệp Hòa Xá đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 công suất 4.500m3/ngày đêm. Khu công nghiệp Bảo Minh đang triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1. Khu công nghiệp Mỹ Trung đang làm thủ tục vay vốn đề đầu tư dự án xử lý nước thải tập trung. Trong số 20 cụm công nghiệp, mới có 4 cụm được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung.
Toàn tỉnh Nam Định có 90 làng nghề, trong đó 42 làng nghề có phát sinh chất thải thuộc diện ô nhiễm và 11 làng nghề đang gây ô nhiễm ở mức độ cao cần được ưu tiên xử lý. Tại các làng nghề như cơ khí Bình Yên, Vân Chàng, Đồng Côi… các chất thải chưa được xử lý an toàn đã tác động xấu tới môi trường và sức khỏe người dân.
Có những doanh nghiệp làm đối phó
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, số lượng các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường còn rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp thực hiện với hình thức đối phó hoặc không đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất thải và bảo vệ môi trường mà xả thải trực tiếp ra ngoài gây ô nhiễm. Cơ sở hạ tầng của một số khu công nghiệp và hầu hết các cụm công nghiệp, làng nghề chưa được xây dựng đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
Đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam cho biết thêm, hiện nay không riêng Hà Nam mà các tỉnh trên toàn quốc đều đang trong giai đoạn “trải thảm đỏ” thu hút đầu tư, doanh nghiệp vi phạm là dễ xảy ra nếu không kiểm tra chặt chẽ. Chỉ riêng trong đợt phối hợp giữa Chi cục và đoàn thanh tra mới đây đã phát hiện 8 doanh nghiệp vi phạm.
Cũng ở tình trạng tương tự, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cũng cho biết, nhìn chung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đã có ý thức trong công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên việc tự giác chấp hành, áp dụng đầy đủ các biện pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh còn hạn chế. Một số đơn vị còn chưa chấp hành nghiêm túc trong việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Đặc biệt vẫn còn một số cơ sở vi phạm gây ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong nhân dân.
Theo ANTD
Hà Nội quyết đóng cửa Zone 9 trước 15/1
Sau quyết định đóng cửa Zone 9 trước 23/12 khiến nhiều hộ kinh doanh phản ứng, UBND Hà Nội đã quyết định chấm dứt hoạt động của "hợp tác xã" này trước 15/1/2014, bằng biện pháp hành chính hoặc thậm chí là cưỡng chế.
Theo chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND Hà Nội Vũ Hồng Khanh, các cơ quan, đơn vị, cá nhân tiếp tục thực hiện chỉ đạo ngày 3/12 của UBND thành phố về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh, dịch vụ, cải tạo nhà tại khu đất số 9 Trần Thánh Tông.
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp hành chính, quận Hai Bà Trưng có thể cưỡng chế theo quy định để chấm dứt các hoạt động kinh doanh trước ngày 15/1/2014. Đây là mốc thời gian cụ thể hơn được lãnh đạo Hà Nội đưa ra sau quyết định đóng cửa trước đó do UBND phường Bạch Đằng thông báo.
Lãnh đạo thành phố còn yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất, chuẩn bị đầu tư dự án ở khu đất số 9 Trần Thánh Tông, kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định; Công an thành phố nhanh chóng đưa ra kết luận, báo cáo thành phố về vụ cháy tại Zone 9 làm 6 người chết ngày 19/11.
Trong khi đó, dù chính quyền phường Bạch Đằng và quận Hai Bà Trưng đã yêu cầu các hộ kinh doanh tại Zone 9 chấm dứt hoạt động trước 23/12 nhưng nhiều cửa hàng tại đây vẫn mở cửa đón khách.
Theo quyết định mới nhất của Hà Nội, Zone 9 sẽ đóng cửa trước ngày 15/1/2014. Ảnh: iOne.
Tiền thân của Zone 9 là Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2, rộng hơn 11.000 m2 nằm cạnh vườn hoa Yersin. Sau khi Công ty Dược 2 di dời ra ngoại thành, UBND Hà Nội giao Công ty CP Đầu tư và phát triển Bình An lập và triển khai dự án tổ hợp văn phòng làm việc, trung tâm thương mại; Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chấp thuận quy hoạch tổng thể mặt bằng dự án vào tháng 5/2013.
Tuy nhiên, công ty Bình An đã ký hợp đồng cho Công ty Tiến Bộ sử dụng có thời hạn mặt bằng khu đất từ 1/8/2013 đến 28/2/2014. Công ty Tiến Bộ lại tiếp tục ký hợp đồng với Công ty TNHH Tư vấn Bất động sản Thành Đạt để quản lý và khai thác khu đất.
Công ty Thành Đạt đã cho nhiều hộ kinh doanh nhằm tạo kinh phí phục vụ công tác quản lý khu đất. Từ đây, "hợp tác xã" Zone 9 được hình thành với hàng chục cửa hàng lớn nhỏ kinh doanh đủ các loại hình giải trí phục vụ giới trẻ.
Công ty Bình An cho biết, đầu tháng 11 đã có ý định thu hồi lại khu đất để đầu tư dự án và yêu cầu các đơn vị liên quan không cho phép sửa chữa, cải tạo, xây dựng trên khu đất. Tuy nhiên, việc sửa chữa vẫn diễn ra, điển hình là vụ sửa bar Fuse gây hỏa hoạn làm 6 người chết do ngạt khói hôm 19/11.
Đoàn Loan
Theo VNE
Thu hồi hơn 9,6 triệu m2 đất vi phạm Diện tích đất dự án được thu hồi năm 2013 của TP Hà Nội đạt tới con số kỷ lục hơn 9,6 triệu m2. Trong đó, riêng một khu đô thị không còn phù hợp với quy hoạch nên bị thu hồi đã chiếm tới hơn 9,4 triệu m2, rộng gần gấp đôi quận Hoàn Kiếm. Một khu đất "treo", sử dụng sai...