Hà Nội: Thí sinh tự do thi tốt nghiệp THPT như thế nào?
Sở GD&ĐT TP Hà Nội vừa có hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT, trong đó nêu rõ các trường hợp đặc cách, thí sinh tự do tham gia kỳ thi.
Thí sinh tự do phải đủ điều kiện về học lực để tham gia kỳ thi THPT
Theo ông Phạm Văn Đại – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hà Nội, thí sinh tự do dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT phải thực hiện các quy định cụ thể: Thí sinh không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5, bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định; thí sinh bị mất bản chính học bạ THPT phải có xác nhận lại bản sao học bạ được cấp, trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc căn cứ vào hồ sơ thi của các kỳ thi trước.
Với trường hợp đặc cách tốt nghiệp, Sở GD&ĐT TP nêu rõ, đặc cách tốt nghiệp trước kỳ thi: Thí sinh nộp hồ sơ theo quy định của Quy chế thi tại đơn vị đăng ký dự thi; đặc cách do bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại: Chậm nhất 7 ngày sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi, thí sinh phải nộp hồ sơ đặc cách cho Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi. Thủ trưởng đơn vị đăng ký dự thi chịu trách nhiệm nhận và chuyển giao hồ sơ đặc cách cho sở GD&ĐT.
Về quy định xét công nhận tốt nghiệp, theo ông Phạm Văn Đại, thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 42 Quy chế thi được công nhận tốt nghiệp. Thí sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT nhưng không dự thi hoặc dự thi không đạt yêu cầu để được công nhận tốt nghiệp THPT thì được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Video đang HOT
Mỗi thí sinh dự thi không bị kỷ luật hủy kết quả thi được cấp 1 Giấy chứng nhận kết quả thi. Mỗi Giấy chứng nhận kết quả thi có một mã số xác định duy nhất. Thí sinh mất Giấy chứng nhận kết quả thi được cấp lại (nếu có lý do chính đáng), máy tính sẽ xóa mã số của Giấy chứng nhận kết quả thi lần trước đã cấp trong hệ thống.
Cũng theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TP, sau ngày 30/6, thí sinh không được quyền thay đổi các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký. Thí sinh được quyền điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển 1 lần sau khi biết kết quả thi.
Đợt 2 đăng ký xét công nhận tốt nghiệp: Chậm nhất ngày 20/7, tất cả thi sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp phải nộp Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh đã học xong chương trình THPT từ năm 2019 trở về trước nộp Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT vào thời điểm nộp Phiếu đăng ký dự thi.
Các trường 'chạy' hết tốc lực để nhận đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Năm nay do thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT chỉ có 15 ngày nên các trường phải 'chạy' hết tốc lực để đảm bảo tiến độ nhưng phải hạn chế tối đa sai sót trong hồ sơ của học sinh.
Giáo viên Trường THPT Gia Định (TP.HCM) hướng dẫn học sinh làm hồ sơ ĐKDT tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Làm mẫu hồ sơ cho học sinh
Hiệu trưởng nhiều trường THPT chia sẻ, năm nay thời gian đăng ký dự thi (ĐKDT) ngắn hơn nên mọi việc khá gấp gáp. Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), cho biết thực ra trường chỉ có khoảng 10 ngày thu hồ sơ của học sinh (HS), sau đó phải rà soát xem các em có sai sót gì để yêu cầu chỉnh sửa, đăng ký lại. "Các khâu phải làm hết tốc lực mới kịp", bà Quỳnh nói.
Bà Quỳnh chia sẻ nhà trường sẽ khai mẫu rồi photo phát cho HS, các em chỉ thay tên tuổi và nguyện vọng (NV), bài thi mà mình chọn... để tránh sai sót về mã vùng, mã trường như các năm trước.
Theo ông Đàm Tiến Nam, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), dù thời gian năm nay tương đối gấp nhưng các trường nếu làm chuẩn thì cũng không ảnh hưởng gì về tiến độ. Để hỗ trợ HS, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thành lập một ban tư vấn, hướng dẫn và sẵn sàng hỗ trợ HS trong suốt quá trình ĐKDT. HS sẽ có 1 tuần đầu tiên để nghiên cứu, cân nhắc trước khi đăng ký và nộp hồ sơ chính thức.
Ông Nam cho biết đã trực tiếp có buổi nói chuyện với toàn bộ HS lớp 12 để cập nhật các thông tin mà HS cần lưu ý khi ĐKDT, đề nghị các em nêu cao ý thức trách nhiệm khi đặt bút đăng ký chính thức, tránh vô tình hoặc cố tình điền sai thông tin vừa ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân, vừa ảnh hưởng đến những người làm nhiệm vụ thu nhận hồ sơ.
Đặc biệt quan tâm thông tin về diện ưu tiên
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, năm nay thành phố dự kiến có khoảng 80.000 thí sinh (TS) dự thi, trong đó có hơn 75.000 TS đang học lớp 12, còn lại là TS tự do. Hà Nội dự kiến tổ chức 140 điểm thi với hơn 3.300 phòng thi.
Tại hội nghị về tổ chức thi tốt nghiệp của Hà Nội mới đây, ông Bùi Quang Thái, Phó trưởng phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng (Sở GD-ĐT TP.Hà Nội), lưu ý tới quyền lợi dự thi của TS. Ông Thái lưu ý năm ngoái có TS cố tình khai là đối tượng ưu tiên để được cộng thêm 0,5 điểm. Khi có giấy báo điểm, TS này đỗ NV1 nhưng không nộp được giấy chứng nhận ưu tiên như đã đăng ký nên bị trừ 0,5 điểm và rớt xuống NV2. Điều đáng nói, theo quy chế, khi TS đậu NV1, hệ thống đã tự động gạch bỏ NV2. TS này do đó phải "đứng ngã ba đường".
Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2020 của Bộ GD-ĐT lưu ý: Các trường phổ thông chịu trách nhiệm hướng dẫn TS chuẩn bị hồ sơ và điền vào ĐKDT đầy đủ và đúng các thông tin; rà soát hồ sơ đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT để bảo đảm độ chính xác thông tin, đặc biệt là thông tin về diện ưu tiên để được cộng điểm ưu tiên (nếu có); xem xét và quyết định điều kiện dự thi của TS; tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ.
Bộ GD-ĐT cũng nêu rõ khi làm thủ tục dự thi, TS phải có căn cước công dân. Các sở GD-ĐT, các trường phổ thông hướng dẫn để HS có căn cước công dân trước khi nộp phiếu ĐKDT. Những TS muốn điều chỉnh NV đăng ký xét tuyển sinh ĐH, CĐ thì phải đăng ký số điện thoại, email của mình khi ĐKDT.
Tuyệt đối không kết thúc nhận hồ sơ trước thời hạn
Xác định đây là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đối với TS trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết đã tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ làm công tác thu nhận hồ sơ của các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận, huyện, thị xã thuộc TP.Hà Nội.
Để bảo đảm quyền lợi cho TS, Sở GD-ĐT Hà Nội nhắc nhở các đơn vị, nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để mọi TS có đủ điều kiện đều được ĐKDT theo NV và tuyệt đối không được kết thúc thời gian thu nhận hồ sơ trước thời hạn quy định.
Quy định của Bộ GD-ĐT nêu rõ, từ ngày 15 - 30.6, các đơn vị ĐKDT thu hồ sơ và bản photocopy căn cước công dân; nhập dữ liệu của TS vào hệ thống quản lý thi. Sau khi đã nhập xong dữ liệu, in thông tin ĐKDT của TS từ hệ thống quản lý thi, giao cho giáo viên chủ nhiệm hoặc người được phân công để tổ chức cho HS rà soát, ký xác nhận. Sau khi kết thúc thời hạn ĐKDT, TS không được thay các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký. Chậm nhất ngày 1.8, TS sẽ nhận được giấy báo dự thi.
Rộng cửa xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2020 Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đảm bảo sự phân hóa phù hợp cho các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) thực hiện công tác tuyển sinh ổn định như năm 2019. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, các cơ sở giáo dục đại học tham gia vào việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát kỳ thi;...