Hà Nội: Thí sinh thi đủ bốn môn mới được xét vào lớp 10
Chỉ còn một tuần nữa là diễn ra kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2019 – 2020 tại Hà Nội. Thí sinh cần nắm vững quy chế thi, tham gia đầy đủ, đúng giờ ở tất cả các môn để tránh bị “trượt oan”.
Năm học 2019 – 2020 là năm học đầu tiên Hà Nội áp dụng phương thức thi tuyển với bốn bài để tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Do đó, Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các thí sinh là phải tham dự đủ bốn bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử. Chỉ xét tuyển những học sinh có đủ bốn bài thi, không có bài thi nào bị điểm không và không vi phạm quy chế thi đến mức bị hủy kết quả bài thi.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, có khoảng 90.000 học sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019 – 2020. So với năm học trước, số học sinh đăng ký dự tuyển ít hơn gần 5.000 học sinh. Tỷ lệ học sinh được tuyển vào lớp 10 các trường công lập chiếm 62%. Còn lại 20% vào các trường THPT tư thục, 10% vào trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và số còn lại tham gia học nghề.
Kỳ thi vào lớp 10 năm học 2019 – 2020 tại Hà Nội diễn ra trong khoảng 1 tuần nữa.
Đây chỉ là tỷ lệ trung bình trên toàn thành phố, còn tại khu vực các huyện hoặc địa bàn khó khăn, chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường công lập chiếm tỷ lệ cao hơn. Việc tăng chỉ tiêu học sinh vào trường công lập ở những địa bàn khó khăn nhằm giảm gánh nặng về chi phí học tập cho gia đình học sinh ở khu vực đó.
Để chuẩn bị cho kỳ thi năm nay, Hà Nội dự kiến bố trí 190 điểm thi, gần 3.900 phòng thi. Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS, chủ yếu ở lớp 9. Đề thi môn Toán và Ngữ văn bảo đảm 4 cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp, vận dụng cấp độ cao; môn Ngoại ngữ và lịch sử chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu vận dụng cấp độ thấp.
Một điểm đáng lưu ý đối với các thí sinh trước kỳ thi đó là phải nắm vững quy chế kỳ thi năm nay. Cụ thể, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2019 – 2020 sẽ áp dụng theo quy chế kỳ thi THPT Quốc gia 2019 về tổ chức thi. Theo đó, khi vào phòng thi, thí sinh phải trình thẻ dự thi cho cán bộ coi thi.
Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ. Trong phòng thi ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình. Lưu ý, thí sinh không được trao đổi, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự phòng thi…
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019 -2020 sẽ được tổ chức vào các ngày 2 và 3 tháng 6. Ngày 2/6, buổi sáng thi Ngữ văn trong vòng 120 phút, buổi chiều thi Toán trong vòng 120 phút. Sáng 3/6, thi môn Ngoại ngữ 60 phút và môn Lịch sử trong vòng 60 phút. Đối với các thí sinh đăng ký dự thi chuyên, chiều 3/6 và sáng 4/6 thi các môn chuyên theo lịch.
Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở cũng đã chỉ đạo các trường thông báo kịp thời và đầy đủ về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 – 2020. Tổ chức học tập Quy chế tuyển sinh, Quy chế thi THPT Quốc gia của Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 – 2020 cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường.
Phổ biến cho học sinh và cha mẹ học sinh văn bản “Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 – 2020″ và tài liệu “Những điều cần biết về tuyển sinh vào lớp 10 THPT thành phố Hà Nội năm học 2019 – 2020″ giúp học sinh chọn trường phù hợp với điều kiện và khả năng học tập của mình.
Theo giadinh.net
Thi vào lớp 10 Hà Nội: Công thức tính điểm xét tuyển như thế nào?
Kì thi vào lớp 10 năm học 2019 - 2010, điểm xét tuyển của thí sinh có sự khác biệt so với những năm trước đây. Bởi đây là năm đầu tiên Hà Nội đưa môn Sử vào kì thi bên cạnh 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Kì thi vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 ở Hà Nội có nhiều điểm thay đổi để phù hợp với xu hướng tuyển sinh vào lớp 10 của cả nước. Trong đó, bên cạnh 3 môn thi truyền thống như những năm trước đây, Sở GD&ĐT Hà Nội đưa môn Lịch sử vào là môn thi thứ 4.
Do đó, điểm xét tuyển thi vào lớp 10 cũng có những thay đổi để phù hợp hơn. Dưới đây là công thức tính điểm xét tuyển thi vào lớp 10 đối với hệ công lập không chuyên, hệ chuyên và hệ song ngữ.
Kì thi vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 được tổ chức vào đầu tháng 6/2019.
Video đang HOT
Công thức tính điểm xét tuyển thi vào lớp 10 công lập không chuyên
Đối với các trường THPT không chuyên và lớp 10 không chuyên trường THPT Chu Văn An, trường THPT Sơn Tây, điểm xét tuyển là căn cứ duy nhất để tuyển sinh. Điểm xét tuyển vào lớp 10 dựa trên kết quả 4 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử và điểm ưu tiên.
Cụ thể, công thức tính điểm xét tuyển thi vào lớp 10 như sau:
Điểm xét tuyển = (Điểm môn Ngữ văn Điểm môn Toán) x2 Điểm Ngoại ngữ Điểm Lịch sử Điểm ưu tiên.
Trong đó, điểm Văn, Toán, Ngoại ngữ và Lịch sử: là điểm bài thi các môn tương ứng theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến 2 chữ số thập phân.
Chỉ đưa vào diện xét tuyển những thí sinh không vi phạm Quy chế đến mức hủy kết quả thi trong kỳ thi tuyển sinh và không có bài thi nào bị điểm 0.
Điểm ưu tiên chỉ tính với mức ưu tiên cao nhất đối với trường hợp thí sinh có nhiều ưu tiên.
Nguyên tắc xét tuyển thi vào lớp 10 không chuyên:
Trường lấy từ thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất đến khi đủ chỉ tiêu được giao và thông báo công khai những thí sinh đã trúng tuyển và thời gian nhập học.
Ngoài phương thức "Xét tuyển" theo 1 trong 2 phương án nêu trên, các trường tuyệt đối không được tổ chức thi tuyển hay sử dụng một phương thức khác để tuyển sinh.
Công thức tính điểm thi vào lớp 10 chuyên
Công thức tính điểm xét tuyển vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 có nhiều thay đổi với những năm trước.
Đối với thi vào lớp 10 chuyên, thí sinh sẽ trải qua 2 vòng xét tuyển gồm: sơ tuyển và thi tuyển.
Trong đó, ở vòng sơ tuyển, thí sinh được đánh giá bằng điểm số căn cứ vào các tiêu chí sau:
Kết quả dự thi chọn học sinh giỏi, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực một số nước hoặc quốc tế. Điểm cho mỗi giải được tính như sau: Giải nhất 5 điểm, giải nhì 4 điểm, giải ba 3 điểm, giải khuyến khích 2 điểm.
- Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp THCS: Mỗi năm xếp loại học lực giỏi 3 điểm, học lực khá 2 điểm.
- Kết quả tốt nghiệp THCS: Tốt nghiệp loại giỏi 3 điểm, loại khá 2 điểm.
Công thức tính điểm sơ tuyển thi vào lớp 10 chuyên như sau:
Điểm sơ tuyển = Điểm thi HS giỏi, tài năng Điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS Điểm kết quả tốt nghiệp THCS
Những thí sinh có tổng điểm sơ tuyển từ 10 điểm trở lên sẽ được tham gia vào vòng thi tuyển.
Ở vòng thi tuyển, thí sinh phải tham gia dự thi các môn không chuyên là các môn điều kiện chuyên bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn chuyên.
Trong đó ba môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên. Những thí sinh chỉ có nguyện vọng đăng ký thi vào lớp chuyên (không có nguyện vọng học hệ không chuyên) vẫn phải tham gia dự thi 3 môn không chuyên (Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Hình thức thi: Các môn chuyên thi theo hình thức tự luận; môn Ngoại ngữ chuyên thi theo hình thức kết hợp tự luận và trắc nghiệm để đánh giá kỹ năng nghe, đọc, viết.
Trong đó, các bài thi không chuyên như môn Ngữ Văn và môn Toán 120 phút/bài thi, môn Ngoại ngữ 60 phút/bài thi. Các bài thi môn chuyên như Hóaa học và môn Ngoại ngữ 120 phút/bài thi, các môn khác 150 phút/bài thi.
Điểm bài thi tính theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến 2 chữ số thập phân. Nếu chấm bài theo thang điểm khác thì kết quả điểm các bài thi sẽ quy đổi ra thang điểm 10.
Công thức tính điểm xét tuyển vào lớp 10 chuyên như sau:
Điểm xét tuyển = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) Điểm bài thi chuyên (hệ số 2)
Nguyên tắc xét tuyển vào lớp 10 chuyên năm học 2019 - 2020: Chỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh đến mức hủy kết quả thi và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0.
Căn cứ điểm xét tuyển vào lớp chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao cho từng lớp chuyên.
Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì tiếp tục xét chọn thí sinh theo tiêu chí phụ sau: Có điểm thi môn chuyên đăng ký dự thi cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự thi năm học lớp 9 cao hơn; có điểm trung bình các môn học cuối năm học lớp 9 cao hơn.
Các lớp chuyên được xét tuyển độc lập nhau. Thí sinh được quyền lựa chọn học một lớp chuyên trúng tuyển đối với trường hợp thí sinh trúng tuyển nhiều lớp chuyên.
Công thức tính điểm thi vào lớp 10 song ngữ
Thí sinh thi vào lớp 10 song ngữ cũng phải trải qua 2 vòng thi: sơ tuyển và thi tuyển.
Ở vòng sơ tuyển, điểm số của thí sinh căn cứ vào các tiêu chí sau: Kết quả dự thi chọn học sinh giỏi, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực một số nước hoặc quốc tế.
Điểm cho mỗi giải được tính như sau: Giải nhất 5 điểm, giải nhì 4 điểm, giải ba 3 điểm, giải khuyến khích 2 điểm.
Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp THCS: Mỗi năm xếp loại học lực giỏi 3 điểm, học lực khá 2 điểm.
Kết quả tốt nghiệp THCS: Tốt nghiệp loại giỏi 3 điểm, loại khá 2 điểm.
Công thức tính điểm sơ tuyển vào lớp 10 song ngữ như sau:
Điểm sơ tuyển = Điểm thi HS giỏi, tài năng Điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS Điểm kết quả tốt nghiệp THCS.
Thí sinh có tổng điểm sơ tuyển từ 10 điểm trở lên sẽ được tham gia thi tuyển ở vòng thi tuyển.
Ở vòng thi tuyển, thí sinh phải tham gia dự thi các môn không chuyên (còn gọi là các môn điều kiện chuyên) là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và môn chuyên, trong đó ba môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên.
Những thí sinh chỉ có nguyện vọng đăng ký thi vào lớp chuyên (không có NV học hệ không chuyên) vẫn phải tham gia dự thi 3 môn không chuyên (Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ) trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Các môn chuyên thi theo hình thức tự luận. Môn Ngoại ngữ chuyên thi theo hình thức kết hợp tự luận và trắc nghiệm để đánh giá kỹ năng nghe, đọc, viết.
Các bài thi không chuyên như môn Ngữ Văn và môn Toán có thời gian làm bài là 120 phút/bài thi, môn Ngoại ngữ 60 phút/bài thi;
Các bài thi môn chuyên như môn Hóa học và môn Ngoại ngữ là 120 phút/bài thi, các môn khác 150 phút/bài thi.
Điểm bài thi tính theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn điểm đến 2 chữ số thập phân. Nếu chấm bài theo thang điểm khác thì kết quả điểm các bài thi sẽ quy đổi ra thang điểm 10.
Công thức tính điểm xét tuyển thi vào lớp 10 song ngữ:
ĐXT = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) Điểm bài thi chuyên (hệ số 2)
Các trường xét tuyển theo nguyên tắc: chỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh đến mức hủy kết quả thi và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0.
Nhà trường căn cứ điểm xét tuyển vào lớp chuyên, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao cho từng lớp chuyên.
Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì tiếp tục xét chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên sau: Có điểm thi môn chuyên đăng ký dự thi cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự thi năm học lớp 9 cao hơn; có điểm trung bình các môn học cuối năm học lớp 9 cao hơn.
Các lớp chuyên được xét tuyển độc lập nhau. HS được quyền lựa chọn học một lớp chuyên trúng tuyển (trường hợp HS trúng tuyển nhiều lớp chuyên).
Huyền Trần
Theo thoidai
Thi THPT quốc gia: Cán bộ thanh tra chịu trách nhiệm liên đới nếu xảy ra vi phạm Cán bộ thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm liên đới đối với các vi phạm Quy chế thi của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành Văn bản số 1960/BGDĐT-TTr gửi các sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhà trường (Bộ...