Hà Nội thành lập Hội đồng biên soạn nội dung Giáo dục địa phương
Thành phố Hà Nội vừa có quyết định thành lập Hội đồng biên soạn Giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn TP. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Chử Xuân Dũng làm Chủ tịch Hội đồng.
Học sinh tiểu học Hà Nội (Ảnh: THUỲ LINH)
Hội đồng biên soạn nội dung Giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1516/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội. Chủ tịch Hội đồng biên soạn là Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang. Hội đồng có 14 ủy viên, hai thư ký.
Video đang HOT
Nhiệm vụ của Hội đồng là giúp UBND TP Hà Nội xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức biên soạn nội dung Giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn TP theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, kế hoạch của UBND TP và các quy định hiện hành của pháp luật bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Giáo dục địa phương là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai thực hiện từ năm học 2020-2021. Trước đó, TP đã ban hành Kế hoạch về tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung Giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố.
Nội dung giáo dục địa phương nhằm thực hiện mục tiêu môn học, giúp học sinh gắn kết kiến thức được học với những vấn đề văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị – xã hội, môi trường của Hà Nội.
Trong năm 2020, tài liệu giáo dục địa phương sẽ được tổ chức biên soạn, hoàn thiện và tổ chức dạy đối với học sinh lớp 1 trên địa bàn thành phố; năm 2021 sẽ hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 12.
THANH XUÂN
Hà Nội có thể tiếp tục cho học sinh nghỉ học
Sáng 25/3, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, học sinh Hà Nội hiện nghỉ học đến 5/4 nhưng nếu dịch bệnh phức tạp, có thể kéo dài thời gian nghỉ học.
Ông Dũng cho biết, từ khi học sinh nghỉ học để phòng chống dịch bệnh đến nay đã hơn 2 tháng. Ngay từ khi học sinh bắt đầu nghỉ học, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức 2 hội nghị trực tuyến với hiệu trưởng các trường học trên toàn TP để hướng dẫn, quán triệt các giải pháp phòng bệnh, chuẩn bị điều kiện cho học sinh đi học trở lại. Đến nay, các trường đã khử khuẩn 8 lần.
Tuy nhiên, học sinh nghỉ học kéo dài, xác định việc học không thể bị ảnh hưởng quá nhiều, Sở có văn bản hướng dẫn các nhà trường hỗ trợ học sinh học trực tuyến trên hệ thống Hanoi Stady và dạy học trên truyền hình. Việc học trên truyền hình được bắt đầu từ ngày 9/3, dạy cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 12. Hệ thống Hanoi Stady được Sở GD&ĐT chuẩn bị từ năm học trước, là nơi lưu trữ các bài học theo chủ đề, các dạng đề cho học sinh ôn tập trong thời gian nghỉ.
Cả 2 phương thức học trên, Sở đều yêu cầu các nhà trường giao giáo viên nắm bắt nội dung các giờ học, giao bài tập, kiểm tra tình trạng học sinh tham gia...Như vậy, vai trò của giáo viên trong phương thức học tập mới này rất quan trọng.
Sở GD&ĐT cũng đã thành lập 6 đoàn kiểm tra để kiểm tra các cơ sở phòng chống dịch cũng như kiểm soát nội dung dạy học mới. "Dù thay đổi phương thức dạy học mới không tránh khỏi khó khăn nhưng Sở vẫn yêu cầu các địa phương phải cùng vào cuộc, cam kết thực hiện để đảm bảo chất lượng toàn ngành", ông Dũng nói.
HÀ LINH
Hà Nội cho học sinh tiếp tục nghỉ học sau ca dương tính đầu tiên với Covid-19 Bí thư Thành ủy Hà Nội đã quyết định cho học sinh THPT nghỉ học thêm 1 tuần sau khi Hà Nội xuất hiện ca dương tính đầu tiên với Covid-19. Hà Nội đã thay đổi quyết định cho học sinh nghỉ học trước diễn biến mới của dịch bệnh - Ảnh TN Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19...