Hà Nội: Tăng cường kỉ cương, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Tăng cường kỉ cương, nền nếp trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là phương hướng, nhiệm vụ của ngành GD-ĐT Hà Nội trong năm học 2020-2021.
Học sinh Hà Nội nhanh chóng thích ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới
Chuẩn bị tốt điều kiện triển khai chương trình GDPT mới
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, trong năm học 2020-2021, ngành GD-ĐT sẽ tập trung thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ và 7 nhóm giải pháp cơ bản theo tinh thần Chỉ thị 666/CT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT và Chỉ thị 16/CT-UBND của UBND TP.
Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD-ĐT Hà Nội trong năm học mới là đổi mới chương trình giáo dục, công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, kĩ năng sống, đảm bảo an toàn trường học.
Mô hình dạy học được đổi mới theo hướng mở, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Đa dạng hóa hình thức, phương pháp dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị trong việc giải quyết các vấn đề trong và ngoài trường học trên địa bàn như bạo lực học đường, an toàn giao thông, bán hàng quán trước cổng trường, tệ nạn xã hội…, tạo chuyển biến căn bản trong đạo đức, lối sống, kỹ năng sống trong học sinh.
Đối với giáo dục mầm non, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết sẽ khuyến khích xây dựng phát triển Chương trình giáo dục nhà trường. Đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục “Học thông qua vui chơi, trải nghiệm”; phát huy sáng tạo, đổi mới của giáo viên, tạo hứng thú cho trẻ học tập chuẩn bị tâm thế vào lớp 1.
Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Tăng tỷ lệ huy động trẻ em 4 tuổi đi học trong điều kiện đảm bảo để thực hiện phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi khi Bộ GD&ĐT trình Chính phủ phê duyệt.
Video đang HOT
Đối với giáo dục phổ thông, triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1 từ năm học 2020-2021; tiếp tục rà soát, bổ sung, bảo đảm đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; lựa chọn và bố trí đủ giáo viên có kinh nghiệm triển khai chương trình, sách giáo khoa để dạy lớp 1 trong năm học 2020-2021.
Tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện việc bảo đảm sách giáo khoa, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; hướng dẫn, kiểm tra công tác chuẩn bị triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 2, lớp 6.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Tích hợp, lồng ghép, tinh giản nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; đẩy mạnh giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá gắn với lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục tiểu học. Thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019.
Quan tâm đến việc phát triển toàn diện học sinh, cả về trí tuệ lẫn thể lực
Quan tâm phát triển giáo dục toàn diện
Ngoài quan tâm đến việc “dạy chữ”, ngành GD-ĐT Hà Nội còn quan tâm đến việc thực hiện hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục và trải nghiệm.
Cùng với đó là việc thực hiện hiệu quả công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội cho học sinh, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh vào các môn học chính khóa. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong quản lý, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Tăng cường an ninh, an toàn trường học và các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường.
Bên cạnh đó, ngành GD-DT Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tế trong các cơ sở giáo dục; xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục thể chất, y tế trường học. Nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn trong hoạt động giáo dục thể chất; chủ động phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với dịch, bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19.
Trong năm học tới, ngàn GD-ĐT Hà Nội tiếp tục tham mưu và hoàn thành xây dựng trường, lớp học, từng bước thực hiện quy hoạch, đề xuất xây mới, bổ sung quỹ đất và sắp xếp lại các trường học trên địa bàn Thành phố; khuyến khích, tạo điều kiện phát triển trường ngoài công lập ở các khu vực ngoại thành, vùng khó khăn.
Rà soát trường, lớp học để đề xuất kế hoạch bổ sung trường lớp, mở rộng diện tích khuôn viên trường học đảm bảo đạt chuẩn. Tham mưu với Thành phố xây dựng trường học trong các khu đô thị mới, các khu di dân, tái định cư nhằm đảm bảo có đủ chỗ học cho học sinh các cấp học.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa hiện đại hoá trường, lớp học, có chính sách hỗ trợ để có mặt bằng xây dựng trường học; từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới, dạy học ngoại ngữ và triển khai áp dụng công nghệ số trong dạy học.
Nam Định: Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp
Để hoạt động giáo dục hướng nghiệp thực sự đem lại hiệu quả, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các trường tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp...
Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Nam Định có 57 trường THPT với 40.173 học sinh. Hầu hết các trường THPT đều đã tổ chức chương trình dạy nghề trong giờ học chính khóa, theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học của Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định.
Đồng thời, nhiều trường cũng đã chuyển dần hoạt động ngoài giờ lên lớp sang hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Một buổi tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.
Các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định được thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT quy định thông qua các chủ đề được tổ chức trong phạm vi lớp học nhằm cung cấp kiến thức cho các em học sinh thông qua các giờ lên lớp.
Đặc biệt ở các học sinh lớp 12, ngoài việc học trên lớp, một số trường đã cho học sinh hoạt động tham quan thực tế kết hợp tham dự "Ngày hội tư vấn tuyển sinh" do các trường đại học, cao đẳng chủ trì. Các trường còn tổ chức tham quan thực tế các nhà máy, doanh nghiệp, làng nghề.
Một trong những trường được đánh giá có hiệu quả trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp là trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định, ngoài việc thực hiện nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp với thời lượng 9 tiết/năm theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT.
Kết thúc học kỳ I của năm học, nhà trường tập trung học sinh khối 12 của trường, sau đó Ban hướng nghiệp của trường trao đổi với các em các cách chọn trường phù hợp khả năng, đồng thời trường phối hợp mời các trường đại học, cao đẳng về để tư vấn tuyển sinh hoặc mời chuyên gia dạy nghề về tư vấn nghề nghiệp, hướng chọn trường và định hướng nghề nghiệp tương lai
Trung bình hàng năm, tỷ lệ học sinh của tỉnh Nam Định tốt nghiệp THPT không đi học đại học, cao đẳng chiếm khoảng 20%, trong số đó khoảng 14-14,5% có bằng đào nghề. 100% học sinh lớp 10, lớp 11 được học nghề theo quy định.
Ông Nguyễn Văn Thuận, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định, cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục hướng nghiệp cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế, khó khăn về kinh phí cho các hoạt động tham quan doanh nghiệp, cơ sở việc làm thực tế.
Ngoài ra, tâm lý nhiều phụ huynh vẫn coi trọng bằng cấp, vẫn muốn con mình thi đỗ đạt vào trường đại học nào đấy chứ không phải là học nghề...
Năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các trường tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông; các trường cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tổ chức sinh hoạt các chuyên đề ngoại khóa về công tác hướng nghiệp...
Đặc biệt, việc phân luồng học sinh sau THPT đang được ngành GD&ĐT và các nhà trường đặc biệt quan tâm. Bởi đây được coi là giải pháp căn bản giúp mỗi gia đình, học sinh tự nhận biết khả năng của mình, chọn đúng "nghề", hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động xã hội, nhằm khắc phục tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ".
Thực hiện ề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" của Chính phủ, tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Sở GD&ĐT ban hành các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học, trong đó có việc chỉ đạo tăng cường các hoạt động hướng nghiệp...
Trong đề án này, Nam Định đề ra đạt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 35%...
Gia tăng cơ hội học tập suốt đời Sau gần 7 năm triển khai thực hiện, Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ" đã đạt hiệu quả tốt. Kết quả đáng khích lệ cho thấy việc học tập suốt đời không chỉ phụ thuộc vào trường lớp, sách vở mà còn từ những hoạt động...