Hà Nội tạm lùi thời gian tới trường lớp 1-6: Ý kiến trái chiều của phụ huynh
Theo lộ trình, học sinh lớp 1-6 ở Hà Nội sẽ trở lại trường từ hôm nay 21/2 nhưng Hà Nội đã quyết định cho các lớp này ở 12 quận nội thành tiếp tục học trực tuyến do số ca F0 tăng cao.
Nhiều phụ huynh đã có ý kiến trái chiều về việc này.
Học sinh lớp 1-6 ở ngoại thành Hà Nội đã tới trường từ 10/2.
Reo mừng và lo ngại
Ngay khi có quyết định cho học sinh từ lớp 1-6 trở lại trường, trong các hội nhóm phụ huynh, nhiều ý kiến trái chiều, lo ngại về vấn đề dịch bệnh và thời tiết. Chưa kể rất nhiều trường hợp nhiễm F0 trong cộng đồng và không rõ nguồn lây. Trong khi đó, các con còn quá nhỏ, ý thức phòng dịch chưa tốt, nhu cầu giao tiếp lớn, sỹ số lớp học ở Hà Nội lại quá đông so với quy chuẩn, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Vì thế, từ khi nhận tin con sẽ đi học trở lại từ 21/2, nhiều phụ huynh có ý kiến đề nghị làm đơn xin học online. Thậm chí, ở một số lớp, phụ huynh còn tình nguyện viết đơn cho con học trực tuyến đến hết năm học.
Khi nhận được thông tin lùi thời gian đến trường, chị Mai Anh (Cầu Giấy – Hà Nội) thở phào chia sẻ: “Dù học online bố mẹ vất vả khi con đang học lớp 1, nhưng vẫn yên tâm hơn là đến trường lúc này, khi con chưa tiêm. Không gì vui hơn khi phụ huynh nhận được thông báo này”.
Thực tế, Hà Nội đã cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trên toàn thành phố đi học trở lại từ ngày 8/2, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 18 huyện và thị xã đi học trở lại từ ngày 10/2. Học sinh mầm non vẫn tạm nghỉ tại nhà. Tuy nhiên, sau gần 2 tuần triển khai cho học sinh lớp 7 đến lớp 12 và 4 ngày cho học sinh tiểu học, lớp 6 ngoại thành Hà Nội đến trường học trực tiếp, nhiều trường lớp tại Hà Nội đã phải quyết định cho học sinh chuyển sang học online với lý do số ca mắc COVID-19 trong trường học tăng vọt.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh đã sẵn sàng “sống chung” với dịch, chuẩn bị bình nước uống cá nhân, nước sát khuẩn, khẩu trang… cho con chuẩn bị đi học trở lại.
Ở góc độ khác, nhà văn Hoàng Anh Tú bày tỏ: “Việc hoãn lại hôm nay có thể khiến những phụ huynh phản đối con được trở lại trường sẽ vô cùng hoan hỉ. Nhiều phụ huynh nói với tôi rằng con họ đã reo mừng khi nhận tin hoãn. Nhưng tôi thật sự lo cho những đứa trẻ đó. Bởi chúng reo mừng không phải vì sợ đến trường có COVID-19 mà là sợ học. Chúng có thể đang có những vấn đề mà nhiều cha mẹ bỏ qua, như chứng lười học. Sau hơn 8 tháng ở nhà, nhiều học sinh bắt đầu sợ đến lớp. Như nỗi lo lắng về việc trở lại trường cho thấy trường học không còn là nơi hấp dẫn, bạn bè không còn là niềm vui, khả năng tương tác xã hội của chúng cũng đang gặp những vấn đề. Và có thể còn đáng sợ hơn, lũ trẻ đang mất hoàn toàn hứng thú với trường lớp. Hoặc cũng có thể, nỗi sợ COVID-19 của cha mẹ đã gây tác động mạnh mẽ khiến con trẻ sợ hãi. Cá nhân tôi thật sự mong muốn tư duy “trường học zero Covid” sẽ không còn nữa. Tôi mong là mọi đứa trẻ đều sẽ sớm được đến trường. Vì thứ chúng cần không phải là kiến thức. Mà là khí trời, là tương tác xã hội, là bạn bè, là vận động và cả là kỹ năng sống trong môi trường có dịch. Chúng ta còn muốn nhốt con em của chúng ta đến bao giờ nữa?”.
Tỉ lệ đồng thuận đi học chưa cao
Thông tin cụ thể hơn về lý do lùi lịch trở lại trường của học sinh từ lớp 1- 6 của 12 quận nội thành, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng, trong thời gian gần đây, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, số ca lây nhiễm trong cộng đồng có xu hướng tăng. Cùng với đó, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các nơi thuộc Bắc Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh nên khu vực Hà Nội sẽ có những ngày rét đậm, rét hại dẫn đến việc phụ huynh còn băn khoăn lo lắng khi cho con đến trường, tỉ lệ đồng thuận của cha mẹ học sinh chưa cao trong việc cho con em trở lại trường học trực tiếp. Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho học sinh, Sở GD-ĐT đề nghị UBND thành phố cho phép tạm dừng phương án cho học sinh các khối từ 1 đến 6 thuộc 12 quận trở lại trường học tập trực tiếp, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT thông tin.
Trước đó, theo ông Phạm Xuân Tiến, để chuẩn bị đón học sinh lớp 1 đến lớp 6 đi học, các quận nội thành đã ráo riết chuẩn bị cơ sở vật chất, các phương án an toàn đảm bảo phòng chống dịch. Hà Nội yêu cầu tất cả các trường đều chuẩn bị phương án dạy trực tiếp và trực tuyến song song. Những gia đình còn lo lắng cho sự an toàn của con em mình, không thuộc diện F0, F1 vẫn có thể học trực tuyến bằng phương thức các lớp lắp camera truyền hình ảnh lớp học trực tiếp đến học sinh ở nhà. Học sinh ở nhà vẫn có thể tiếp thu bài học một cách bình thường. Trường nào có điều kiện thì có thể lắp ở tất cả các lớp, trường nào điều kiện hạn chế thì có thể lắp ở một vài lớp nhưng khối nào cũng có.
Cũng theo ông Tiến, ở một số trường, tỷ lệ phụ huynh đồng ý cho con đến lớp chỉ ở mức trên 50%. Một số trường khác có tỷ lệ cao hơn nhưng vẫn còn gia đình chưa muốn con chuyển sang học trực tiếp vì chưa yên tâm. Sở GD-ĐT tôn trọng lựa chọn và quyết định của phụ huynh về hình thức học của con. Tuy nhiên, Sở GD-ĐT cũng đã yêu cầu các nhà trường tuyên truyền, phân tích rõ cho phụ huynh hiểu được lợi ích của việc trẻ đến trường, các con được giao tiếp, tương tác với bạn, với cô, học tập hiệu quả hơn. Ngoài ra, các nhà trường đều có phương án phòng chống dịch chặt chẽ để phụ huynh có thể yên tâm.
Phụ huynh than trời con lớp 1 học online 4 - 5 tiết/ngày, ngược với quy định
Nhiều phụ huynh có con học lớp 1 lo lắng khi nhìn lịch học 4 đến 5 tiết/ngày, ngược với quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ cho phép dạy online tối đa 3 tiết/ngày.
Nhìn vào thời khoá biểu học chính khoá của cậu con trai lớp 1 (trường Tiểu học Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội) chị Nguyễn Hoài Thương "than trời" vì các tiết học dày đặc. Con chị bắt đầu học trực tuyến các nội dung mới năm học 2021 - 2022 từ ngày 13/9. Lịch học được sắp xếp vào buổi tối trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 5, học từ 19h, nghỉ thứ 6 và học bù vào sáng thứ 7 để phụ huynh dễ dàng kèm con học.
Chị Thương lo lắng khi thời khoá biểu của con được xếp với cường độ học cao, dày đặc, ba ngày 4 tiết và hai ngày 5 tiết. Chị cho rằng điều này sẽ khiến trẻ căng thẳng và áp lực ngay những tiết đầu tiên năm học mới.
Vị phụ huynh băn khoăn khi thời khoá biểu của trường đi ngược với quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội. Theo quy định của Sở, từ ngày 13 đến 30/9, khi học sinh lớp 1 chưa thể tới lớp do dịch COVID-19 thì các trường bắt đầu dạy học trực tuyến theo chương trình, thời lượng tối đa 3 tiết/ngày với hình thức linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Các trường sắp xếp thời khóa biểu khoa học, không gây áp lực với học sinh, trong đó ưu tiên dạy học môn tiếng Việt và môn Toán.
Lịch học khối lớp 1 của trường Tiểu học Phương Liệt.
Năm học 2021 - 2022, con gái lớn của chị Lê Thị Tâm (Long Biên, Hà Nội) vào lớp 7 và con gái nhỏ vào lớp 1. Với bé lớp 7, do có kinh nghiệm từ ba lần học online trước nên con có thể tự đăng nhập và sử dụng thiết bị học dễ dàng. Còn với cô con gái lớp 1, lần đầu học online, còn nhiều bỡ ngỡ.
Điều chị lo lắng hơn là thời khoá biểu của con dày đặc cả tuần 4 tiết, trong đó thứ 5 và 6 học sáng từ 8h, còn lại thứ 2, 3, 4 học tối từ 19h. Với lịch học các môn sát nhau và liên tục như vậy, chị lo sức khoẻ của con khó đảm bảo, áp lực và chán học.
" Trong thời khoá biểu của con có ngày thứ 5, 6 học vào buổi sáng, nhưng tôi và chồng đều phải đi làm từ 7h30. Nếu để hai con ở nhà tự trông nhau học trực tuyến thì không yên tâm vì còn nhiều vấn đề phát sinh về đường truyền mạng, đăng nhập ra vào lớp học, hướng dẫn con học. Còn nếu đưa đến cơ quan để tiện kèm cặp, hướng dẫn thì cũng không phải là cách giải quyết tốt cho việc học của con" , chị Tâm đau đầu tính toán.
Chị cho rằng, trong lúc học sinh chưa thể đến lớp do dịch bệnh, nhà trường chỉ nên ưu tiên dạy hai môn Tiếng Việt, Toán, còn lại các môn như Đạo Đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tự nhiên xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Thể dục nên lùi lại. Nhà trường sắp xếp thời khoá biểu với nhiều môn học như vậy khiến các con thấy mệt mỏi, ảnh hưởng sức khoẻ.
Đồng thời, chị cũng mong muốn nhà trường sắp xếp thời gian học vào tất cả các buổi tối trong tuần để phụ huynh thuận tiện hơn trong viên kèm con học mỗi ngày, do ban ngày gia đình đều vẫn phải đi làm.
Học sinh học trực tuyến. (Ảnh minh hoạ)
Giống như chị Thương và Tâm, chị Phan Thu Phương (Hoàng Mai, Hà Nội) bất ngờ khi nhìn vào thời khoá biểu của cậu con trai đang theo học lớp 1 tại một trường tư thục. Nhà trường sắp xếp lịch học cho khối lớp 1 từ thứ 2 đến thứ 6, tất cả các ngày đều 5 tiết học. Ngoài hai môn Tiếng Việt, Toán, con chị sẽ phải học thêm các môn Việt Nam học, Khoa học học, tiếng Anh, Âm nhạc, Tin học, Thể chất.
Chị Phương và nhiều phụ huynh trong lớp không đồng tình với lịch học dày đặc như vậy. Việc học online quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới thị lực, cảm hứng của con đặc biệt là chất lượng học khó đảm bảo. Đồng thời, lịch học trên cũng đi ngược với tinh thần quán triệt chung của Sở GD&ĐT Hà Nội dạy quá 3 tiết/ngày.
Từng phản ánh lo lắng trên với giáo viên chủ nhiệm lớp và đề nghị giảm số tiết học để đảm bảo, nhưng câu trả lời mà phụ huynh nhận lại chỉ là kế hoạch chung của hệ thống.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, trong quá trình dạy học, các trường không thể bê nguyên chương trình trực tiếp ở lớp vào dạy trực tuyến, mà cần tiết chế thời gian, thời lượng, nội dung cho đảm bảo hơn.
Trong một tiết dạy, giáo viên nên tổ chức tối thiểu 3 - 4 hoạt động để học sinh tương tác. Không nên để học sinh lớp 1 tương tác liên tục hai giờ đồng hồ trên máy tính hoặc điện thoại. Các trường nên ưu tiên dạy hoạt động trải nghiệm, kỹ năng, nề nếp.
Vị chuyên gia khuyến cáo giáo viên khi chuyển đổi bài dạy từ trực tiếp sang trực tuyến cần dựa trên ý tưởng sư phạm và công cụ trực tuyến phù hợp. Không tổ chức các hoạt động đòi hỏi học sinh chú tâm, tư duy quá 10 phút khi dạy trực tuyến.
HS lớp 1 tại Hà Nội kiểm tra cuối kỳ II trực tuyến: Giải pháp hợp lý trong mùa dịch Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các trường học ở Hà Nội đã lên kế hoạch tổ chức kiểm tra cuối học kỳ II bằng hình thức trực tuyến. Nhiều phụ huynh lo lắng trong trường hợp con phải kiểm tra cuối kỳ bằng hình thức trực tuyến. Ảnh minh họa: Phi Hùng Tuy nhiên, một số phụ huynh có con...