Hà Nội: “Siết” thanh tra thi THPT quốc gia sau sự cố “lọt đề” kì thi lớp 10
“Việc lọt đề trong kỳ thi lớp 10 THPT vừa qua là hi hữu và rất đáng tiếc của ngành giáo dục và đào tạo, ảnh hưởng tới sự nỗ lực cố gắng của hơn 10 nghìn cán bộ làm công tác phục vụ kì thi. Rút kinh nghiệm sự việc này, Hà Nội “siết” chặt hơn nữa kỉ luật giám sát kỳ thi THPT quốc gia 2018″.
Tạo điều kiện tốt cho thí sinh, khó khăn để cán bộ coi thi
Tại hội nghị triển khai công tác coi thi THPT quốc gia 2018 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức sáng 22/6, Sở này cho biết, kỳ thi THPT quốc gia 2018, thành phố có 123 điểm thi, với gần 80.000 thí sinh dự thi.
Theo ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, đến thời điểm này, các đoàn kiểm tra của thành phố đã thanh tra và xét đủ các điều kiện cơ bản để tiến hành kì thi.
“Nới” quy định cho phóng viên tác nghiệp kì thi
Theo quy định năm ngoái, ngoài thẻ tác nghiệp của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu phải theo quy định riêng của địa phương.
Năm nay, theo ông Chử Xuân Dũng, phóng viên có thẻ của Bộ GD&ĐT hoặc có giấy giới thiệu của Sở GD&ĐT, các điểm thi phải có trách nhiệm tiếp hoặc phải cho biết phóng viên phải chờ trong bao lâu. Nếu chưa tiếp được, cũng cần cho người đến thông báo phóng viên sẽ phải chờ trong bao lâu nữa.
Đồng thời, cũng yêu cầu các đơn vị kiện toàn các điều kiện để tiến hành tốt hơn về việc chuẩn bị cơ sở vật chất, chẳng hạn thay bộ bàn ghế nào còn thấp, đúng quy cách, bổ sung và nâng cấp các thiết bị tốt hơn… với mong muốn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thí sinh còn cái khó khăn nhất thì dành cho cán bộ coi thi.
Trả lời PV Dân trí về sự việc lọt đề trong kỳ thi lớp 10 THPT vừa qua, ông Dũng cho rằng, đây là sự việc hi hữu rất đáng tiếc của ngành giáo dục và đào tạo, ảnh hưởng đến sự nỗ lực cố gắng của hơn 10 nghìn cán bộ làm công tác phục vụ kì thi.
Theo ông Dũng, trước hết đó là trách nhiệm của thầy giáo Nông Hoàng Phúc, ý thức rất yếu và thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng đến kỳ thi, để lại bao tâm tư cho người dân. Bên cạnh đó, cũng là trách nhiệm của giám thị cùng phòng thiếu trách nhiệm khi giám sát đồng nghiệp cùng phòng.
Tất nhiên khi thực hiện việc này, giáo viên Phúc đã cảnh giác với người xung quanh nên khó phát hiện. Do vậy, kì thi lần này, các giám thị phải nâng cao trách nhiệm, không chỉ giám sát thí sinh mà còn giám sát lẫn nhau giữa các cán bộ coi thi. Khi có sự cố xảy ra, sẽ bị truy cứu đến cùng.
Ông Dũng cho hay, sau sự việc của thầy Phúc, cả giám thị coi thi cùng phòng cũng bị kỉ luật vì thiếu trách nhiệm. Thậm chí hiệu trưởng cũng bị xem xét trách nhiệm kỉ luật.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ mỗi thí sinh chính là một cán bộ coi thi. Đồng thời, ở tại các điểm thi, ngoài giám thị là giáo viên phổ thông còn có cả giáo viên đại học nên tôi hy vọng sự phối hợp này giúp kì thi an toàn nghiêm túc.
Ngoài ra, rút kinh nghiệm sự việc này, chúng tôi đã yêu cầu các lãnh đạo các điểm thi tập huấn nghiêm túc tới các cán bộ, tăng cường đội ngũ thanh tra, giám sát theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.
Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trao đổi với phóng viên trước kì thi THPT quốc gia 2018.
Tôi còn nhớ một chuyện của năm ngoái, giám thị nhầm mã đề của thí sinh nhưng thao tác chậm, làm ảnh hưởng đến thí sinh. Việc đó, phụ huynh học sinh kiện tụng lên xuống đến 3 tháng sau mới giải quyết xong. Do đó, mỗi sự việc của giám thị làm không chỉ ảnh hưởng đến một giám thị mà ảnh hưởng đến cả ngành giáo dục, ảnh hưởng đến cả nước. Chúng tôi không muốn sau kì thi là giải trình, là giải thích… rất mệt mỏi. Vì thế Hà Nội sẽ làm nghiêm túc, tạo niềm tin cho cha mẹ học sinh và cả nhân dân.
Kỳ thi vừa qua, một giáo viên do thiếu ý thức làm lọt đề đã làm ảnh hưởng đến cả ngành giáo dục cả nước chứ không riêng Hà Nội. Người dân bàn tán, mất niềm tin… do đó rất ảnh hưởng đến hàng chục nghìn người làm công tác thi. Vì thế tôi mong muốn các giám thị làm hết trách nhiệm nhưng cần bảo vệ danh dự của chính bản thân”, ông Dũng cho biết.
“ Nóng” bên ngoài nhưng chưa chắc “nóng” bên trong
Về phía UBND thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu kiểm tra lần cuối cùng về công tác cơ sở vật chất trong ngày hôm nay (22/6) phải hoàn toàn hoàn thành.
Chia sẻ thêm với phóng viên, ông Chử Xuân Dũng cho hay: “Hà Nội khẳng định coi thi nghiêm túc trên mọi phương diện, không có chuyện coi lỏng coi chặt. Trước đây, khi Bộ GD&ĐT chưa yêu cầu trộn thí sinh, tráo giáo viên thì trong kì thi THPT vào lớp 10, Hà Nội đã thực hiện việc đó. Chúng tôi làm vì ý thức trách nhiệm chứ không vì thành tích hoặc đua kết quả.
Công tác coi thi THPT không phải thời điểm này Hà Nội mới làm nghiêm túc mà trong các kì thi trước, Hà Nội rất coi trọng với mong muốn để kì thi đảm bảo chất lượng.
Do đó, chúng tôi cũng mong muốn các tỉnh thành khác, các thầy cô giáo, các em học sinh nghiêm túc để tạo dư luận chung trong cả nước, không vì một ai đó làm ảnh hưởng đến kì thi chung”.
Hà Nội khẳng định coi thi nghiêm túc trên mọi phương diện, không có chuyện coi lỏng coi chặt. (Ảnh minh họa)
Trong những ngày cận thi, an ninh trường học phải đảm bảo. Cổng trường phải luôn đóng. Những ai không có trách nhiệm không được vào trường thi.
Trao đổi về quy định của Công an Thành phố Hà Nội về việc phải đóng cửa các điểm photocoppy trước cửa các trường học, ông Dũng cho rằng, đó là việc hạn chế sao chép tài liệu, làm ảnh hưởng đến tâm lý thí sinh, giúp các hội đồng coi thi.
Chia sẻ với PV Dân trí về việc trước đó, phóng viên đã vào vai người đi thi để mua phao rất dễ. Các cửa hàng pho to giấu tài liệu trong hộc tủ và sẵn “hàng” bất cứ lúc nào nhưng tại sao các cơ quan chức năng không biết điều đó để ngăn cấm?
Ông Dũng cho biết, “phao thi” cũng là một tài liệu tham khảo, họ bán khi có nhu cầu. Tuy nhiên, việc bán tài liệu và sử dụng tài liệu bên trong được hay không là chuyện khác. Bên ngoài nóng nhưng bên trong nghiêm túc không liên quan đến nhau. Do đó phụ huynh và học sinh không nên hoang mang.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Thí sinh chỉ có 10 phút để chuyển tiếp "nhập" môn thi thành phần
Thời gian chuyển tiếp giữa các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp năm 2018 rút ngắn xuống còn 10 phút chứ không phải 20 phút như năm 2017 nên thí sinh hết sức lưu ý.
Thí sinh đã ĐKDT cả 02 bài tổ hợp KHTN và KHXH thì phải thi đầy đủ 2 bài thi này mới được xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, việc điều chỉnh này phù hợp với thực tế, vừa bảo đảm tổ chức thi an toàn, tránh các bất cập có thể xảy ra;
Theo đó, trong khoảng thời gian nghỉ chờ và làm thủ tục thi giữa 2 môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, thí sinh đã thi môn thành phần trước đó nếu có nhu cầu đặc biệt và hợp lý thì được cán bộ coi thi xem xét cho phép ra ngoài phòng thi; thí sinh phải nộp Phiếu trả lời trắc nghiệm cho cán bộ coi thi, chịu sự quản lý và phải tuân thủ hướng dẫn của cán bộ giám sát khi ở ngoài phòng thi.
Cán bộ coi thi và cán bộ giám sát cần phối hợp chặt chẽ để cho thí sinh có nhu cầu lần lượt ra ngoài phòng thi, tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến trật tự phòng thi, trường thi.
Ngoài ra, trong kỳ thi năm nay, thí sinh đặc biệt lưu ý còn có những điểm mới: Nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT, chủ yếu là lớp 12; Nâng cao độ phân hóa của đề thi. Thí sinh đã ĐKDT cả 02 bài tổ hợp KHTN và KHXH thì phải thi đầy đủ 2 bài thi này mới được xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Điểm thi được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Chính sách cộng điểm ưu tiên (giảm 50% điểm ưu tiên khu vực còn 0,25-0,5-0,75); Làm tròn điểm thi đến hai chữ số thập phân
Các trường đại học được tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (trừ các ngành đào tạo giáo viên); Tuyển sinh trung cấp, cao đẳng sư phạm thực hiện trong cùng quy chế tuyển sinh đại học; nâng cao chất lượng đầu vào sư phạm.
45.000 cán bộ giảng viên đại học tham gia coi thi
Ban chỉ đạo thi Bộ GD&ĐT cho biết, đến thời điểm này, các trường đại học, cao đẳng đã thực hiện việc bố trí đầy đủ đội ngũ cán bộ, giảng viên có chất lượng, đủ tiêu chuẩn tham gia tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại các địa phương theo điều động của Bộ GDĐT.
Năm 2018, cả nước đã điều động hơn 45.000 cán bộ, giảng viên tham gia phối hợp với các địa phương để tổ chức thi.
Các trường đại học và cao đẳng đã xây dựng và triển khai kế hoạch tham gia tổ chức thi với các địa phương đáp ứng yêu cầu của quy chế; có phương án cụ thể, khả thi cho việc đi lại, ăn ở cũng như bảo đảm an ninh, an toàn trong thời gian làm công tác thi.
Công tác tập huấn nghiệp vụ công tác thi cho các bộ, giảng viên đã hoàn thành.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại TPHCM: Xe chở đề được ưu tiên qua phà Lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia đã hoàn tất, ngoài việc đảm bảo về cơ sở vật chất thì vai trò của người thực hiện là quan trọng nhất. Để kỳ thi diễn ra tốt, số lượng đội ngũ cán bộ coi thi tăng nhưng đồng thời phải nắm vững quy...