Hà Nội: Sẽ ít thí sinh đạt điểm tuyệt đối môn Toán thi vào lớp 10
“Với đề Toán đưa ra thì đa số học sinh sẽ có điểm trên 5 nhưng đạt điểm cao thì khó vì có những chỗ cũng yêu cầu kỹ năng tốt và sự trình bày không ngộ nhận”.
Đó là nhận định của thạc sỹ Phạm Đình Chuẩn – giáo viên Toán Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định).
Đề thi môn Toán kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội năm học 2014-2015.
Theo thầy Phạm Đình Chuẩn, các em học sinh có thể giải được các bài 1, 2, 3 tương đối dễ. Tuy nhiên ý tính diện tích tam giác OAB trong bài 3 thì nhiều em sẽ có thể không làm được hoặc làm phức tạp vì các em không biết thay việc tính diện tích tam giác bằng cách lây hiệu của các diện tích các hình khác.
Bài hình câu 1 thì đa số giải quyết được vì câu hỏi khá cơ bản. Đây cũng là câu hỏi ” biếu điểm” cho thí sinh. Câu 2,3 mức độ có thể gần ngang nhau; Câu 4 thì ít học sinh giải quyết được bởi đây là dạng toán nâng cao với các em học sinh lớp 9 đại trà.
Bài cuối cùng thì có thể coi là khó với học sinh đại trà lớp 9 bởi bất đẳng thức bao giờ cũng là đề tài khó hơn các đề tài khác trong một đề thi.Tuy nhiên với các em đã quen thao tác với các bất đẳng thức thì các em này sẽ giải nhanh và hết ít thời gian.
“Đề thi phù hợp với chương trình lớp 9 và cũng có câu hỏi phân hóa học sinh” – thầy Chuẩn đánh giá.
Video đang HOT
Theo Dân Trí
Phụ huynh "chạy sô" luyện thi
Theo lịch luyện thi dày đặc của con để chuẩn bị cho các kỳ thi, không ít phụ huynh nghỉ việc, xén giờ làm để lăn xả theo con đến các lò luyện.
Nghỉ việc, xén giờ làm "chạy đua" cùng con
4 giờ chiều, trước cổng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM), nhiều phụ huynh đã xếp hàng chờ con tan ca học tại Trung tâm bồi dưỡng văn hóa của trường. Họ là những phụ huynh có con chuẩn bị thi đại học, thi vào lớp 10 hoặc những học sinh học thêm dài hạn.
Làm việc ở quận Bình Tân, chạy xe lên đây ít nhất cũng mất nửa tiếng, nhưng chị Hải luôn có mặt rất sớm. Chị cho biết, 5 giờ kém, cậu con trai chuẩn bị thi lên lớp 10 của chị mới kết thúc ca học, sau đó đến 6 giờ cháu sẽ học tại nhà của một một giáo viên Toán giỏi có tiếng ở quận 7. Lịch học các môn khác của cháu đều kín như vậy nên cả tháng nay, ngày nào chị cũng "xén" giờ làm, về sớm để kịp đón con. Mỗi ngày, chị dành 4 - 5 tiếng đồng hồ và chạy xe không dưới 50 cây số đưa đón con từ nhà đến các điểm luyện thi.
Phụ huynh chờ con luyện thi trước Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM.
"Cháu nó thi vào Gia Định và nguyện vọng của cháu cũng là trường top trên. Các trường này năm nay đều tăng số lượng thí sinh dự thi nhưng chỉ tiêu lại giảm nên phải học để đỗ bằng được, nếu không thì xuống dân lập học", chị Hải kể với một phụ huynh bên cạnh.
Thay vì đi lại đưa đón, anh Nguyễn Trung Mạnh, ngụ ở quận Gò Vấp ngày 3 - 4 ca đưa con đến lớp luyện thi rồi đừng chờ luôn trước cổng. Anh là chủ một địa lý về nội thất, lâu nay anh giao hết việc cho nhân viên, còn mình cũng con đi... luyện thi.
Con anh cũng thi vào lớp 10, ngoài việc ôn ở trường cấp 2, học tại nhà của những giáo viên có tiếng trong trường, cả nửa năm nay, cháu đã luyện thi tại một trung tâm ở quận 1. Nghe nhiều người mách nước một số giáo viên luyện thi giỏi, anh cũng gửi con đến nhờ kèm cặp.
Tính xêm xêm, mỗi ngày cháu học từ 4 - 5 ca. Nên từ sáng đến tận 10h30 tối, anh Mạnh cùng con liên tục di chuyển từ điểm này tới điểm khác. Lịch quen thuộc cả tháng nay của anh là chờ con - đón con - vào quán ăn uống rồi lại tiếp tục phi đến điểm luyện thi. Dù ngày nữa cháu chính thức bước vào kỳ thi lên lớp 10 thì vẫn không hề được nghỉ lấy một ngày như rất nhiều học trò khác ôn thi đến tận giờ G.
Ngày học 12 - 15 tiếng
Tại TPHCM, việc cày cuốc cho chuẩn bị cho các kỳ thi rơi vào các đối tượng học trò chuẩn bị thi vào lớp 6 chuyên Trần Đại Nghĩa, thi lên lớp 10 và kỳ thi đại học sắp tới. Nhiều học trò quay cuồng với lịch ôn luyện kín mít từ sáng đến tối, nhiều em về đến nhà là rã rời chứ đừng nói đến việc xem lại bài. Với không ít em, thời gian này mỗi ngày học 12 - 15 tiếng là chuyện bình thường.
Tâm lý của nhiều phụ huynh là muốn con được luyện với nhiều thầy tốt để cho chắc ăn nên họ ôm đồm, nơi nào cũng muốn cho con học. Bên cạnh các lò luyện, giáo viên bên ngoài, phụ huynh còn hướng đến các trung tâm bồi dưỡng hay chính giáo viên ngay trường con sẽ thi vào mới yên tâm.
Con ở trong lớp học thêm, cha mẹ đội mưa đứng ngoài chờ.
Trong khi nhiều bạn bè thỏa sức nghỉ hè với nhiều hoạt động ngoại khóa, vui chơi thì đã hai năm nay, em Tr.N. Dung, học sinh tiểu học ở quận 3 chỉ biết đến các lò luyện thi. Sắp tới em thi vào lớp 6 chuyên Trần Đại Nghĩa một kế hoạch đã được bố mẹ đặt ra từ hè năm em học lớp 3.
Hầu hết mọi sinh hoạt vui chơi của em đều bị gác lại để tập trung cho việc học. Trong năm chạy theo chương trình chính khóa vừa ôn thi, vừa nghỉ hè đã bước ngay đến lò luyện. Chưa kể, bố mẹ còn mời gia sư về tận nhà để kèm em học.
Đứng trước trung tâm bồi dưỡng văn hóa đường Trần Hưng Đạo (Q.1) chờ bố mẹ đến đón sang nhà cô giáo học tiếng Anh, cô học trò 12 tuổi ngáp ngắn ngáp dài: "Cả ông bà, bố mẹ đều muốn em thi đỗ bằng được vào Trần Đại Nghĩa. Học ở nhà cô đến 9 giờ tối, đêm về em phải thức để làm rất nhiều bài tập".
Với mong muốn con vào được ngôi trường như ý, nhiều phụ huynh đã đặt ra mục tiêu rất cao cho con. Để thực hiện điều này, lò luyện thi cấp tốc hay những lớp học tại nhà của những giáo viên có tiếng tăm luôn là gửi gắm tin cậy của nhiều gia đình. Chạy sô đến các lò luyện không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đứa trẻ không phải đang học mà đúng hơn là đang "nhồi" kiến thức.
Để rồi sau kỳ thi, khi đã trả xong bài, các kiến thức học được, theo các chuyên gia giáo dục cũng sẽ trôi đi mất, không giúp ích gì về lâu dài cho đứa trẻ. Chưa kể đến hậu quả nặng nề là đứa trẻ có thể quá căng thẳng, sức khỏe tâm thần bất ổn khi áp lực học vượt quá sức chịu đựng.
Theo Trí thức trẻ
Nam Định tuyển 72% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 Tuyển sinh khoảng 72% học sinh tốt nghiệp THCS và Giáo dục thường xuyên cấp THCS vào học tại trường THPT bao gồm cả công lập và ngoài công lập. Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể cho từng trường. Riêng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tuyển 16 lớp (570 học sinh), trong đó, 14 lớp chuyên...