Hà Nội: Rét đậm, được điều chỉnh thời gian học phù hợp
Trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, các trường có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh (HS) không phải đến trường quá sớm. Trường hợp HS đến muộn vì lý do thời tiết cần thu xếp để HS vẫn được vào lớp.
Đó là những yêu cầu trong công văn khẩn mà Sở GD-ĐT Hà Nội gửi các Phòng GD-ĐT quận, huyện về quy định nghỉ học, đảm bảo sức khỏe và phòng chống rét cho HS.
Công văn cũng nhấn mạnh: khi nhiệt độ dưới 10C thì các trường Mầm non và Tiểu học cho HS nghỉ học. Đối với HS THCS chỉ nghỉ học khi nhiệt độ từ 7C trở xuống.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT cho biết, Sở đã thống nhất với Đài Truyền hình Viêt Nam về việc thông báo nhiệt độ ngoài trời khu vực Hà Nội trong những ngày rét đậm, rét hại; phụ huynh học sinh cần theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội được phát tại Bản tin dự báo thời tiết VTV1 vao khoang 6 giờ hàng ngày.
Căn cứ vào thông tin này, Phòng GD- ĐT quận, huyện, thị xã và các trường được phép chu đông quyết định có cho HS nghỉ học hay không.
Cũng trong công văn khẩn này Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị trường học trong những ngày nghỉ do trời rét đậm, rét hại, cần bố trí lực lượng trực để quản lý những học sinh vẫn đến trường; phải đảm bảo moi hoạt động hành chính của nhà trường diễn ra bình thường. Nhà trường thông báo tới cha mẹ học sinh (co thê thông qua Ban đai diên Cha mẹ HS) để quản lý và đảm bảo sức khỏe cho HS trong thời gian nghỉ; tổ chức, hướng dẫn cho các em tự học tai nhà.
Video đang HOT
Cũng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ đến trường trong những ngày giá rét, Sở GD-ĐT cũng yêu cầu Phòng GD-ĐT quận, huyện chỉ đạo các nhà trường đảm bảo các điều kiện, cơ sở vật chất phòng chống rét cho HS: Rà soát, kiểm tra tu sửa cơ sở vật chất trường học, đảm bảo lớp học đủ hệ thống cửa, đèn chiếu sáng… để tránh gió lùa và đủ ánh sáng trong lớp. Nhắc nhở HS mặc đủ ấm, không đươc bắt buộc HS phải mặc đồng phục nếu không đủ ấm.
Khi co rét đâm, nhà trường không tổ chức các hoạt động tập trung HS ngoài trời, cần đảm bảo sức khỏe cho HS khi tổ chức các giờ học thể dục ngoài trời.
Đối với những trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho HS: đảm bảo đủ suất ăn, chế độ ăn hợp lý, cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt; chỗ nghỉ trưa ấm áp; chuẩn bị các loại thuốc men phục vụ công tác y tế học đường. Đặc biệt với các trường mầm non cần đảm bảo có nước ấm để chăm sóc và phục vụ các cháu.
Theo DT
Những 'bữa tiệc' chan nước mắt vì giá rét
Chúng tôi đến cửa ngõ huyện Trùng khánh, hai bên đường, người dân đang thi nhau xẻ thịt trâu bán cho khách đi đường. Sau những ngày trâu bò chết, nơi đây bỗng mọc lên khu chợ cóc bán thịt trâu bò.
Thịt trâu đầy đường
Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Cao Bằng, đến 17 giờ ngày 13-1 đã có hơn 1.600 con trâu bò bị chết do rét. Số trâu bò chết chủ yếu là những con gầy yếu và bê nghé có sức khỏe và sức chịu rét kém. Nhiều huyện đã có trên 200 con trâu bò chết rét như: Bảo Lạc, Hạ Lang, Trà Lĩnh, Trùng Khánh...
Thịt trâu bò chết rét được bày bán rất nhiều tại huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.
Tờ mờ sáng 13-1, chúng tôi đến cửa ngõ huyện Trùng khánh, hai bên đường người dân đang thi nhau xẻ thịt trâu đi để bán cho khách đi đường. Nơi đây sau những ngày trâu bò chết, bỗng chốc mọc lên khu chợ cóc bán thịt trâu bò.
Hơn 1.600 con trâu bò bị chết rét đã làm cho cuộc sống của nông dân vùng núi Cao Bằng khốn đốn, dù thịt đầy nhà, nhưng ruột đau như dao cứa...
Anh Hoàng Văn Thọ chia sẻ: "Trời lạnh quá trâu chết rất nhiều, có nhà chết 3 trong số 4 con, những nhà chết 1-2 con thì nhiều lắm. Mất "đầu cơ nghiệp", mất một đống tiền, người dân phải xẻ thịt trâu bán để kéo lại tí vốn tuy nhiên không đáng bao nhiêu".
Chị Trần Văn Xiêm, tay xẻ thịt thoăn thoắt nhưng vẫn tranh thủ trò chuyện với chúng tôi: "Nhà tôi vừa mới mua được 3 con nghé mỗi con 6 triệu, mới nuôi được hai tháng, đùng một cái thời tiết ở rét, chết mất 2 con mỗi con xấp xỉ 60kg, giờ bán 80.000 đồng/kg, tính ra mỗi con chỉ khoảng 2 triệu, vậy là mất toi gần chục triệu".
Nhà anh Hoàng Trọng Thể, xã Thông Huê (huyện Trùng Khánh) chết hai con nghé 70kg, vì là nhà anh cách khá xa đường lớn nên sau khi nghé chết, cả nhà tập trung xẻ thịt một phần để ăn, phần còn lại đem đi cho họ hàng, xóm làng.
Anh Thể chua xót: "Lúc ăn thịt nghé, mấy đứa nhỏ không chịu ăn, chúng chỉ ngồi khóc thút thít, khiến cho không khí cả nhà như có đám vậy".
Miệng ăn mà lòng đau
Tính đến hết ngày 13-1, toàn huyện Hạ Lang đã chết 232 con trâu bò, chủ yếu là nghé và bê, đây là huyện có số trâu bò chết nhiều nhất tỉnh, chỉ tính riêng xã Cô Ngân đã có 89 con chết.
Ông Cao Văn Đoàn, thôn Cô Ngân cho hay: "Trâu bò chết, người dân phải gánh lấy mất mát. Lúc mua trâu giống, bò giống một con khỏe mạnh giá hơn 8 triệu đồng, những con kéo cày tốt có khi hơn 10 triệu đồng, nhưng khi chúng chết xuống, phải mổ lấy thịt bán, chẳng ai mua được giá, cứ một con trâu bò chết bị tư thương ép giá chỉ còn vài trăm ngàn đồng, đành chia cho hàng xóm, láng giềng cùng ăn, vậy là cả làng mở tiệc thịt trâu bò, miệng ăn mà bụng buồn lắm".
Tối 13-1, trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Khẩn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cao Bằng cho hay: "Ngoài do giá rét diễn ra nhiều ngày, tôi nhận thấy ý thức bảo vệ trâu bò của bà con những nơi này chưa thật sự tốt, vẫn còn hiện tượng trâu bò thả rông, vẫn còn sự thụ động trong việc triển khai phòng chống rét, có nhiều hộ dân khi tôi tới nơi, thấy chuồng trại rất bẩn và trống hơ trống hoác, thức ăn dự trữ hầu như không có".
Cũng theo ông Khẩn, tỉnh sẽ hỗ trợ cho các hộ có trâu bò chết, tuy nhiên việc cấp bách hiện nay là tuyên truyền bà con phòng chống rét cho trâu bò thật kỹ càng nhằm hạn chế tối thiểu số trâu bò chết rét.
Theo Dân Việt
Sắm ôtô đưa con đi học dịp giá rét Hà Nội rét đậm, vào các buổi sáng, nhiều phụ huynh đã cho con đi học trong tâm trạng thắc thỏm, lo con ốm. Thậm chí, quá lo cho con, nhiều nhà còn tính chuyện mua ô tô đưa con đi lại trong dịp này. Mua "xế hộp" cho bé đi lại Cổng trường THCS Giảng Võ chiều 4/1 gần như tắc nghẽn...