Hà Nội: Quận Tây Hồ tạm thời đóng cửa các trường mầm non tư thục
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, đại diện Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết sẽ tạm thời đóng cửa các trường mầm non tư thục để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ cho biết, quận này tạm thời dừng hoạt động cho đến khi dịch Covid -19 được ngăn chặn.
“Trong tình hình hiện nay, dịch bệnh đang có chiều hướng phức tạp nên buộc các nhà trường tạm dừng hoạt động đón trẻ tới các lớp”, ông Vũ thông tin.
Được biết, hiện nay nhiều trường mầm non tư thục trên địa bàn Hà Nội đã chủ động hoãn kế hoạch cho học sinh tựu trường vào đầu tháng 8/2020.
Ảnh minh họa.
Ở một diễn biến khác, Bo GD&ĐT đa xay dung phuong an to chuc Ky thi tot nghiep THPT nam 2020 truoc dien bien cua tinh hinh dich Covid-19.
Cụ thể, đối với những địa phương có dịch, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với Bộ Y tế để thống nhất ban hành văn bản hướng dẫn rất cụ thể để các địa phương áp dụng phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại cơ sở.
Bo GD&ĐT dự kiến se phan cac đoi tuong thi sinh theo 4 nhom: F0; F1; F2 va cac thi sinh khac. Viec phan nhom đoi tuong du thi nham bao đảm quyen loi cua hoc sinh cung nhu cong tac phong, chong dich Covid-19 trong giai đoan hien nay.
Cụ thể, với nhóm đối tượng thí sinh F0 (phải điều trị trong bệnh viện và không có điều kiện dự thi) sẽ được xét đặc cách tốt nghiệp THPT theo quy định. Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học có phương thức xét tuyển phù hợp, bảo đảm tối đa quyền lợi cho các học sinh; đồng thời vẫn bảo đảm quyền tự chủ trong tuyển sinh cho các trường.
Với nhóm đối tượng thí sinh F1 (phải cách ly tại các khu cách ly tập trung), địa phương xem xét bố trí cho các em dự thi tại các điểm thi đặt ở trong khu vực cách ly hoặc khu vực phù hợp, lân cận khu cách ly; bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng này có điều kiện dự thi.
Với nhóm đối tượng thí sinh F2 (tiếp xúc gần với F1, cách ly tại nơi cư trú), tuỳ theo số lượng, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương xem xét tổ chức thi tại phòng thi dự phòng của điểm thi. Nếu số lượng thí sinh đông thì tổ chức một điểm thi riêng và có phương án đưa đón thí sinh phù hợp.
Trường hợp còn lại, các em thi tại các điểm thi bình thường. Tùy theo nguy cơ, mức độ lây nhiễm của địa phương, các địa phương đưa ra hướng dẫn thực hiện giãn cách theo chỉ thị 19 đảm bảo yêu cầu như: giãn cách, khử khuẩn, nước rửa tay, đeo khẩu trang, vệ sinh trường lớp…
Trước đó, khi xuất hiện trở lại ca lây nhiễm cộng đồng, Bộ GD&ĐT dự kiến chỉ đạo phương án tổ chức thi theo hướng phân loại thí sinh theo các mức độ nguy cơ lây nhiễm để bố trí Điểm thi, phòng thi, cán bộ làm công tác tổ chức thi phù hợp, bảo đảm an toàn và quyền lợi tối đa cho thí sinh.
Nhiều ca nhiễm Covid-19: Phụ huynh hoãn kế hoạch cho con đến trường
Trước thông tin xuất hiện bệnh nhân nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, nhiều phụ huynh mầm non hoãn kế hoạch cho con đi học, trong khi đó các trường mầm non đang đứng trước nỗi lo 'phải đóng cửa'.
Học sinh các trường mầm non mới quay trở lại trường từ tháng 5 - NGUYỄN LOAN
Chưa an tâm khi cho con đi học
Trên một diễn đàn phụ huynh bậc mầm non ở TP.HCM, nhiều người cho biết đã có kế hoạch cho con nhập học năm học mới vào đầu tháng 8. Nhiều gia đình cũng đã đóng trước tiền học, chuẩn bị đồng phục và mọi thứ cho con đến trường. Tuy nhiên chỉ vài ngày trở lại đây, trước thông tin dịch bệnh Covid-19 đang phức tạp, nhiều phụ huynh cho biết sẽ thay đổi kế hoạch, tiếp tục cho con ở nhà cho tới khi tình hình ổn hơn.
Chia sẻ về dự định của mình chị Hoàng Thị Thu (Q.Bình Thạnh), cho biết con trai chị đã gần 2 tuổi. Vài tháng trước, khi bé được 18 tháng, chị đã tính cho con đi nhà trẻ nhưng rồi dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi nên chị đã cho con ở nhà.
"Gần đây khi thấy Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19 tốt, không có các ca lây nhiễm trong cộng đồng nên vợ chồng mình khá yên tâm, quyết định cho con đi học vào đầu tháng 8. Đầu tuần trước mình đã làm hồ sơ, đăng ký trường học và nộp trước cho con 3 tháng học phí để được nhận 'khuyến mãi' đồng phục và dụng cụ học tập. Bây giờ nếu bỏ ngang thì mất hơn 6 triệu tiền học phí nhưng đành chịu vậy, chắc phải đợi qua năm mới cho con đi học được", chị Thu chia sẻ.
Cũng chia sẻ trên hội này, chị Đặng Thương (Q.Tân Bình) cho biết cũng vừa đóng tiền 'cọc' và hoàn thành hồ sơ cho con vào học một trường mầm non tư thục gần nhà, bé sẽ đi học vào ngày 1.8 tới đây. Tuy nhiên, trước diễn biến mới của dịch Covid-19, hai vợ chồng chị không khỏi băn khoăn.
"Bé nhà mình đã 18 tháng, mình cũng muốn cho con đi học để còn đi làm vì trước giờ không có người chăm nên mình phải nghỉ làm từ lúc sinh tới giờ. Nhưng trước diễn biến dịch bệnh, có lẽ mẹ con mình lại phải ở nhà thêm một thời gian nữa", chị Đặng Thương chia sẻ.
Phụ huynh chia sẻ nỗi lo, băn khoăn về việc có nên cho con đi học hay không trên một diễn đàn của phụ huynh mầm non ở TP.HCM - CHỤP MÀN HÌNH
Tương tự, chị Nguyễn Lệ Giang (Q.10) cũng cho rằng tình hình dịch đã bùng phát trở lại ở miền Trung nên trước mắt chị sẽ đặt vấn đề an toàn cho con và gia đình lên hàng đầu.
"Không thể chủ quan với độ tuổi của bé. Ví dụ bây giờ chỉ cần con bị cảm cúm, ho,... thôi mình cũng lo rồi vì những triệu chứng này giống với các triệu chứng bệnh Covid-19. Vợ chồng mình quyết định chờ tình hình dịch lắng xuống rồi mới cho con đi học", chị Giang nói và cho biết tạm thời sẽ để con ở nhà nhờ bà nội chăm sóc.
Bộ GD-ĐT thông báo vẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện dịch Covid-19
Tăng cường phòng dịch cho trẻ
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều trường mầm non ở TP.HCM cho biết đã tăng cường các biện pháp để đề phòng dịch bệnh.
Theo bà Vũ Thị Mai, Hiệu trưởng Trường mầm non Hương Sen (Q.Gò Vấp), trường đang trong thời gian hoạt động hè và có khoảng 2/3 học sinh đi học bình thường do vậy trường vẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 cho trẻ từ khi các em quay trở lại trường đến nay.
"Hai tuần trước, khi tình hình dịch bệnh lắng xuống chúng tôi cũng nới lỏng các biện pháp, chỉ đo thân nhiệt cho những em có biểu hiện có bệnh. Nhưng trước tình hình mới, trường sẽ tăng cường thêm các biện pháp để kiểm soát nguy cơ mắc bệnh ở trường học như đo thân nhiệt cho phụ huynh, học sinh trong thời gian này, tăng cường vệ sinh, khử khuẩn...", bà Mai nói.
Đặc biệt, theo bà Mai, trường yêu cầu giáo viên mỗi lớp lập ra một nhóm chung để nắm được lịch trình đi lại của học sinh và người nhà trong thời gian hè, với những bé đi về từ vùng dịch trường sẽ lập danh sách để báo lên các cơ quan chức năng và có biện pháp xử lý phù hợp. Với những em đi về từ Đà Nẵng trong thời gian này (nếu có) trường sẽ tạm ngưng tiếp nhận và yêu cầu phụ huynh khai báo y tế.
Trong khi đó, là chủ của một chuỗi trường mầm non tư thục ở TP.HCM, bà N.T.T.U cho biết đang "ngồi trên đống lửa" trước tình hình mới của dịch bệnh. Bà T.U và nhiều chủ trường mầm non khác không khỏi lo lắng trước nguy cơ có thể lại phải đóng cửa trường học nhiều tháng liền như trước đây.
"Học sinh chỉ vừa đi học ổn định trở lại, sĩ số cũng chưa được như trước đây. Chỉ mới có thông tin dịch bệnh ít ngày, nhiều phụ huynh đăng ký cho con đi học trước đó đều gọi điện thông báo dời thời gian nhập học, việc tuyển sinh trong thời gian này sẽ rất khó khăn. Nhưng đó chưa phải là tất cả, điều tôi lo nhất vẫn là nguy cơ phải đóng cửa trường học như nhiều tháng trước", bà T.U nói.
Trước mắt, để đảm bảo an toàn cho học sinh, bà T.U vừa yêu cầu hiệu trưởng ở các cơ sở phải báo cáo tình hình học sinh nghỉ học và kiểm tra lịch trình đi lại của các em cũng như người thân trong gia đình, đồng thời tăng cường thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho các em.
Toàn bộ học sinh Đà Nẵng nghỉ học vì có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng
Chia sẻ về phương án đảm bảo an toàn cho các trường mầm non trong đợt dịch này, bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết hiện các trường mầm non trong thành phố đang trong giai đoạn hoạt động hè, đây là hoạt động theo nhu cầu giữa phụ huynh và nhà trường trong thời gian nghỉ hè, em nào có nhu cầu thì đăng ký.
Theo bà Điệp, trong kế hoạch hướng dẫn hoạt động hè Sở đã yêu cầu các trường mầm non phải có phương án phòng dịch, đảm bảo an toàn cho trẻ như đầu mùa dịch. Nghĩa là tất cả các trường mầm non ở 24 quận, huyện vẫn phải kiểm soát việc đi - về của học sinh, phụ huynh trong thời gian học. Thời gian gần đây nếu có bé nào (hoặc người thân của bé) đi về từ Đà Nẵng từ ngày 1.7 tới nay thì phải có kiểm soát, báo cáo lên Sở.
"Các trường phải nắm được thông tin là các em và phụ huynh đã đi đến những địa điểm nào trong thời gian này, với những trường hợp đi về từ vùng có người mắc bệnh thì phải tự cách ly hoặc báo cáo lên các cơ quan chức năng để có biện pháp đảm bảo an toàn thích hợp. Còn trong trường hợp nếu dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới thì Sở sẽ họp ban chỉ đạo và đưa ra giải pháp chung để đảm bảo an toàn cho học sinh toàn thành phố chứ không riêng gì bậc mầm non", bà Lương Thị Hồng Điệp nói.
Đại dịch Covid-19 khiến bất bình đẳng giáo dục ngày một tồi tệ hơn Khoảng cách về giáo dục giữa các nền kinh tế phát triển và các nước có trình độ phát triển trung bình và thấp càng nới rộng bởi nhiều nước không thể cung cấp dịch vụ học trực tuyến. Ảnh: Reuters Trường học tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hiện vẫn đang hoàn toàn đóng cửa bởi...