Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm có thêm trường chuẩn quốc gia mức độ 2
Sáng nay 21/1, Trường Mầm non Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Trường Mầm non Tháng Tám được thành lập từ năm 1983. Với hơn 35 năm xây dựng và phát triển, bằng tình yêu và trách nhiệm với nghề, với trẻ, các thế hệ nhà giáo luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng, triển khai có chất lượng, hiệu quả công tác quản lí, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nhà trường có đội ngũ cán bộ- giáo viên- nhân viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, với 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ, trong đó trên chuẩn đạt 83%; 100% giáo viên có trình độ tin học cơ bản. Nhà trường nhận được nhiều giải xuất sắc, giải nhất trong các cuộc thi CNTT cấp thành phố
Trường Mầm non Tháng Tám có cơ sở vật chất hiện đại, được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 2
Nhà trường đạt 100% lớp thực hiện nghiêm túc Chương trình GDMN, kế hoạch giáo dục theo đúng độ tuổi, xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, áp dụng phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả cao.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ luôn được chú trọng. Nhà trường còn thường xuyên tổ chức các ngày hội, ngày lễ với nhiều hình thức phong phú nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năn sống, giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ…
Vừa qua, được sự quan tâm của lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, trường MN Tháng Tám được đầu tư cải tạo, xây dựng tổng thể hiện đại theo mô hình trường Chuẩn quốc gia với 12 phòng học đạt chuẩn, 16 phòng học hoạt động chức năng, 2 khu vui chơi ngoài trời, 2 khu hoạt động thể chất, 3 sân vườn, phục vụ chăm sóc nuôi dạy hơn 300 trẻ.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai
Năng lực sử dụng tiếng Anh trong chiến lược hội nhập quốc tế
Để hội nhập quốc tế thì năng lực sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ cán bộ là một yếu tố quan trọng.
Đó là chia sẻ của GS. TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV về định hướng và chiến lược hội nhập quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo của nhà trường trong tọa đàm "Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy và nghiên cứu".
GS. TS Phạm Quang Minh chia sẻ tại tọa đàm
Nền tảng nâng cao chất lượng đội ngũ
Chia sẻ những thông tin về định hướng và chiến lược hội nhập quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo của nhà trường, GS.TS Phạm Quang Minh cho biết: Hàng năm, đội ngũ cán bộ của Nhà trường công bố trung bình hơn 600 bài báo khoa học. Riêng năm 2018, Trường có hơn 80 công bố quốc tế, trong đó có 12 công bố trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đạt chỉ tiêu mà ĐHQGHN giao cho. Để lọt vào top 100 đại học hàng đầu châu Á như mục tiêu mà Nhà trường đã đề ra thì những chỉ số này cần phải được cải thiện vượt bậc.
Đánh giá về thực trạng năng lực tiếng Anh của đội ngũ cán bộ, TS. Ngô Thị Kiều Oanh, Chủ tịch Công đoàn Trường, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ chia sẻ: 35,8% trong tổng số 363 giảng viên toàn trường được ghi nhận là thành thạo ngoại ngữ trong chuyên môn theo các tiêu chí của nhà trường. Và thành thạo ngoại ngữ phục vụ giảng dạy và nghiên cứu sẽ là điều kiện bắt buộc đối với cán bộ nhà trường và yêu cầu này không thể trì hoãn thêm được nữa.
TS. Ngô Thị Kiều Oanh cho rằng thành thạo ngoại ngữ phục vụ giảng dạy và nghiên cứu sẽ là điều kiện bắt buộc
Sắp tới, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ đề xuất triển khai đề án nâng cao năng lực tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ, quy định chi tiết lộ trình và mục tiêu cụ thể về điều kiện ngoại ngữ phải đạt được của cán bộ cho đến năm 2020. Đội ngũ giảng viên sẽ được chia đến theo các nhóm tuổi: dưới 35, từ 35-45 và trên 45 tuổi. Tương ứng với từng nhóm tuổi là các yêu cầu khác nhau về trình độ tiếng Anh bắt buộc phải đạt được.
Song song với đó, công tác tuyển dụng cán bộ cũng sẽ ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn về ngoại ngữ ngay từ đầu để làm nền tảng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ sau này. Các hoạt động hỗ trợ năng lực ngoại ngữ cho cán bộ sẽ được triển khai thường xuyên hơn.
Dám đối mặt với thách thức
Ngoại ngữ là công cụ để mỗi giảng viên có thể cập nhật thông tin và trao đổi về học thuật với các chuyên gia thế giới trong lĩnh vực chuyên ngành hẹp của mình. Trong thời đại công nghiệp 4.0, năng lực ngoại ngữ phải được phát triển gắn với năng lực nghiên cứu chuyên môn, đồi hỏi mỗi cán bộ, giảng viên phải nỗ lực không ngừng.
PGS.TS Nguyễn Trường Giang (Phó trưởng Khoa Nhân học) cho biết: Khoa Nhân học là đơn vị có số lượng giảng viên không nhiều song có số lượng công bố quốc tế khá ấn tượng so với mặt bằng chung của Nhà trường. Đó là bởi mỗi thầy cô luôn tự đặt ra sức ép và mục tiêu cho chính mình về công bố quốc tế và coi đó là trách nhiệm của một người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu trong trường đại học.
Khoa cũng tiên phong đưa tiếng Anh trở thành phương tiện giảng dạy ở một số môn học. Và thực tế đã chỉ ra rằng, không chỉ các thầy cô học tại nước ngoài mới có thể dùng tiếng Anh thành thạo trong chuyên môn mà ngay cả các thầy cô chỉ học tập trong nước cũng hoàn toàn có khả năng đáp ứng yêu cầu này.
TS. Trương Thị Bích Hạnh - công đoàn viên đến từ Khoa Lịch sử - thì cho rằng, có thách thức không hề nhỏ đối với những giảng viên ở độ tuổi không còn trẻ trong việc sử dụng tiếng Anh. Trên phương diện chung thì các thầy cô gặp sức ép về việc làm thế nào để cân bằng cuộc sống riêng với biết bao nhu cầu, trách nhiệm hàng ngày với mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn của cá nhân trong hoàn cảnh quỹ thời gian khá eo hẹp. Về cơ bản, đội ngũ cán bộ của Trường đều có khả năng sử dụng tiếng Anh song sử dụng được ở mức độ thành thạo trong chuyên môn thì không hề đơn giản.
TS. Trương Thị Bích Hạnh cũng chỉ ra rằng việc cứ mãi bằng lòng với "trình độ ở mức trung bình" sẽ dẫn đến hệ quả là đánh mất đi những cơ hội trong tương lai. Trình độ tiếng Anh luôn chỉ ở mức trung bình khiến các giảng viên không thể tiếp cận đến những dự án chuyên môn ở trình độ cao hơn với những mức thu nhập tốt hơn rất nhiều so với hiện tại. Cho nên mỗi cá nhân rất cần nỗ lực tự thân để bứt phá ra khỏi vùng an toàn.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Những thách thức khi triển khai chương trình mới theo thầy Tùng Lâm Nếu kéo dài bệnh thành tích, các cuộc đua ảo không chỉ ảnh hưởng chất lượng giáo dục mà "năng lực, phẩm chất" của cả thầy và trò sẽ mòn mỏi. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lộ trình áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông mới là: Năm học 2020-2021 đối với lớp 1; Năm học 2021-2022 đối với lớp...