Hà Nội: Phê duyệt 31 chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên
31 chương trình bồi dưỡng trong năm 2022 vừa được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt dành cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non và phổ thông, là các chương trình về áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ năm học, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học…
Giáo viên sinh hoạt chuyên môn. Ảnh: DUY LINH
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là đơn vị được giao nhiệm vụ căn cứ chương trình đã được phê duyệt phối hợp cơ sở đào tạo có năng lực, thẩm quyền để biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.
Theo danh sách được phê duyệt, đối với cấp học mầm non, có các chương trình bồi dưỡng như: Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác thực hiện năm học; bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán về tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán ứng dụng phương pháp STEM tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ…
Video đang HOT
Đối với cấp phổ thông, các học viên sẽ được bồi dưỡng xây dựng thực hiện kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục chương trình lớp 3, lớp 7, lớp 10; bồi dưỡng giáo viên về kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực; đổi mới hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018…
Các học viên cũng được tham gia bồi dưỡng về các nội dung như: Quản lý lớp học trực tuyến và sử dụng sáng tạo các công cụ chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học; bồi dưỡng về kỹ năng và nguyên tắc sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh; phương pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp, phát triển kỹ năng tạo động lực, giải quyết xung đột trong nhà trường; xây dựng trường học hạnh phúc; phương pháp tổ chức huy động cộng đồng tham gia giáo dục học sinh…
Hà Nội đảm bảo chất lượng giáo dục khi triển khai chương trình mới
Ngày 17/8, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 cấp Trung học cơ sở từ điểm cầu chính kết nối với điểm cầu các quận, huyện, thị xã.
Quang cảnh hội nghị
Theo báo cáo của Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2021-2022, quy mô giáo dục cấp THCS của thành phố Hà Nội có 668 trường với gần 526.000 học sinh.
Các nhà trường đã ứng phó hiệu quả với dịch Covid-19, tổ chức dạy học linh hoạt, hoàn thành kế hoạch thời gian năm học bảo đảm chất lượng. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả đối với lớp 6.
Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên, học sinh lớp 7 toàn thành phố học Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Như vậy, cấp THCS sẽ triển khai song song hai chương trình, trong đó học sinh lớp 6, 7 học Chương trình giáo dục phổ thông 2018; học sinh lớp 8, 9 học chương trình giáo dục hiện hành.
Để thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT , các nhà trường chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục bảo đảm chất lượng.
Nhấn mạnh về nhiệm vụ quan trọng hàng đầu năm học 2022-2023 của toàn ngành là bảo đảm an toàn cho học sinh, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương yêu cầu các phòng GD&ĐT, các nhà trường tăng cường triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn trường học; chủ động phát hiện, phòng ngừa các nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích cho học sinh.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tiếp tục thực hiện hiệu quả năm "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển" theo chủ đề công tác của thành phố năm 2022; thực hiện tốt công tác dân chủ trong trường học; triển khai đúng các quy định về dạy thêm, học thêm; thu, chi tài chính.
Năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT, các nhà trường triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn; tổ chức dạy học theo định hướng phát triểm phẩm chất, năng lực học sinh.
Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh; hoàn thiện các điều kiện bảo đảm chất lượng, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên... để thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cũng lưu ý các đơn vị căn cứ khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 do UBND TP Hà Nội vừa ban hành để triển khai các nhiệm vụ.
Theo đó, học sinh các cấp học của thành phố sẽ khai giảng vào ngày 5/9/2022. Sở yêu cầu các nhà trường tổ chức lễ khai giảng ngắn gọn, tiết kiệm, bảo đảm trang trọng, lấy học sinh làm trung tâm.
Hà Nội: Chủ động các giải pháp thực hiện chương trình lớp 10 mới Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường chủ động thực hiện các giải pháp để thực hiện tốt ngay từ năm đầu tiên. Ảnh minh họa Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai...