Hà Nội phát hiện gần 140 ca mắc sốt xuất huyết
Theo CDC Hà Nội, các ca mắc sốt xuất huyết tập trung ở khu đông dân cư, nơi có hạ tầng cơ sở chưa phát triển.
Theo Sở Y tế Hà Nội, đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 137 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp nào tử vong. Số ca mắc được phân bổ tại 23/30 quận huyện và 96/579 xã phường, trong đó, có một số ổ dịch có nguy cơ gia tăng nhanh như xã Khánh Hà, huyện Thường Tín và xã Thanh Thùy huyện Thanh Oai.
Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, hiện đã vào mùa dịch sốt xuất huyết của năm 2020.
Sáng 21/6, quận Đống Đa tổ chức phun thuốc diệt muỗi tại phường Khương Thượng. Ảnh: CTV Lê Vũ Kiều Linh
Các ca mắc sốt xuất huyết rải đều trên tất cả các quận, huyện, các xã, phường, trong đó trọng tâm là khu nội thành, khu đông dân cư, nơi có hạ tầng cơ sở chưa phát triển. Trong đó, nội thành là các quận Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng và đặc biệt là Cầu Giấy. Với khu vực ngoại thành, các huyện giáp ranh như Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín là khu vực có nguy cơ cao trong nhiều năm liên tục.
“Đặc biệt trong thời gian gần đây, những huyện giáp ranh đấy thì nguy cơ gia tăng. Đây không phải là đột biến. Đây là sự phát triển và bình thường của sinh thái muỗi. Bởi vì hiện nay chúng ta đô thị hóa, đô thị hóa đến đâu thì muỗi truyền xuất huyết sẽ phát triển đến đó”, ông Tuấn cho biết.
Video đang HOT
Mặc dù số ca mắc giảm 44,6% so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên trong thời gian tới số ca mắc sốt xuất huyết có thể gia tăng do điều kiện thời tiết thuận lợi cho véc-tơ (muỗi trung gian) truyền bệnh phát triển. Theo đó, để chủ động trong công tác phòng chống sốt xuất huyết, trong thời gian tới Hà Nội tiếp tục triển khai tổ chức đợt cao điểm hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết; tổ chức đợt chiến dịch diệt bọ gậy tại các xã, phường, phun hóa chất tại các khu vực nguy cơ cao.
CDC Hà Nội cho biết, việc phun hóa chất phòng chống dịch có 2 phương án. Thứ nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao, cụ thể có mật độ muỗi, chỉ số bọ gậy tăng cao trong ngưỡng cho phép thì sẽ có chỉ định phun hóa chất để phòng dịch bệnh. Thứ hai là tại khu vực có bệnh nhân dương tính, hay gọi là ổ dịch, cũng sẽ được phun để làm sao hạ nhanh nhất và không để lây lan ra cộng đồng.
“Theo dự báo khí tượng thủy văn, năm nay, nhiệt độ sẽ tăng hơn trung bình so với mỗi năm khoảng 1- 1,3 độ. Tăng nhiệt độ như vậy thì sẽ kèm theo tăng lượng mưa sẽ rất thuận lợi cho muỗi phát triển, cùng với đó nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết. Mặc dù năm 2020 không phải nằm trong chu kỳ dịch. Tuy nhiên, chúng ta đã giãn cách dịch 2017 là 3 năm, nguy cơ xuất huyết tại địa bàn Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận cũng có khả năng gia tăng. Vì vậy, mọi người dân, các cấp phải quan tâm ngay từ đầu mùa dịch. Nếu có ổ dịch đầu tiên, có bệnh nhân đầu tiên mà chúng ta khống chế kịp thời sẽ giúp khống chế dịch và không lan rộng, bùng phát mạnh”, Phó Giám đốc CDC Hà Nội nhấn mạnh.
Bên cạnh sốt xuất huyết, thời điểm mùa Hè còn xuất hiện nhiều các dịch bệnh có khả năng lây truyền qua thực phẩm, bệnh đường tiêu hóa… Đối với các nhà trường duy trì các hoạt động phòng, chống dịch, thường xuyên hướng dẫn các em học sinh biết cách vệ sinh môi trường trong lớp học và xung quanh trường để tránh các ổ muỗi, bọ gậy… tiếp tục phát phiếu duy trì ổ bọ gậy tại gia đình cho các em học sinh để các em tự kiểm tra, giám sát. Đồng thời, phải đảm bảo an toàn vệ sinh, đặc biệt là các bếp ăn tập thể trong nhà trường cũng như các khu công nghiệp, duy trì thói quen rửa tay bằng xà phòng./.
Phòng chống sốt xuất huyết mùa dịch Covid-19: Tránh dịch chồng dịch
Những ổ dịch sốt xuất huyết xuất hiện giữa lúc dịch Covid-19 là mối nguy cơ dịch chồng dịch, do vậy, cần có những biện pháp phòng, chống kịp thời.
24.000 ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước
Trong khi cả nước tiếp tục không lơ là ứng phó dịch Covid-19, thời gian gần đây số ca mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng tại các tỉnh thành trên cả nước.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2020, cả nước ghi nhận hơn 24.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 58 tỉnh, thành phố, trong đó có 4 trường hợp tử vong tại Bình Định, Bình Phước, Cần Thơ và Tây Ninh.
Tại Hà Nội, các quận, huyện hiện nay đang lên kế hoạch rà soát và xử lý các điểm nguy cơ trên địa bàn, thực hiện các hoạt động truyền thông lồng ghép phòng chống sốt xuất huyết và Covid-19.
(Ảnh minh họa)
Những ổ dịch sốt xuất huyết xuất hiện giữa lúc dịch Covid-19 là mối nguy cơ dịch chồng dịch, do vậy, cần có những biện pháp phòng chống, kịp thời.
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS thuộc Trung tâm Y tế quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, nếu không có dịch Covid-19 thì khoảng thời gian này hằng năm, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã bắt đầu triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường, phun hóa chất với những khu vực có nguy cơ chỉ số mật độ muỗi, bọ gậy cao hay là nơi có xuất hiện ổ dịch, ca nhiễm bệnh.
"Việc phòng chống dịch sẽ muộn hơn nhưng các biện pháp vẫn như mọi năm. Tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Đống Đa, cũng như thành phố hiện nay vẫn đang tương đối ổn định, chưa có dấu hiệu của dịch. Tuy nhiên, khi đi giám sát các hộ gia đình thì thấy sự gia tăng về mật độ muỗi và chỉ số bọ gậy. Do đó, dự kiến địa bàn quận Đống Đa sẽ tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, phát tờ rơi vào ngày 18/5 tới đây. Tới ngày 21/5 sẽ tiếp tục diễn ra hoạt động phun thuốc", ông Thành nói.
Dựa trên tình hình thực tế và những ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay, thành phố Hà Nội có đề án chủ động phòng chống sốt xuất huyết trong vòng 5 năm. Theo đó, sẽ có đội ngũ cộng tác viên với nhiệm vụ hàng tháng sẽ đi kiểm tra thực tế địa bàn. Đặc biệt, lưu ý tuyên truyền cho người dân trước và trong thời gian triển khai chiến dịch.
Sự chủ quan khiến sốt xuất huyết lưu hành hằng năm
Dịch như sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người như Covid-19 mà lây qua vector (vật trung gian). Do vậy, khi người dân chủ động tiêu diệt và giảm mật độ vector xuống thì khả năng lây lan sẽ ít hơn.
Theo ông Nguyễn Chí Thành, việc diệt muỗi, bọ gậy và kiểm tra các dụng cụ chứa nước trong nhà là vô cùng quan trọng, nhưng nhiều người dân vẫn còn chủ quan Chính vì sự chủ quan như vậy nên dịch sốt xuất huyết năm nào cũng lưu hành.
"Đội ngũ cộng tác viên sẽ tuyên truyền trực tiếp và cụ thể hơn tới người dân. Ví dụ như việc muỗi sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, đặc biệt tầm 7h-8h sáng là thời điểm muỗi hoạt động nhiều nhất. Họ sẽ tuyên truyền với người dân ở trong khu vực về cách phát hiện các ổ bọ gậy và làm thế nào để xử lý chúng. Đồng thời, họ sẽ kiểm tra xem trong thời gian gần đây ai có biểu hiện ốm, nghi sốt xuất huyết hay không", ông Thành nói.
Ong Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS thuộc Trung tâm Y tế quận Đống Đa (Hà Nội).
Đề cập trường hợp nam thanh niên ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm (Hà Nội) mắc sốt xuất huyết, với những triệu chứng ban đầu giống với mắc Covid-19 và test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2, ông Thành cho rằng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên mọi biện pháp đề phòng là cần thiết. Với trường hợp tại Kiêu Kỵ, một số hộ gia đình đã được cách ly tạm thời để phòng dịch. Đến khi nam thanh niên được xác định mắc sốt xuất huyết không phải Covid-19 thì mọi việc lại trở lại bình thường.
Theo ông Thành, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, người dân càng cần nâng cao ý thức phòng dịch, bảo vệ bản thân và cộng đồng, tránh tâm lý hoang mang, kỳ thị. Chính lúc này, lực lượng y tế cơ sở - những người ở gần dân nhất, tiếp xúc trực tiếp với người dân, phải phát huy vai trò của mình, giúp người dân hiểu về dịch bệnh và nâng cao ý thức phòng dịch, để tránh kịch bản xấu nhất là dịch chồng dịch và cùng bùng phát./.
Hiệu quả từ mô hình phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng Để người dân có thêm kiến thức phòng chống những dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mùa Đông - Xuân, nhất là dịch sốt xuất huyết, Báo An ninh Thủ đô phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "Hiệu quả từ mô hình phòng chống sốt...