Hà Nội Ngôi trường Hà Nội có lớp học mang tên Kim Nhật Thành, Kim Jong Il
Trường mẫu giáo Việt – Triều Hữu Nghị được thành lập ngày 8/3/1978, do Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên viện trợ xây dựng. Ngôi trường này được coi là một trong những minh chứng cho mối quan hệ lịch sử tốt đẹp giữa hai nhà nước và hai dân tộc.
Ngôi trường mầm non biểu tượng của mối quan hệ Việt Nam – Triều Tiên
Quan hệ ngoại giao cấp Nhà nước giữa CHXHCN Việt Nam CHDCND Triều Tiên được thiết lập từ năm 1950 (ngày 31/1/1950), do lãnh tụ kính yêu của hai dân tộc là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành dẫn dắt. Từ đó đến nay, trải qua hơn nửa thế kỷ, trong những giai đoạn đầy biến cố của lịch sử thế giới, của hai dân tộc, tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai quốc gia không ngừng được bồi đắp, xây dựng trở thành một truyền thống tốt đẹp. Một trong nhiều minh chứng về tình đoàn kết đó là Trường Mẫu giáo Việt – Triều Hữu nghị, tọa lạc tại khu tập thể Trung Tự (Đống Đa, Hà Nội).
Trường có diện tích ban đầu 3.970m2, với bốn lớp, nuôi dạy 120 trẻ ở độ tuổi 3-4-5 (tuổi mẫu giáo).
Qua 41 năm phát triển nhà trường hiện nay là cơ sở giáo dục mầm non chất lượng cao của Thủ đô Hà Nội, nơi ươm mầm nhân cách, trí tuệ, chiếc nôi của tình yêu thương. Hiện nay, nhà trường đã phát triển thành 17 lớp học, 470 học sinh với 4 lứa tuổi.
Năm 2012, Trường mẫu giáo Việt – Triều lấy tên hai nhà cố lãnh đạo Triều Tiên là Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật để đặt tên cho một số lớp học.
Những giờ học có xen kẽ văn hóa Việt Nam và Triều Tiên thường xuyên được tổ chức. Sự hỗ trợ của Triều Tiên luôn được nhắc tới trong những bài học ở ngôi trường được xem là biểu tượng của mối quan hệ hợp tác Việt – Triều.
Các em nhỏ học tại trường mẫu giáo Việt – Triều Hữu nghị được mặc những bộ quần áo truyền thống của Triều Tiên.
Những hoạt động gắn liền với hai nước Việt Nam – Triều Tiên được thực hiện từ sự hướng dẫn của các cô giáo ở trường.
“An-nyong-ha-sim-ni-kka”, lời chào bằng tiếng Triều Tiên vang lên từ các em nhỏ lớp Kim Chang-il.
Các em nhỏ vui đùa trong trang phục hanbok và áo dài, các em xếp thành vòng tròn.
Suốt 40 năm qua, vòng quay ngựa mang tên “Thiên lý mã”, một trong những món đồ chơi vẫn còn được lưu giữ lại tại trường mầm non Việt Triều.
Những tiết mục văn nghệ mang đậm văn hoá Triều Tiên được các cô giáo ở đây tập luyện sẵn sàng đón Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un.
Nhà giáo ưu tú Ngô Thị Minh Hà (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ: “Tôi và các cô giáo trong trường rất mong lãnh đạo Kim Jong Un trong chuyến sang Việt Nam lần này sẽ ghé thăm trường và tôi đã bày tỏ mong muốn đó với phía Đại sứ quán Triều Tiên”.
Toàn Vũ
Theo Dân trí
Chuẩn để bồi dưỡng, không phải để đánh giá thi đua
Nội dung này được các báo cáo viên nhấn mạnh trong hội nghị tập huấn triển khai chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non và chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục (Bộ GD&ĐT) tổ chức sáng 20/2.
Đây là hoạt động tập huấn đầu tiên ở cấp trung ương để triển khai hai chuẩn nói trên với sự tham gia của khoảng 200 CBQL cấp sở, phòng GD&ĐT, CBQL cơ sở giáo dục mầm non và giáo viên mầm non cốt cán các tỉnh phía Bắc.
Theo TS Nguyễn Hải Thập - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và CBQL giáo dục - ngày 8/10/2018, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 25/2018/BGDĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non (chuẩn hiệu trưởng) và Thông tư số 26/2018/BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (chuẩn giáo viên).
Bà Cù Thị Thủy - Phó trưởng Phòng Phát triển Nhà giáo và CBQL giáo dục - báo cáo viên tại hội nghị tập huấn
Chuẩn hiệu trưởng gồm 5 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí; xếp loại đánh giá theo 4 mức (tốt, khá, đạt và chưa đạt). Mục đích ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng nhằm làm căn cứ để hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non; xây dựng và thực hiện chế độ chính sách phát triển đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục mầm non; lựa chọn, sử dụng đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục mầm non cốt cán.
Khoảng 200 CBQL, giáo viên mầm non cốt cán dự hội nghị tập huấn
Chuẩn cũng làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, CBQL giáo dục xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục mầm non. Làm căn cứ để các phó hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng; giáo viên thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập phát triển phẩm chất, năng lực quản trị nhà trường.
PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh - Trưởng nhóm nghiên cứu chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục mầm non chia sẻ tại hội nghị tập huấn
Chuẩn giáo viên gồm 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí; xếp loại đánh giá cũng theo 4 mức (tốt, khá, đạt và chưa đạt). Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non nhằm làm căn cứ để giáo viên mầm non tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Làm căn cứ để cơ sở giáo dục mầm non đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, địa phương và của ngành Giáo dục.
Đồng thời, chuẩn làm căn cứ để các cơ quan quản lý nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non; lựa chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non cốt cán. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non.
PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền - Trưởng nhóm nghiên cứu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non chia sẻ tại hội nghị tập huấn
Tập huấn diễn ra trong 2 ngày (20-21/2/2019). Tại đây, các CBQL, giáo viên mầm non cốt cán được các báo cáo viên: PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền - Trưởng nhóm nghiên cứu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh - Trưởng nhóm nghiên cứu chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, bà Cù Thị Thủy - Phó trưởng Phòng Phát triển Nhà giáo và CBQL giáo dục, Cục Nhà giáo và CBQL giáo dục và các thành viên 2 nhóm nghiên cứu chuẩn giải đáp các băn khoăn, thắc mắc liên quan đến chuẩn và triển khai thực hiện chuẩn.... Các CBQL, giáo viên cốt cán được tập huấn đợt này sẽ là đội ngũ thực hiện tập huấn triển khai chuẩn đến các CBQL và giáo viên tại địa phương.
Triển khai Thông tư số 25/2018/BGDĐT và Thông tư số 26/2018/BGDĐT, Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch triển khai hướng dẫn thực hiện chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non và chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Một trong những mục đích, yêu cầu được nêu ra trong kế hoach này là tập huấn hướng dẫn thực hiện chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non theo Thông tư 25 và hướng dẫn thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 26;
CBQL giáo dục và giáo viên mầm non nắm vững nội dung chuẩn hiệu trưởng và chuẩn giáo viên, cách tiến hành triển khai đánh giá, xếp loại CBQL giáo dục và giáo viên mầm non theo chuẩn hiệu trưởng và chuẩn giáo viên đảm bảo đúng quy trình, yêu cầu theo quy định. CBQL giáo dục và giáo viên mầm non được tham gia tập huấn có khả năng tập huấn cho đồng nghiệp về nội dung, cách tiến hành đánh giá, xếp loại của chuẩn hiệu trưởng và chuẩn giáo viên...
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Đầu Xuân gặp gỡ những người nước ngoài đang học tiếng Việt, nghe họ hát "Đường lên đỉnh vinh quang" Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam thuộc Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội đang hợp tác đào tạo hàng trăm thực tập sinh nước ngoài theo học tiếng Việt. Yêu văn hóa Việt Nam, thích ẩm thực và mong muốn làm việc lâu dài tại mảnh đất hình chữ S là những gì...