Hà Nội: Nghiêm cấm dạy chương trình kỹ năng sống chưa được thẩm định
Nghiêm cấm các trường học và các cơ sở giáo dục cho phép hoặc liên kết với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống chưa được thẩm định vào giảng dạy chính khoá, ngoại khoá và tổ chức các hoạt động trong nhà trường .
Sở GD-ĐT Hà Nội quy định, việc thẩm định chương trình trước khi triển khai phải được sự cho phép của Bộ GD-ĐT, của Sở GD-ĐT Hà Nội. Các trường học và các cơ sở giáo dục thực hiện tốt chương trình giáo dục kỹ năng sống cho HS, SV được Bộ GD-ĐT chỉ đạo lồng ghép trong các môn học và chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đối với Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện bộ tài liệu giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch cho học sinh thủ đô đã được Sở triển khai từ năm học 2011 – 2012. Đây là một trong những hướng dẫn của Sở GD-ĐT Hà Nội về thực hiện công tác an ninh, trật tự, an toàn trường học năm học 2012-2013.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng lưu ý, năm học 2012 – 2013 đang đến gần, các nhà trường và các cơ sở giáo dục đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện để đón học sinh tựu trường bước vào khai giảng năm học mới. Qua theo dõi, chỉ đạo cập nhật các thông tin từ cơ sở, hiện nay đã có nhiều tổ chức, cá nhân với nhiều danh nghĩa khác nhau liên hệ với các nhà trường và các cơ sở giáo dục để thực hiện quảng cáo bằng các hình ảnh, pa nô, áp pích và các sản phẩm bằng hiện vật như nước uống, lương thực, thực phẩm, rau xanh, hoa quả, đường, sữa, bánh kẹo, dịch vụ xuất ăn sẵn, trang phục, sách, vở, đồ dùng bút, mực, túi sách, cặp sách… gây mất mỹ quan, phản tác dụng giáo dục, ảnh hưởng tới cảnh quan sư phạm trong trường và xung quanh khu vực trường đóng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho HSSV.
Chính vì thế yêu cầu các trường THPT, thực hiện nghiêm túc Quy định của UBND thành phố và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin truyền thông về thông tin quảng cáo. Tuyệt đối không để bất kỳ tổ chức, cá nhân nào được quảng cáo bằng các hình ảnh, pa nô, áp pích và các sản phẩm bằng hiện vật mà chưa được sự cho phép của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trong trường và xung quanh khu vực trường đóng làm ảnh hưởng tới cảnh quan sư phạm trong trường và khu vực cổng trường.
Video đang HOT
Các nhà trường và các cơ sở giáo dục chỉ được phép treo các khẩu hiệu, pa nô, áp pích của ngành quy định và các khẩu hiệu, pa nô, áp pích phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Chính quyền địa phương. Nội dung tuyên truyền trên các pa nô, áp pích, khẩu hiệu trong các nhà trường và các cơ sở giáo dục phải rõ ràng, chính xác. Thủ trưởng cơ quan, các trường học chịu trách nhiệm về nội dung theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến quy định trang phục đồng phục cho HS, SV, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng nhấn mạnh: Quy định trang phục đồng phục cho giáo viên, HS, SV được Bộ GD-ĐT chỉ đạo thực hiện trong nhiều năm qua. Mục đích của việc thực hiện trang phục đồng đồng phục cho HS, SV nhằm giáo dục truyền thống của nhà trường với HS, SV, các em tự hào được mang trang phục đồng phục “thương hiệu” của trường khi tới trường. Đây còn là biện pháp giáo dục đạo đức cho HS, SV và giúp các cơ quan, đoàn thể chính trị địa phương và mọi người dân xác định rõ nhân thân HS, SV khi các em có hành vi vi phạm pháp luật.
Việc thực hiện tuỳ theo khả năng, điều kiện kinh tế của cha, mẹ HS, SV từng vùng, miền và phải có sự thống nhất cao của cha, mẹ HS, SV khi thực hiện các đơn vị phải đảm bảo đúng phương thức mua sắm, đúng kích cỡ, màu sắc, logo của trường, giá cả, thủ tục thanh, quyết toán theo quy định của tài chính đảm bảo công khai, dân chủ Phấn đấu để có được trang phục đồng phục cho HS, SV sử dụng trong tất cả các buổi học trong tuần và đảm bảo quần áo mặc theo mùa phù hợp với điều kiện thời tiết của Việt Nam.
“Đây là những vấn đề dễ gây bức xúc trong dư luận xã hội ở thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới. Chính vì thế, các nhà trường và các cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện những quy định trên, góp phần tạo ra không khí vui tươi phấn khởi bước vào năm học mới 2012 – 2013″ – lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Kỹ năng sống và tiếng Anh ngữ âm cho trẻ em
Những năm trở lại đây, việc đầu tư cho con học thêm những bộ môn ngoại khóa để hỗ trợ cho việc phát triển tính cách, trau dồi kiến thức cho trẻ luôn thu hút mối quan tâm của phụ huynh. Nổi bật trong số đó là Kỹ năng sống và Tiếng Anh với giáo viên bản ngữ.
Trẻ em được tiếp xúc với hai bộ môn này từ rất sớm, hiệu quả nhất từ 4 đến 10 tuổi. Các khóa học Kỹ năng sống được tổ chức theo nhiều chủ điểm: ứng xử hàng ngày, giao tiếp, vệ sinh cá nhân và thực phẩm, văn hóa giao thông, cách thể hiện bản thân, các kiến thức xã hội cần thiết được trang bị. Học sinh được học cách khẳng định mình, thể hiện tình cảm của bản thân với những người xung quanh, điều mà các con cảm thấy rất khó nói, đặc biệt với lứa tuổi trước dậy thì (8-10 tuổi). Tại một số trung tâm lớn, học sinh còn được sử dụng những thiết bị hiện đại và được trải nghiệm nhiều hình thức học đa dạng để tìm hiểu về thế giới. Bằng cách này, kiến thức dễ ăn sâu vào trí nhớ của trẻ thơ.
Năm nay, chương trình 12 Giá Trị Sống là chương trình kỹ năng sống dành cho trẻ em duy nhất tại Việt Nam được Unesco công nhận và đào tạo đội ngũ giảng dạy. Chương trình giúp các em khám phá 12 giá trị của cuộc sống, đó là: Hạnh phúc, Tôn trọng, Yêu thương, Trung thực, Giản dị, Trách nhiệm, Hòa bình, Khiêm tốn, Tự do, Khoan dung, Đoàn kết, Hợp tác.
Theo cô giáo Nguyễn Thị Toan, một giáo viên đã qua khóa đào tạo của Unesco và hiện đang giảng dạy chương trình này tại Trường tiểu học song ngữ Brendon (Hà Nội), học sinh khi tham gia tiết học Giá trị sống rất chủ động, bởi tiết học được thể hiện bằng nhiều hình thức như: thảo luận, vẽ tranh, làm thủ công, hát múa, kể chuyện, đóng tiểu phẩm, tập bài tập thư giãn, chơi trò chơi... Học về Giá Trị Sống khiến học sinh biết trân trọng cuộc sống, yêu thương những người xung quanh và đặc biệt, biết chia sẻ cộng đồng.
Học sinh học Kỹ năng sống ở Trường tiểu học Brendon - ứng xử trong tiệc buffet.
Học Tiếng Anh với giáo viên nước ngoài cũng đang được các bậc phụ huynh sát sao tìm thầy, tìm lớp tại các trung tâm, bởi không phải trường mẫu giáo và tiểu học nào cũng có giáo viên nước ngoài, mặc dù môn Tiếng Anh đang được phổ cập. Chị Thanh Hằng, phụ huynh của một học sinh lớp 3H, Trường tiểu học Khương Thượng cho biết: "Dù cháu vẫn được học tiếng Anh ở trường, nhưng tôi vẫn đăng ký cho cháu học thêm lớp Ngữ Âm bên ngoài, một tuần hai buổi. Hy vọng cháu sẽ phát âm chuẩn từ mới dù chưa biết nghĩa của từ". Khóa học Tiếng Anh Ngữ Âm (Phonics) còn tương đối mới mẻ với học sinh Việt Nam, nhưng nó lại rất phổ biến sau khi được thử nghiệm thành công tại Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia. Phonics là phương pháp giảng dạy nhằm huấn luyện học sinh hiểu đúng cách phát âm từ, cấu tạo của chữ. Nói nôm na đây là cách "đánh vần" Tiếng Anh vốn rất gần gũi với học sinh tiểu học Việt Nam trong việc ghép vần Tiếng Việt. Từ đó, học sinh có thể phát âm và đọc chuẩn, nói Tiếng Anh lưu loát và tự nhiên.
Tiến sỹ Mel Blunt, Giám Đốc Đào Tạo chương trình quốc tế của Trường tiểu học song ngữ Brendon, một trong những đơn vị đầu tiên đưa ra khóa học này tại Việt Nam, cho biết thêm: "Khi biên soạn chương trình này để áp dụng giảng dạy cho trẻ em Việt Nam, chúng tôi luôn cố gắng tìm các phương pháp truyền đạt, hình ảnh thực tiễn, ví dụ sống động gắn liền với cuộc sống và văn hóa Việt Nam, để học sinh có thể hiểu về âm tiết và ghép vần, dễ nhớ và nhớ lâu. Chương trình bao gồm hai phần: Single Phonograms (học về 24 chữ cái) và Multiple Phonograms (học về 36 cặp từ ghép). Chỉ cần qua hai khóa học này, chắc chắn các em sẽ có nền tảng vững chắc về phát âm, một sự bổ sung hiệu quả cho những giờ lên lớp Tiếng Anh với giáo viên nước ngoài sau này".
Theo Dân Trí
Trại hè bổ ích "Chúng em là chiến sĩ" Sau những ngày học tập căng thẳng, nghỉ hè là dịp các em học sinh nghỉ ngơi thư giãn. Vậy nơi nào để các em học sinh vừa vui chơi vừa học tập, tiếp thu và rèn luyện được những kỹ năng mềm? Đó là câu hỏi và cũng là băn khoăn của các bậc phụ huynh trong mùa hè này. Tiếp theo...