Hà Nội: Mở cổng đăng ký nhận nhu yếu phẩm miễn phí cho sinh viên khó khăn
Sinh viên bị kẹt lại Hà Nội do dịch bệnh Covid-19 và cần sự hỗ trợ sẽ được tặng các nhu yếu phẩm thiết yếu tại nơi ở, hoặc tại một địa điểm và thông báo thời gian đến nhận.
Anh Trần Quang Hưng, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội đến ký túc xá tặng quà cho sinh viên khó khăn. ẢNH NVCC
Theo thông tin từ Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội, trong những ngày qua, dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh viên trên địa bàn. Nhiều sinh viên đang kẹt lại các khu ký túc xá, nhà trọ và đang gặp khó khăn về thực phẩm.
Tiếp theo các chương trình nhận được nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng như “Siêu thị 0 đồng – Hà Nội trái tim hồng” và “5.000 giỏ quà tặng TP.HCM và Bình Dương”, Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội tổ chức chương trình “Tiếp sức sinh viên – Vượt qua Covid” với mục tiêu trao 10.000 giỏ quà cho các sinh viên nghèo mắc kẹt và gặp khó khăn tại Hà Nội.
Chương trình tặng quà cho sinh viên khó khăn. ẢNH BAN TỔ CHỨC CUNG CẤP
Các giỏ quà gồm lương thực, thực phẩm thiết yếu để phục vụ đời sống hàng ngày như: gạo, mỳ, sữa, trứng, xúc xích, các thực phẩm tươi, gia vị, rau củ quả… để sinh viên vượt qua đại dịch.
Mở đơn tiếp nhận đến 22.8
Video đang HOT
Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội cho biết, chương trình có sự phối hợp giữa Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội và Ứng dụng tiêu dùng thông minh VinID, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HANOIBA), Công ty CP đầu tư sản xuất Bảo Ngọc cùng các doanh nghiệp, đơn vị, các nhà hảo tâm khác, với mục tiêu sẽ hỗ trợ được 2 tỉ đồng hiện vật cho các bạn sinh viên khó khăn, mắc kẹt tại Hà Nội do dịch Covid-19.
Quà tặng sẽ được tập trung tại một địa điểm hoặc mang tới nơi ở cho sinh viên. ẢNH THÀNH ĐOÀN HÀ NỘI CUNG CẤP
Từ ngày 8.8 – 22.8, ban tổ chức chương trình mở đơn, tiếp nhận đăng ký của những sinh viên khó khăn, đang ở trọ trên địa bàn thành phố. Từ 9.8, lực lượng tình nguyện viên sẽ đi từng địa chỉ để gửi những giỏ quà hỗ trợ, đối với các sinh viên đặc biệt.
Với các khu vực đông sinh viên ở trọ, ban tổ chức sẽ tập hợp các giỏ quà tại một địa điểm và thông báo thời gian để sinh viên đến nhận, đồng thời luôn đảm bảo thực hiện quy tắc “5K” và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Các bạn sinh viên có nguyện vọng, mong muốn được nhận hỗ trợ có thể đăng ký trực tiếp thông qua cổng: https://tiepsuc.4sv.vn/
Sinh viên làm thêm Tết: Người lần đầu gửi tiền cho mẹ sắm Tết, người đến đêm 30 mới về nhà
Chưa đầy một tháng là sang năm 2021, nhiều sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM "lao ra đời và kiếm cơm" cho một mùa Tết tạm đủ đầy.
Thị trường việc làm ngày Tết ngày càng phong phú
Mỗi năm, dịp Tết là "cơ hội vàng" cho sinh viên, đặc biệt là những sinh viên học tập xa nhà, có thể kiếm thêm thu nhập để phụ giúp gia đình trang trải. Bên cạnh những công việc làm thêm quen thuộc như phục vụ hay gia sư, thời gian gần đây, thị trường việc làm đã ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Theo đó, nhiều sinh viên chẳng những tìm được công việc có mức lương khá ổn mà còn phù hợp với ngành học hay sở thích của bản thân.
Vừa theo học ngành Báo chí của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, vừa là học viên của MCA - MC Academy, bạn Túy Cát (20 tuổi) hào hứng: "Trước Tết mình có 2 show dẫn chương trình ở Đại học Kinh tế và trường cấp 3. Vì đây cũng là định hướng công việc trong tương lai nên mình cũng không thấy quá áp lực hay mệt mỏi. Tuy catxe không nhiều nhưng cũng đủ để mình tự lo tiêu xài lặt vặt."
Túy Cát (bên phải) là một người dẫn chương trình bên cạnh việc học ở trường Đại học. (Ảnh: NVCC)
Bạn Thiên Phúc (21 tuổi, sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa, trường Đại học FPT) chia sẻ với Hoa Học Trò: "Tết này mình nhận làm sản phẩm đồ họa cho cửa hàng handmade ở quận 3 và một công ty tư nhân. Mỗi job như thế mình được trả từ 2-3 triệu đồng. Những ngày này mình bị khách hàng "dí" suốt, nhưng nghĩ đến đây là lần đầu tiên biết gửi tiền về quê cho gia đình sắm Tết cũng thấy vui."
Ngoài một số ngành nghề cần những tiêu chí nhất định về chuyên môn như trên, những ngày Tết cũng là lúc các nhà hàng, quán cà phê bắt đầu tuyển dụng nhân viên thời vụ với mức lương cao gấp 2, gấp 3 lần so với ngày thường. Diễm Phương (20 tuổi, trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM), nhân viên part-time của quán cà phê ở quận 1 cho hay: "Mình đã đăng kí ca làm ngày 28, 29 Tết vì giai đoạn đó 1 tiếng được hơn 30 nghìn. Mình muốn Tết này có thể dùng tiền tự làm ra thay vì xin bố mẹ".
Những công việc bán thời gian của ngành dịch vụ là một lựa chọn quen thuộc của nhiều sinh viên. (Ảnh: Internet)
"Ngày Tết, quan trọng nhất vẫn là về với gia đình"
Dịp Tết quả thực là thời điểm được sinh viên đặc biệt "ưu ái" cho công việc làm thêm những ngày cận Tết hay thậm chí là xuyên Tết. Thế nhưng liệu có đáng không khi sinh viên đánh đổi những lần được về với gia đình cho công việc và số tiền lương ngày Tết đặc biệt hậu hĩnh? Khi 2020 là một năm vô cùng "sóng gió", có không ít người vì dịch bệnh mà lòng hoài đau đáu, chẳng biết khi nào mới được về lại quê hương.
Với Nguyễn Thị An (20 tuổi, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Tài chính - Makerting), công việc làm thêm ở khu du lịch giúp An kiếm được hơn 70 nghìn đồng/giờ, song cũng khiến cô bạn bỏ lỡ phần lớn thời gian quây quần bên gia đình: "Năm ngoái mình làm cho khu du lịch tàu ngầm ở Nha Trang. Thời gian đó ngày nào bố mình cũng gọi điện hỏi về chưa. Vậy là trong sáng 30 Tết, vừa xong việc mình bắt xe đi Thái Nguyên luôn. May là còn kịp đón giao thừa với gia đình."
(Ảnh minh họa: Internet)
Từng quyết định ở lại thành phố để làm công việc phục vụ xuyên Tết, số tiền Hồng Huệ (21 tuổi, sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP.HCM) kiếm được trong 3 ngày đầu năm lên đến 2 - 3 triệu đồng/ngày. Thế nhưng Tết 2021, Huệ cho hay cô bạn chỉ làm thêm đến hết ngày 24 tháng Chạp âm lịch, vì lí do "đón Tết một mình buồn lắm".
Chia sẻ với Hoa Học Trò, bạn Trọng Tín (21 tuổi), sinh viên ngành Báo chí, trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM cho biết: "Làm thêm ngày Tết cũng khá thú vị, vừa có tiền phụ ba mẹ, vừa giết thời gian. Nhưng mình nghĩ mọi người, nhất là sinh viên, hãy cố gắng thu xếp mọi công việc trước ngày 26 Tết để về nhà. Vì ngày Tết, quan trọng nhất vẫn là gia đình."
Bên cạnh là thời điểm vàng để tìm kiếm thu nhập, Tết còn là một dịp để gia đình có thể đoàn tụ, sum vầy bên nhau. (Ảnh minh họa: Internet)
Làm thêm Tết để tích lũy kinh nghiệm và tiền bạc hay "về ăn cơm mẹ nấu, mặc áo mẹ may", bạn sẽ lựa chọn điều gì?
Sẽ không thu phí phụ huynh dự lễ tốt nghiệp cùng sinh viên Đó là khẳng định của đại diện Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) sau khi tiếp nhận ý kiến của sinh viên. Một số sinh viên của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, vào kỳ tốt nghiệp đợt 2/2020, sinh viên của trường sẽ đăng ký vào mẫu tham dự lễ...