Hà Nội lùi lịch thi vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022
UBND TP. Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc điều chỉnh kế hoạch thi và tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022.
Ảnh minh họa chụp năm 2018.
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết đã trình phương án thời gian tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay và chiều 9/4, UBND TP Hà Nội phê duyệt đồng ý với đề xuất trên.
Theo đó, các thí sinh dự thi vào lớp 10 công lập không chuyên vào ngày 10 và 11/6. Trong kế hoạch cũ, thí sinh dự thi từ ngày 30/5.
Cụ thể, ngày 10/6, buổi sáng, các thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn trong thời gian 120 phút; buổi chiều, làm bài thi môn Toán trong 120 phút.
Ngày 11/6, buổi sáng, các thí sinh sẽ làm bài thi môn Ngoại ngữ và Lịch sử. (mỗi môn 60 phút). Các thí sinh chỉ dự thi vào các trường THPT công lập không chuyên kết thúc kỳ thi vào lớp 10 tại thời điểm này.
Chiều 11/6, các thí sinh có nguyện vọng thi vào hệ chuyên sẽ thi các môn chuyên: Ngữ văn, Toán, Tin học, Sinh học, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn.
Sáng 12/6, các thí sinh thi các môn chuyên: Vật lý, Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Tiếng Anh.
Ngày 13-14/6, các thí sinh đăng ký chương trình song bằng sẽ dự thi.
Cụ thể, lịch thi vào lớp 10 chương trình song bằng: Sáng 13/6 thi Toán bằng Tiếng Anh, Vật lý bằng Tiếng Anh; chiều 13/6 thi Tiếng Anh (bài thi viết luận) và Hóa học bằng Tiếng Anh.
Ngày 14/6, buổi chiều, các thí sinh sẽ dự thi Tiếng Anh (bài thi nói).
Hà Nội quyết định điều chỉnh lịch tuyển sinh đầu cấp năm học 2021-2022 dựa trên tình hình thực tế do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của Bộ GD&ĐT.
Sự điều chỉnh này nhằm tạo thuận lợi cho học sinh, đồng thời đảm bảo lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 phù hợp với lịch thi tốt nghiệp THPT.
Video đang HOT
Ở các cấp khác, đối với hình thức trực tuyến, thành phố tuyển sinh vào lớp 1 từ ngày 12/7 đến hết ngày 14/7, trẻ 5 tuổi vào mầm non từ ngày 15/7 đến hết ngày 17/7, lớp 6 từ ngày 18/7 đến hết ngày 20/7.
Thời gian tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp từ ngày 23/7 đến hết ngày 27/7.
Chiến thuật "ăn" điểm môn Ngoại ngữ thi vào lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh
Trước quy định mới về cách tính hệ số điểm thi vào lớp 10 công lập tại TPHCM năm học 2021 - 2022, nhiều trường THCS đã họp tổ chuyên môn, có những điều chỉnh phù hợp trong dạy học, củng cố kiến thức cho học trò.
Học sinh lớp 9 tham dự kỳ tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại TPHCM năm 2019. Ảnh: P.Nga
Tăng tiết để củng cố kiến thức
Theo dự kiến của Sở GD&ĐT TP, ngày 2 - 3/6 diễn ra kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập.
Kỳ thi gần sát với thời gian kết thúc năm học nên theo lãnh đạo nhiều trường, song song với việc dạy học bảo đảm chương trình, các tổ bộ môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh sớm có kế hoạch để củng cố kiến thức cho học sinh.
Hầu hết các trường đều tăng 2 tiết/tuần/môn ở buổi thứ hai hoặc vào ngày thứ Bảy với học sinh học 1 buổi.
Trước thay đổi về cách tính điểm hệ số, ở môn Tiếng Anh giáo viên sẽ có điều chỉnh trong kế hoạch dạy học phù hợp với quy định mới (tăng thời gian thi từ 60 lên 90 phút, câu hỏi cũng tăng thêm 4 câu).
Cô Phạm Thị Thanh Bình - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Văn Thụ (Quận 10) cho hay: Nhà trường tăng thêm 2 tiết cho môn Tiếng Anh vào ngày thứ Bảy (trường chỉ dạy học 1 buổi/ngày).
Tổ bộ môn có kế hoạch dạy học cụ thể, củng cố kiến thức cho các em theo hình thức "cuốn chiếu".
Với 2 tiết tăng thêm sẽ dùng để củng cố kiến thức, giải đáp thắc mắc, giải bài tập cho học sinh.
Tương tự, thầy Nguyễn Công Phúc Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1) thông tin: Học sinh lớp 9 học tiếng Anh phổ thông - chương trình của Bộ GD&ĐT với 2 tiết/tuần.
Trước những thay đổi của Sở GD&ĐT, trường tăng thêm 2 tiết/tuần ở buổi 2 cho học sinh lớp 9.
Như vậy, học sinh sẽ có 4 tiết tiếng Anh/tuần.
Các em được củng cố kiến thức, học tập theo chuyên đề để phục vụ cho tuyển sinh lớp 10.
Lãnh đạo Trường THCS Nguyễn Trãi (quận Bình Tân) cho biết, điều chỉnh của Sở GD&ĐT về cách tính điểm hệ số môn thi vào lớp 10 cho thấy môn Ngoại ngữ được chú trọng, đề cao.
Nhà trường cũng có những điều chỉnh trong kế hoạch chuẩn bị ôn tập cho học sinh về đề cương, thay đổi trong đề kiểm tra theo định hướng của sở để học sinh làm quen, đồng thời có những đổi mới trong phương pháp giảng dạy.
Theo thầy Hồ Thanh Danh - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi, do thời gian kết thúc năm học gần sát với thời gian thi nên song song với dạy học trên lớp, giáo viên sẽ lồng ghép việc củng cố kiến thức cho học sinh.
Kết thúc chương trình học kỳ II sẽ bắt đầu tăng tốc, các em được củng cố kiến thức ôn tập theo chủ đề, chủ điểm, làm các bộ đề do giáo viên triển khai.
Học sinh lớp 9, Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1 trong giờ học tiếng Anh. Ảnh minh họa: NTCC
Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học
Với các trường ở ngoại thành, điều kiện học tập môn Tiếng Anh, đầu tư của phụ huynh chưa thể so sánh với học sinh nội thành.
Vì vậy, với những điều chỉnh trong tuyển sinh, các trường ngoại thành cũng phải thay đổi "chiến thuật" củng cố kiến thức cho các em.
Lãnh đạo Trường THCS Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) chia sẻ: Ngày 26/3, Phòng GD&ĐT huyện Bình Chánh tổ chức chuyên đề về giải pháp nâng cao chất lượng bài thi tuyển sinh lớp 10 - bộ môn Tiếng Anh.
Đây là những căn cứ, định hướng để tổ tiếng Anh của trường họp bàn, triển khai và điều chỉnh phù hợp việc giảng dạy, ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh.
Theo kế hoạch hằng năm, để chuẩn bị cho tuyển sinh lớp 10, trường sẽ tăng tiết Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh mỗi môn 2 tiết/tuần.
Học sinh của trường đa phần đăng kí nguyện vọng lần lượt vào Trường THPT Tân Túc, THPT An Lạc, THPT Phong Phú. Một số em khá giỏi sẽ có nguyện vọng thi vào Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Quận 6).
Được biết, ngoài việc học tập ở trường, một số phụ huynh cũng cho con ôn luyện thêm ở trung tâm tiếng Anh hoặc thuê gia sư vào buổi tối.
Chị H.N, có con học lớp 9 tại Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Thủ Đức) cho biết, cháu dự kiến thi nguyện vọng 1 vào Trường THPT Thủ Đức, nguyện vọng 2 vào Trường THPT Tam Phú, THPT Linh Trung.
Sau khi có sự thay đổi về cách tính hệ số, chị N tìm vội lớp ôn tập cấp tốc môn Tiếng Anh cho con, vì so với 2 môn còn lại, tiếng Anh kém hơn.
Cô Nguyễn Trâm Anh - giáo viên môn Tiếng Anh đang dạy tại trường THCS ở TP Thủ Đức chia sẻ, từ những năm qua Sở GD&ĐT đã thực hiện đổi mới trong cách ra đề, 60% là kiến thức cơ bản, 40% là nâng cao để phân hóa học sinh, phục vụ cho tuyển sinh.
Với cách ra đề của Sở GD&ĐT phải học - hiểu và biết vận dụng chứ không phải học thuộc lòng. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên rất quan trọng.
Thời gian qua, giáo viên đã quen và chủ động điều chỉnh trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình cũng như trong thi cử, đánh giá học sinh.
Theo ông Trần Đình Nguyễn Lữ - chuyên viên môn Tiếng Anh, Phòng GD Trung học (Sở GD&ĐT TP), số lượng câu hỏi trong đề thi cũng tăng lên 40 câu thay vì 36 câu như trước đây (do thời gian thi từ 60 tăng lên 90 phút). Tuy nhiên, nội dung kiến thức vẫn nằm trong chương trình THCS, chủ yếu là lớp 9.
Các câu hỏi của đề thi sẽ ra theo hướng kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong đời sống thực tiễn.
Đề thi vẫn có 2 bài đọc, nội dung nằm trong những chủ điểm mà học sinh đã học.
Độ dài của bài đọc sẽ dài hơn nhằm kiểm tra năng lực đọc nhanh - hiểu đúng của thí sinh. Những câu hỏi phân hóa thí sinh dự kiến nằm ở phần đọc - hiểu và viết lại câu.
Câu hỏi về ngữ pháp dự kiến sẽ ra theo hướng nhẹ nhàng, chiếm khoảng 1/4 trong tổng số các câu hỏi của đề thi.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP, việc thay đổi trong hệ số tính điểm môn thi không làm xáo trộn công tác dạy và học ở các trường trong định hướng kế hoạch từ đầu năm học. Nội dung thi vẫn nằm trong chương trình THCS, chủ yếu là lớp 9. Nhiều năm qua, TP kiên trì việc đổi mới trong đề thi. Các câu hỏi không chú trọng vào việc kiểm tra lý thuyết đơn thuần mà hướng vào đánh giá năng lực, khả năng vận dụng kiến thức đã học của học sinh vào giải quyến vấn đề trong thực tiễn.
Môn Lịch sử không quá khó Ngoài 3 môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, học sinh Hà Nội sẽ thi môn thứ tư là Lịch sử trong kỳ thi vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2021-2022. Để chuẩn bị tâm thế cho học sinh bước vào giai đoạn nước rút, các nhà trường đã chủ động lên kế hoạch ôn tập để...