Hà Nội liên tục vướng khiếu nại vì cách tính điểm thi tuyển viên chức
(GDVN) – Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được đơn phản ánh của thí sinh tại huyện Ba Vì và quận Đống Đa, Hà Nội về việc tính điểm khiến họ trượt viên chức.
Từ quận trung tâm
Cụ thể, trường hợp của thí sinh Vũ Phương Nhi, sinh năm 1993 (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) tham gia thi tuyển viên chức ngành giáo dục ngày 18/10/2015 với chỉ tiêu vào trường THCS Láng Hạ.
Theo phản ánh của thí sinh Vũ Phương Nhi, em đã tốt nghiệp loai gioi Đại học chính quy, Đại học Giáo Dục thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội với chuyên ngành sư phạm Ngữ Văn va đa đươc bảo vệ khóa luận tốt nghiệp vơi số điểm 9,4 niên khoa 2011- 2015.
Theo như kết quả thông báo từ Hội đồng tuyển dụng Q. Đống Đa thì thí sinh Nhi số báo danh 468 đạt các điểm thi như sau: Điểm thực hành 66,5, điểm học tập 79,24, điểm tốt nghiệp 79,24, tổng số điểm la 291,48.
Đơn khiếu nại của thí sinh Vũ Phương Nhi.
Như đơn khiếu nại gửi tới Tòa soạn, thí sinh Vũ Phương Nhi cho biết, tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định về việc tuyển dụng và quản lí công chức nêu rõ, tại Khoản 2, Điều 12 về cách tính điểm: “Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1″.
Video đang HOT
Trong Công văn số 2772, ngày 6/11/2015 của Sở Nội vụ Hà Nội trả lời Công văn số 28, ngày 5/11/2015 về cách tính điểm tốt nghiệp cũng nêu rõ: “Trường hợp thí sinh được làm khóa luận hoặc đồ án tốt nghiệp thì điểm khóa luận hoặc đồ án tốt nghiệp được thay thế 2 môn thi tốt nghiệp kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn).
Nghị định không phân biệt môn điều kiện hay không điều kiện, trường hợp không đủ điểm để tính điểm tốt nghiệp theo quy định trong tuyển dụng sẽ thực hiện quy đổi điểm theo Quyết định số 3446, ngày 13/7/2015 của UBND thành phố”.
Như vậy, theo hướng dẫn nên trên thì thí sinh Vũ Phương Nhi đã được bảo vệ khóa luận tốt nghiệp với số điểm 9,4 (theo hệ 10), do đó tương đương 94 điểm (theo thang điểm 100) và được xếp loại giỏi, tổng điểm tốt nghiệp là 94 điểm (không như 79,24 điểm mà Hội đồng tuyển dụng Q. Đống Đa công bố).
Trước vấn đề này, ngày 24/11/2015 thí sinh Vũ Phương Nhi đã có đơn khiếu nại gửi Hội đồng tuyển dụng viên chức ngành giáo dục Q. Đống Đa tính lại điểm. Đến ngày 30/11/2015 Hội đồng tuyển dụng có công văn số 35 trả lời thí sinh Nhi. Công văn trả lời cho rằng: “Căn cứ vào Khoản 3, Điều 12, Nghị định 29, trường hợp người dự xét tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì điểm học tập đồng thời là điểm tốt nghiệp và được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2″.
“Việc Hội đồng trả lời như vậy là không thỏa đáng, bởi chương trình đào tạo đại học do Bộ GD&ĐT quy định, sinh viên không có sự lựa chọn. Tôi cũng được biết, trong số thí sinh dự thi cùng tôi có người đã được áp dụng tại Khoản 2, Điều 12, Nghị định 29″ thí sinh Nhi cho biết.
Kết quả học tập của thí sinh Vũ Phương Nhi.
Cùng dự thi với thí sinh Nhi có trường hợp của thí sinh Đào Ngọc Quỳnh – Số báo danh 470, sinh ngày 28/09/1991. Điều lạ là thí sinh Đào Ngọc Quỳnh có xác nhận là tốt nghiệp bằng loại khá nhưng có số điểm học tập là 79,7.
Trong khi thí sinh Vũ Phương Nhi tốt nghiệp bằng loại giỏi lại chỉ có số điểm học tập là 79,24. Như vậy bằng tốt nghiệp loại giỏi có điểm học tập thấp hơn bằng loại khá?
“Qua việc trên tôi thấy không minh bạch trong cách tính điểm học tập của Hội đồng thi quận Đống Đa. Vi vây, đê quyên va lơi ich hơp phap cua tôi đươc bao đam, đê niềm tin vê sư công bằng cho cá nhân tôi vào hệ thống tuyển dụng viên chức ngành giáo dục tại Hà Nội tôi đề nghị:
Thành ủy TP. Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội, Sở Nội vụ TP Hà Nội, Chủ tịch UBND quận Đống Đa, Hội đồng thi tuyển viên chức ngành giáo dục quận Đống Đa 2015 cho thanh tra kiểm tra lại điểm học tập của hai số báo danh 468 (Vũ Phương Nhi) và số báo danh 470 (Đào Ngọc Quỳnh)” thí sinh Nhi thẳng thắn đề nghị.
Trao đổi với chúng tôi, chị Thủy, mẹ thí sinh Vũ Phương Nhi không khỏi bức xúc cho biết, con chị được làm luận án tốt nghiệp thì phải áp dụng Khoản 2, Điều 12, Nghị định 29 của Chính phủ. Vì không tính điểm luận án nên điểm tốt nghiệp của thí sinh Nhi chỉ được 79,24 điểm, nhưng nếu cộng cả điểm tốt nghiệp thì số điểm sẽ tăng lên 94 điểm, và đương nhiên là đỗ.
“Xuất phát là điểm học tập và điểm tốt nghiệp con tôi đều hơn các thí sinh khác. Con tôi về rất ấm ức, bởi đường đường có điểm luận văn nhưng không được tính như các thí sinh khác” vị phụ huynh này cho biết.
Để làm rõ việc này, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đến làm việc với Hội đồng tuyển dụng viên chức Q.Đống Đa, tuy nhiên chưa được bố trí do lãnh đạo quận quá nhiều việc.
Đến chuyện ở huyện ngoại thành
Trước đó, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng nhận được đơn khiếu nại của thí sinh Nguyễn Thị Sang, Xóm Cửa Đình- Thị trấn Tây Đằng- H. Ba Vì, TP. Hà Nội, phản ánh có tham gia thi tuyển viên chức ngành giáo dục môn vật lý vào trường THCS Châu Sơn – SBD: GVTHCS1612 – phòng thi số : 47), nhưng vì cách tính điểm nhầm lẫn dẫn đến không cộng điểm tốt nghiệp và trượt viên chức năm 2015.
Ngày 26/11/2015, Sở Nội vụ TP. Hà Nội ra công văn số 2973 gửi Hội đồng tuyển dụng viên chức các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố về việc rà soát tính điểm tuyển dụng viên chức.
Theo Sở Nội vụ, đến thời điểm này cơ bản đã hoàn thành việc chấm điểm bài thực hành và tính xong điểm học tập, điểm tốt nghiệp theo quy định của tuyển dụng, và đang tổ chức chấm phúc khảo bài viết thực hành.
Tuy nhiên, Sở Nội vụ nhận thấy qua ý kiến của một số Hội đồng và một số thí sinh về việc tính điểm học tập, điểm tốt nghiệp theo quy định của tuyển dụng, Sở Nội vụ đề nghị các Hội đồng căn cứ vào:
Cách tính điểm: Căn cứ vào mục b, điểm 3, phần IV trong Kế hoạch kèm theo Quyết định số 3446 của UBND TP. Hà Nội. Về các tính điểm theo Nghị định 29 của Chính phủ cần lưu ý nghiên cứu các quy định về số môn thi tốt nghiệp theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Theo đó, Sở Nội vụ đề nghị: “Trường hợp thí sinh được làm khóa luận hoặc đồ án tốt nghiệp thì điểm khóa luận hoặc đồ án tốt nghiệp được thay thế 2 môn thi tốt nghiệp kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên môn).
Theo khoản 2, Điều 12 về cách tính điểm: “Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1. Nghị định không phân biệt môn điều kiện hay không điều kiện”.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ thông tin tới bạn đọc về các trường hợp này.
Theo GD&TĐ