Hà Nội không bỏ môn thi thứ 4, giữ ổn định thi vào lớp 10
Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tới đây được giữ ổn định với 4 bài thi.
Những ngày qua, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội. Học sinh các khối lớp phải tạm dừng việc học, các trường chuyển từ dạy trực tiếp sang trực tuyến, nhiều phụ huynh lo lắng điều này sẽ ảnh đến kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm nay.
Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, công tác chuẩn bị tổ chức cho kỳ thi tuyển vào lớp 10 THPT công lập diễn ra vào ngày 10 và 11/6 vẫn được giữ nguyên.
Học sinh tham gia xét tuyển vào lớp 10 ở các trường THPT công lập sẽ thực hiện 4 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ 4 là môn Lịch sử. Dù dịch bệnh phức tạp, việc ôn tập của học sinh phần nào đó chịu ảnh hưởng nhưng môn thi thứ tư- Lịch sử vẫn được giữ nguyên không đổi.
Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh, những ngày tới, nếu tình hình dịch diễn biến xấu hơn, khó kiểm soát thì Sở GD&ĐT sẽ xin ý kiến UBND thành phố về phương án điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế. Nguyên tắc là đảm bảo sự công bằng, chất lượng và thuận tiện cho các thí sinh.
Học sinh tham gia thi vào lớp 10. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Năm 2021, thí sinh thi vào vào lớp 10 THPT công lập Hà Nội bằng bốn môn gồm: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh và Lịch sử. Với bài thi ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thay thế bằng một trong các thứ tiếng như: tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn.
Video đang HOT
Các bài thi môn Toán và Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút/ bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ và bài thi môn thứ tư sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút. Thí sinh sẽ làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm.
Điểm xét tuyển = (Điểm bài thi môn Toán Điểm bài thi môn Ngữ văn) x 2 (Điểm bài thi môn Ngoại ngữ Điểm bài thi môn thứ tư) Điểm ưu tiên.
Năm nay Hà Nội chia thành 12 khu vực tuyển sinh. Học sinh xác định khu vực tuyển sinh dựa vào hộ khẩu thường trú của học sinh (hoặc của bố, mẹ học sinh).
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, 2 và 3. Trong đó, nguyện vọng 1, 2 thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định; nguyện vọng 3 có thể thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.
Trường hợp học sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng thì có thể thuộc bất kỳ khu vực tuyển sinh nào (học sinh sẽ trúng tuyển nếu có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn trúng tuyển của trường). Trường hợp học sinh đăng ký 2 nguyện vọng thì nguyện vọng thứ nhất thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định; còn nguyện vọng thứ hai thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ (học sinh sẽ trúng tuyển nguyện vọng thứ hai nếu không trúng tuyển nguyện vọng thứ nhất và có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng 1,0 điểm so với điểm chuẩn trúng tuyển của trường).
Thi vào lớp 10: Phụ huynh Hà Nội đồng loạt kiến nghị bỏ môn thứ 4
Lo lắng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập, nhiều phụ huynh đã bày tỏ hy vọng Hà Nội sẽ bỏ môn thi thứ 4 trong kỳ thi năm nay.
Phụ huynh mong muốn bỏ môn thi thứ 4 - môn Lịch sử - trong kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Thiệt thòi vì 2 năm liền "dính" COVID-19
Những ngày qua trên các diễn đàn giáo dục, nhiều phụ huynh có con thi vào 10 tại TP.Hà Nội đã đồng loạt lên tiếng đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội bỏ môn thi thứ 4 - môn Lịch sử - để giảm tải áp lực cho các con, bởi vì lứa học sinh 2006 đã trải qua 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Sau một tuần học sinh toàn thành phố tạm dừng đến trường và thực hiện học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới, chị Lê Thùy Dung (trú tại quận Cầu Giấy) tỏ ra sốt ruột khi con gái luôn trong trạng thái lo lắng và chán nản cho kỳ thi sắp tới.
"Đây là giai đoạn nước rút của các con, đặc biệt là giai đoạn vàng để ôn luyện môn thi thứ 4. Tuy nhiên, nhà trường chỉ ôn luyện 1-2 buổi Lịch sử theo thời khóa biểu. Lớp học thêm cũng đóng cửa, các con buộc phải ôn thi bằng hình thức online.
Bé nhà mình đang rất áp lực, vì trước đó con dồn tâm huyết vào 3 môn Toán - Văn - Anh, theo kế hoạch đây là thời gian tập trung vào môn Sử. Tuy nhiên, việc ôn luyện online đã khiến con chán nản và không còn hứng thú như ban đầu" - chị Dung chia sẻ.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ băn khoăn khi học sinh lớp 9 năm nay đã 2 năm liền chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng phải thi 4 môn.
"Chỉ tội cho học sinh, 2 năm vật vã bởi COVID-19, một năm học online đến 3 lần, đến lúc thi phải thi tận 4 môn, thử hỏi không thiệt thòi thì là gì?" - chị Trần Ngọc Yến (trú tại quận Hai Bà Trưng) bày tỏ.
Chị Yến cũng cho rằng, toàn những phần quan trọng trong giai đoạn nước rút thì các con phải học online, hiệu quả không thể cao bằng trực tiếp.
"Năm trước, Hà Nội đã bỏ môn thi thứ 4 do dịch bệnh. Vậy tại sao năm nay lại bắt các con thi 4 môn, lại còn thi sớm hơn?" - chị Yến đặt vấn đề.
Bỏ môn thi thứ 4 để giảm áp lực cho học sinh
Chưa đầy một tháng nữa là kỳ thi tuyển vào lớp 10 THPT Hà Nội năm 2021 sẽ chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 như hiện nay, nhiều phụ huynh lo lắng kỳ thi khó diễn ra đúng kế hoạch.
Theo đó, việc học tập và ôn luyện của các con cũng không được đảm bảo do phải học trực tuyến. Vì vậy, bỏ môn thi thứ 4 là sự chia sẻ cùng phụ huynh và giảm áp lực thi cử cho học sinh.
Chia sẻ về điều này, anh Lưu Ngọc Thuấn (trú tại quận Đống Đa) cho rằng, Thủ đô nên "hoà mình" cùng các tỉnh, thi 3 môn cho các con đỡ vất vả.
"Con nhà mình vì môn Lịch sử mà phải hạ nguyện vọng 1 xuống trường thấp hơn lực học, vì con học Văn thôi đã đủ trầy trật rồi. Nếu chỉ thi 3 môn thì tốt quá, con đỡ áp lực, phụ huynh cũng được chia sẻ. Hơn nữa, thi 3 môn ít ra bỏ được 1 buổi tập trung đông người, cũng là đồng lòng chống dịch" - anh Thuấn nói.
Chị Đỗ Thị Phượng (trú tại quận Ba Đình) cũng cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để Sở GDĐT Hà Nội thông báo bỏ môn thi thứ 4. Đó chính là sự chia sẻ khó khăn trong tình hình dịch bệnh COVID-19 nhạy cảm và động viên các con trong kỳ thi vào lớp 10 mùa dịch.
Nhiều phụ huynh cũng kiến nghị Sở GDĐT Hà Nội nên đưa ra quyết định sớm để phụ huynh và các con đỡ lo âu, thấp thỏm, không nên để đến "phút 89" mới đưa ra thông báo.
Tính đến ngày 10.5, đã có 31 tỉnh, thành thông báo cho học sinh dừng đến trường, chuyển sang hình thức học online.
Tại Hà Nội, theo lãnh đạo Sở GDĐT Hà Nội, từ ngày 10.5, học sinh toàn thành phố sẽ tiếp tục nghỉ học ở trường, do dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Thời điểm này, các nhà trường tiếp tục tập trung ôn tập, dạy học cho học sinh theo hình thức trực tuyến, để đảm bảo hoàn thành chương trình theo quy định.
Phụ huynh đứng ngồi không yên, vừa chạy dịch, vừa ôn thi vào lớp 10 cùng con Hầu hết các phụ huynh có con chuẩn bị thi vào lớp 10 năm học 2021 - 2022 đều chung tâm trạng lo lắng, áp lực khi trường học đóng cửa, việc ôn luyện bị gián đoạn. Ba ngày sau khi Hà Nội thông báo tạm dừng việc học trực tiếp tại lớp để chuyển sang hình thức học trực tuyến tại nhà,...