Hà Nội: Khẩn trương chuẩn bị công tác tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT 2020
Ngày 29/6, tại Hội nghị giao ban công tác quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020 của UBND TP Hà Nội, Giám đốc Sở GD&ĐT Chử Xuân Dũng đã báo cáo về công tác chuẩn bị kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sắp tới.
Ảnh minh họa
Theo báo cáo của lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, kì thi năm nay có một số điểm mới như: Tên kì thi thay đổi từ “ thi THPT quốc gia” thành “thi tốt nghiệp THPT”. Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh thay cho cung cấp dữ liệu làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.
UBND các tỉnh/ TP chủ trì và chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức kì thi tại địa phương bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng. Thanh tra của địa phương thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức kì thi theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và Bộ GD&ĐT.
Các trường Đại học, Cao đẳng không trực tiếp tham gia khâu coi thi, chấm bài thi trắc nghiệm mà theo sự điều động của Bộ GD&ĐT làm công tác thanh tra, kiểm tra. Các công việc Thanh tra phải tham gia: giám sát các cuộc điện thoại tại điểm thi, chứng kiến máy tính kết nối internet để chuyển báo cáo nhanh về Hội đồng thi…
Quy định về quy trình tổ chức coi thi chặt chẽ hơn. Ví dụ như các phòng không sử dụng trong buổi thi phải được khóa và niêm phong; tổ chức cho CBCT và cán bộ giám sát phòng thi bắt thăm phân công nhiệm vụ coi thi, bảo đảm nguyên tắc một CBCT không coi thi quá một lần tại một phòng thi trong kỳ thi…
Video đang HOT
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội báo cáo tại hội nghị
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở đã tham mưu với UBND TP Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT thành phố Hà Nội năm 2020. Ban Chỉ đạo đã họp lần đầu vào ngày 26/6, dự kiến họp lần 2 vào ngày 30/7.
Sở đã ban hành văn bản hướng dẫn các trường THPT, các TTGDNN-GDTX, các Phòng GD&ĐT về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Sở đã tổ chức Hội nghị về thi lần thứ nhất để phổ biến Quy chế thi, tập huấn nghiệp vụ để triển khai công tác thi năm 2020.
Sở đã lập dự trù kính phí, chuẩn bị văn phòng phẩm, dự kiến các địa điểm đặt Ban in sao đề thi, Ban làm phách, các Ban chấm thi, dự kiến Điểm thi; Ban in sao đề thi dự kiến đặt tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Các Phòng GD&ĐT đã lựa chọn, giới thiệu các trường THCS trên địa bàn đặt làm Điểm thi.
Ngày 30/6, các đơn vị sẽ hoàn thành việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh, Sở GD&ĐT có cơ sở để tính toán số phòng thi, dự kiến số phòng thi, phối hợp với các phòng giáo dục kiểm tra cơ vật chất các trường dự kiến chọn làm điểm thi.
Năm học 2019-2020, Hà Nội có 75.465 học sinh lớp 12, tăng khoảng 3.000 học sinh so với năm 2019. Cùng với thí sinh tự do, dự kiến sẽ có khoảng 80.000 học sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Sở GD&ĐT Hà Nội dự kiến sẽ có 3.336 phòng thi, 143 điểm thi; điều động khoảng 8.700 các bộ, giáo viên làm nhiệm vụ coi thi, giám sát phòng thi và khoảng 1.430 cán bộ nhân viên làm công tác bảo vệ, phục vụ kì thi.
Tránh trượt oan vì nhập sai dữ liệu
Thời gian để thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) còn rất ngắn. Tuy vậy, không phải cứ nộp hồ sơ đầy đủ là xong việc.
Những năm trước, chuyện thí sinh bị trượt ĐH oan có phần lỗi chính của những người nhập dữ liệu nhưng thí sinh cũng không hẳn vô can.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019. Ảnh Như Ý
Năm 2019, trường ĐH Hà Nội tiếp nhận 2 kiến nghị của thí sinh T.H.M và N.T.M.; Sau khi xem xét, Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Hà Nội xác định hai thí sinh đã đạt điểm trúng tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh theo thứ tự trong danh sách đăng kí nguyện vọng.
Trường Đại học Hà Nội phải làm 2 công văn đề nghị: trường ĐH Thương mại xóa tên thí sinh T.H.M trong danh sách trúng tuyển năm 2019 của trường và Bộ GD&ĐT chuyển dữ liệu của thí sinh này trên cổng thông tin nghiệp vụ tuyển sinh từ trúng tuyển nguyện vọng 3 (trường ĐH Thương mại) sang trúng tuyển nguyện vọng 1 (trường ĐH Hà Nội); một công văn nữa yêu cầu trường ĐH Vinh xóa tên thí sinh N.T.M.P trong danh sách trúng tuyển năm 2019 của trường và Bộ GD&ĐT chuyển dữ liệu của thí sinh này trên cổng thông tin nghiệp vụ tuyển sinh từ trúng tuyển nguyện vọng 3 (trường ĐH Vinh) sang trúng tuyển nguyện vọng 2 (trường ĐH Hà Nội).
Lý do dẫn đến những sai sót này được cán bộ tuyển sinh của trường ĐH Hà Nội lý giải do cán bộ nhập liệu không soát xét kỹ các minh chứng ưu tiên của thí sinh, dẫn đến thí sinh được tăng điểm nên sẽ trúng tuyển ở các nguyện vọng cao hơn.
Cũng trong mùa tuyển sinh năm 2019, thí sinh B.T.L., trường Dân tộc nội trú, tỉnh Thanh Hóa đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH, cùng lúc với thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, điểm thi ba môn xét tuyển đại học và điểm cộng ưu tiên của L. đạt 25,4. Theo điểm chuẩn năm 2019 trường ĐH Y dược TPHCM công bố, L. lẽ ra được trúng tuyển. Tuy nhiên khi tra cứu danh sách trúng tuyển, L. lại không thấy tên mình.
Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa, ông Phạm Anh Toàn thông tin xác minh hồ sơ của thí sinh L. cho thấy, sai sót đầu tiên thuộc về nhân viên của nhà trường nhập sai dữ liệu đăng ký xét tuyển của thí sinh này. Trong khi bản thân em L. cũng mắc lỗi do sau khi nộp hồ sơ lại không kiểm tra lại thông tin của mình nên dẫn đến sai sót.
Theo ông Bùi Viết Toàn, Phó Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Hà Nội, ngoài lỗi của cán bộ nhập dữ liệu thi, tuyển sinh thì trách nhiệm một phần cũng thuộc về các thí sinh. Sau khi hết hạn nộp hồ sơ, nếu thí sinh phát hiện có sai sót thông tin nhất là viết sai phiếu đăng kí dự thi phải thông báo kịp thời cho hiệu trưởng trường THPT hoặc thủ trưởng đơn vị nơi đăng kí dự thi hoặc cho trường điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung. Ngoài ra, thí sinh còn một lần điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi. Đây cũng chính là cơ hội để thí sinh "sửa sai" nếu thấy dữ liệu đăng ký của mình có vấn đề.
Còn theo quy định của Bộ GD&ĐT sau khi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, nhân viên phụ trách tiếp nhận sẽ nhập dữ liệu lên máy tính rồi in ra để thí sinh kiểm tra và ký xác nhận. Sau đó, cán bộ điểm thu nhận hồ sơ mới nhập dữ liệu lên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Theo quy chế, thí sinh còn có thời gian để kiểm tra lại thông tin bằng tài khoản cá nhân nhưng thí sinh lại chủ quan không kiểm tra lại dẫn đến sai lệch thông tin. Nên về nguyên tắc nếu lỗi hoàn toàn thuộc về điểm thu nhận hồ sơ hoặc nhà trường thì Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi cho thi sinh.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Viết Toàn, thí sinh cũng cần phải xem lại thông tin của mình sau khi dữ liệu được đưa lên cổng tuyển sinh chung của Bộ. Vì mỗi thí sinh có một tài khoản, một mật khẩu riêng để kiểm tra thông tin và có thể để điều chỉnh nguyện vọng. Nếu phát hiện sai sót, thí sinh cần phải báo kịp thời để tránh mất quyền lợi về sau.
Với những trường hợp hợp sai sót như trên, Bộ GD&ĐT cho rằng nhiều khả năng, sau khi cán bộ nhận hồ sơ nhập dữ liệu sai, rồi in ra thí sinh không đọc kỹ và ký tên xác nhận luôn. Sau đó, theo quy chế thí sinh còn có thời gian để kiểm tra lại thông tin bằng tài khoản cá nhân nhưng thí sinh lại chủ quan không kiểm tra lại dẫn đến sai lệch thông tin.
Công bố đường dây nóng về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 Bộ GD-ĐT vừa có văn bản thông báo hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2020. Theo đó, Bộ GD-ĐT sẽ cung cấp thông tin, giải đáp các thắc mắc của thí sinh, phụ huynh và các tổ chức, cá nhân liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT qua các kênh...