Hà Nội: Kế hoạch chi tiết thi vào lớp 10 chuyên năm học 2022- 2023
UBND Hà Nội vừa công bố chi tiết phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT chuyên và trường có lớp chuyên, theo kế hoạch, lịch thi tuyển sẽ diễn ra từ ngày 18 – 20/6/2022.
Theo kế hoạch được phê duyệt, các trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây sẽ tổ chức tuyển sinh theo
Học sinh đủ điều kiện thi vào lớp 10 tại 4 trường trên là học sinh hoặc bố (mẹ) của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, hoặc có Giấy xác nhận thông tin về cư trú (trong đó học sinh hoặc bố (mẹ) của học sinh được xác nhận Nơi thường trú tại Hà Nội); xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp THCS từ khá trở lên và xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên.
Học sinh các tỉnh phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra, có kết quả học tập năm học lớp 9 THCS xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh được đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên trường THPT Chu Văn An.
Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam. Ảnh minh họa.
Mỗi học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của 2 trong 4 trường này. Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào cùng 1 môn chuyên của 2 trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường NV1 và trường NV2. Học sinh có thể đăng ký NV vào các môn chuyên khác nhau của 2 trường với điều kiện buổi thi của các môn chuyên đó không trùng nhau.
Phương thức tuyển sinh sẽ trải qua hai vòng, vòng 1 tổ chức sơ tuyển đối với những học sinh có đủ điều kiện dự tuyển, có hồ sơ dự tuyển hợp lệ; vòng 2 tổ chức thi tuyển đối với những học sinh đã qua sơ tuyển ở vòng 1.
Tại vòng sơ tuyển sẽ căn cứ vào các tiêu chí và được đánh giá bằng điểm số qua các tiêu chí: Kết quả tham gia các hoạt động xã hội, thi tài năng trong phạm vi tổ chức của tỉnh, toàn quốc, khu vực và quốc tế (điểm cho mỗi giải được tính như sau: Giải Nhất được 5,0 điểm, giải Nhì được 4,0 điểm, giải Ba được 3,0 điểm, giải Khuyến khích được 2,0 điểm).
Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp THCS (mỗi năm xếp loại học lực Giỏi được 3,0 điểm, học lực Khá được 2,0 điểm). Kết quả tốt nghiệp THCS: Tốt nghiệp loại Giỏi được 3,0 điểm, loại Khá được 2,0 điểm.
Điểm sơ tuyển = Điểm thi học sinh giỏi, tài năng Điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS Điểm kết quả tốt nghiệp THCS.
Khi có kết quả sẽ chọn vào thi tuyển vòng 2 những học sinh đạt điểm sơ tuyển từ 10,0 điểm trở lên.
Tại vòng thi tuyển, thí sinh dự thi 3 bài thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và bài thi môn chuyên theo NV; các bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên tính hệ số 1, bài thi môn chuyên tính hệ số 2.
Video đang HOT
Đề thi môn chuyên được áp dụng hình thức tự luận, gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành của Bộ GD&ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9, đảm bảo các cấp độ nhận thức: Thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao. Riêng môn Ngoại ngữ (thi vào các lớp chuyên Ngoại ngữ) được áp dụng kết hợp giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan để đánh giá các kỹ năng nghe, đọc, viết.
Dự kiến kỳ thi chuyên diễn ra trong 3 ngày 18-19-20/6/2022.
Trong đó, Điểm xét tuyển = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) Điểm bài thi chuyên (hệ số 2) .
Trong đó, điểm bài thi của các môn tính theo thang điểm 10,0; tuyển những thí sinh có NV đăng ký xét tuyển vào trường, lấy theo ĐXT từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu; chỉ xét tuyển đối với học sinh có đủ bài thi theo quy định, không vị phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0.
Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 10/7/2012 đến ngày 12/7/2022; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 19/7/2022 đến ngày 22/7/2022.
Học sinh đã trúng tuyển vào lớp chuyên tại trường THPT nào phải học ổn định hết cấp học tại trường THPT đó. Trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình học tập cần chuyển trường, chuyển lớp chuyên phải được Giám đốc Sở GD&ĐT cho phép.
Hàng năm, trường chuyên có thể tổ chức thi tuyển bổ sung vào các lớp chuyên. Sở GD&ĐT quyết định việc tuyển bổ sung vào các lớp chuyên, quy định đối tượng, điều kiện dự tuyển bổ sung, môn thi tuyển bổ sung và tổ chức thực hiện việc tuyên bổ sung vào lớp chuyên.
Hà Nội có 4 "ông lớn" THPT, điểm chuẩn mỗi năm đều cao ngất ngưởng: Học sinh đạt 8,5 điểm/môn vẫn trượt như thường!
Học sinh cần tham khảo điểm chuẩn hàng năm của các trường để có quyết định nộp hồ sơ chính xác nhất.
Mới đây, Hà Nội chốt 3 môn thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội đồng ý với phương án trình của Sở Giáo dục và Đào tạo về phương án tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên theo phương thức thi tuyển với ba bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 9. Mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của đề thi được tinh giảm phù hợp với thời gian, đảm bảo theo đúng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học tại các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút. Môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài là 60 phút với nhiều mã đề để đảm bảo trong một phòng thi hai thí sinh liền kề sẽ không trùng mã đề.
Lịch thi dự kiến trong khoảng thời gian từ ngày 10/6- 20/6.
Ảnh minh họa.
Khoảng thời gian này, học sinh cuối cấp không chỉ ôn tập các môn thi hết tốc lực mà còn phải tham khảo điểm chuẩn từng năm của các trường THPT ở Hà Nội. Từ đó đưa ra quyết định nộp hồ sơ chính xác nhất.
Tại Hà Nội, có 4 trường THPT có điểm chuẩn hàng năm cao ngất ngưởng. Học sinh nếu không chắc chắn đạt 9 điểm/môn thì chớ dại nộp vào.
1. THPT Chu Văn An
- Địa chỉ: 10 Đ. Thụy Khuê, Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Được thành lập từ năm 1908, cho đến nay Chu Văn An là một trong những trường phổ thông lâu đời, cơ sở vật chất cổ kính với chất lượng giảng dạy học tập thuộc dạng top đầu Hà Nội.
Các lớp được chia thành hai nhóm lớp chuyên và không chuyên. Nhóm lớp chuyên có các lớp: Toán, Tin, Nhật, Anh, Văn, Sử, Địa, Pháp 1, Pháp 2 (tăng cường), Lý, Hóa, Sinh. Nhóm lớp không chuyên có các lớp: A1, A2 theo định hướng khối A và D1, D2, D3 theo định hướng khối D.
Điểm chuẩn đầu vào của trường cao nhất trong các trường THPT trực thuộc Bộ Giáo Dục & Đào tạo ở Hà Nội (không tính khối trường chuyên) để đảm bảo chất lượng học sinh có thể theo học tại trường.
Kết quả đầu ra của trường luôn ở top cao với xấp xỉ 100% học sinh đỗ tốt nghiệp và 2/3 trong số đó đỗ đại học với điểm cao.
Năm 2021, điểm chuẩn của trường là 53,3 điểm. Năm 2021, học sinh Hà Nội thi lớp 10 với 4 môn: Toán, Ngữ Văn, Anh và Lịch sử. Theo cách tính điểm xét tuyển của Hà Nội (Toán và Ngữ văn hệ số 2, Tiếng Anh và Lịch sử hệ số 1), những thí sinh trúng tuyển Trường THPT Chu Văn An với điểm chuẩn 53,3 phải đạt trung bình 8,88 điểm mỗi môn. Nếu không có điểm ưu tiên thì kể cả đạt mức điểm giỏi là 8 điểm/môn, các thí sinh vẫn trượt.
2. THPT Kim Liên
- 1 Ng. 4C P. Đặng Văn Ngữ, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
Trường THPT Kim Liên được coi là đối trọng đáng nể so với trường Chu Văn An, là một trong 5 trường công lập top đầu ở Hà Nội; thường xuyên xếp thứ 2 trong top 10 trường có điểm chuẩn cao nhất.
Trường được thành lập cách đây hơn 40 năm, nhưng cơ sở vật chất của trường luôn được cải tiến liên tục để đảm bảo học sinh được học tập thoải mái nhất. Tại mỗi lớp được trang bị máy chiếu, hệ thống âm thanh, bàn ghế tiêu chuẩn, lớp học luôn được vệ sinh sạch sẽ.
Trường luôn nằm trong top đầu về thành tích học tập cũng như chất lượng giảng dạy trong bảng xếp hạng các trường PTTH trên cả nước.
Năm 2021, điểm chuẩn của trường là 50,25 - tức là học sinh phải đạt trung bình 8,38 điểm/môn mới đỗ.
3. THPT Yên Hòa
- Địa chỉ: 251 Đ. Nguyễn Khang, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Cùng với THPT Kim Liên, THPT Yên Hòa cũng thường xuyên cạnh tranh vị trí số 2. Thường thì 2 trường này thường hoán đổi vị trí thứ 2 và thứ 3 cho nhau. Trường phổ thông cấp II - III Yên Hoà được thành lập năm 1960 , năm học đầu tiên trường chỉ có hai lớp 8. Năm 1961 trường chính thức mang tên Trường phổ thông cấp III Yên Hoà.
Ngoài những hoạt động dạy và học đạt kết quả cao trong suốt hơn 50 năm phát triển của mình, trường Yên Hòa còn nổi bật với những hoạt động ngoại khóa bồi dưỡng kỹ năng mềm, tài năng đặc biệt cho các em học sinh trong trường.
Năm 2021, điểm chuẩn của trường là 50 - tương đương điểm chuẩn trung bình mỗi môn là 8,33.
THPT Yên Hòa.
4. THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông
- Địa chỉ:4 Nhuệ Giang, P. Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội
THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông không phải là "thành viên thường trực" trong top 4. Năm 2019, điểm chuẩn của trường là 45,25, đứng thứ 6. Năm 2020, điểm chuẩn của trường là 40, tiếp tục đứng thứ 6. Tuy nhiên đến năm 2021, điểm chuẩn của trường 49,4 - lọt top 4, trung bình 8,23/môn mới đỗ.
Dù không phải "thành viên thường trực" của top 4 nhưng 3 năm qua, trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông liên tiếp vào top 10. Học sinh khi quyết định nộp hồ sơ vào trường cần có năng lực học tập tốt để chắc suất thi đỗ.
Không GPA trên 9, không học chuyên, không giải thưởng, lại... "quá già", nữ sinh Hà Nội vẫn "ẵm" trọn học bổng toàn phần danh giá Với profile tự đánh giá là "vô cùng bình thường", nữ sinh Hà Nội vẫn đạt được Học bổng Chính phủ Hàn Quốc (GKS-U) cho Hệ Đại học, ẵm về một học bổng đài thọ cho bản thân từ A tới Z. Khi nghe đến "đỗ học bổng toàn phần", nhiều bạn sẽ nghĩ đến những điểm số siêu to khổng lồ, giải...