Hà Nội huy động gần 700 giáo viên chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Ngày 11-7, theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, công tác chấm thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 đang được triển khai khẩn trương với quyết tâm bảo đảm tiến độ quy định.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội huy động gần 700 giáo viên của các trường trung học phổ thông làm nhiệm vụ chấm thi. Các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực phục vụ công tác chấm thi đã được chuẩn bị chu đáo và bảo đảm an toàn, bảo mật.
Thí sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 tại Hà Nội.
Theo báo cáo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022, tới thời điểm này, kỳ thi đã hoàn thành xong các khâu quan trọng là công tác chuẩn bị, ra đề thi, coi thi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang hướng dẫn, hỗ trợ công tác tổ chức chấm thi tại các địa phương nhằm bảo đảm chất lượng và tiến độ. Chậm nhất ngày 22-7, các hội đồng thi phải báo cáo sơ bộ kết quả và gửi dữ liệu kết quả thi về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày 24-7, các hội đồng thi công bố kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 cho thí sinh. Chậm nhất ngày 26-7, các sở giáo dục và đào tạo, các trường phổ thông hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.
Ngày 28-7, các sở giáo dục và đào tạo cập nhật vào hệ thống quản lý thi và gửi báo cáo kết quả xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Video đang HOT
Trong thời gian chấm thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện tốt các khâu chấm thi, đối sánh dữ liệu điểm thi, công bố kết quả thi, phúc khảo bài thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông cho thí sinh và tuyển sinh đại học, cao đẳng giáo dục mầm non năm 2022.
Đừng mải chạy theo dạy văn hóa lấy thành tích mà coi nhẹ dạy trẻ kỹ năng sống
Trong trường học hiện nay, khối lượng dạy kiến thức văn hoá thì rất nặng, chiếm nhiều thời gian của học sinh, còn chương trình nâng cao kỹ năng sống lại hạn chế.
Vụ việc một học sinh tiểu học bị điện giật tử vong trong lúc học trực tuyến ở Hà Nội mới đây khiến cho không ít phụ huynh thấy hoang mang. Theo kết luận của cơ quan chức năng thì nguyên nhân là do, thời điểm đó không có người lớn giám sát, cháu bé có lấy cây sắt chọc vào ổ điện nên bị điện giật tử vong. Điều này lại đặt ra câu hỏi về vấn đề hướng dẫn, trang bị kỹ năng cho học sinh để tránh các tai nạn thương tâm tương tự xảy ra.
Với kinh nghiệm quản lý và hoạt động lâu năm trong lĩnh vực bảo vệ Quyền trẻ em nên khi đề cập đến câu chuyện này, bà Ninh Thị Hồng - Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam đã chia sẻ cùng Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhiều ý kiến quý báu.
Bà Ninh Thị Hồng - Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam. Ảnh: NVCC
Theo bà Hồng, không chỉ riêng sự việc đau lòng xảy ra ở Hà Nội mà còn rất nhiều trường hợp khác có liên quan đến trẻ em đã từng xảy ra, một lần nữa nhắc nhở cho gia đình và các nhà trường cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao kỹ năng sống, bảo vệ an toàn cho trẻ em.
Cụ thể, bà Hồng cho rằng: "Chúng ta cũng đã từng được nghe đài, báo thông tin rất nhiều về các trường hợp xảy ra gây tai nạn, thương tích cho trẻ em. Đó có thể là trẻ bị ngã từ ban công các căn hộ cao tầng, trẻ bị bỏng hoặc đứt tay, đứt chân .v.v.. rất nhiều các tai nạn xảy ra trong thời gian các em ở nhà một mình.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là tại sao những sự việc như vậy vẫn xảy ra dù cho truyền thông nhắc tới và cảnh báo rất nhiều lần. Thậm chí, có những trường hợp trẻ học đến cấp 2, cấp 3 vẫn gặp phải tai nạn không mong muốn.
Điều này phần lớn là do các gia đình đã không cho trẻ được biết và tiếp cận với các kỹ năng sống cần thiết. Ví dụ, hãy cho trẻ biết, nếu trèo cao thì sẽ bị ngã dẫn đến gãy tay, chân hoặc là chạm vào các dụng cụ sắc nhọn thì có thể bị đứt tay. Những điều này nếu không được các bậc phụ huynh giáo dục cho trẻ từ sớm thì rất có thể trong một thời điểm nào đó chúng ta lơ là trẻ đều có thể làm.
Nhất là với nguồn điện thì cực kỳ nguy hiểm hơn, vì với nhiều phụ huynh thì kỹ năng về phòng tránh tại nạn về điện cũng rất hạn chế. Chẳng hạn, với các thiết bị điện thì các phụ huynh cần nên quán triệt và chỉ rõ cho trẻ em tuyệt đối tránh xa các vị trí có ổ điện, hệ thống dây diện, không được vừa sạc vừa sử dụng các thiết bị điện tử..v.v.
Các gia đình cũng nên trang bị các thiết bị bảo vệ an toàn dùng điện như Át-tô-mát chống giật hoặc giải thích cho trẻ biết việc các vật liệu bằng kim loại như sắt, đồng, nhôm đều có tính năng dẫn điện, không nên đưa nó đến gần các khu vực có điện.
Trong việc này, dạy kỹ năng sống cho trẻ chính là dạy trẻ biết cách nhận diện nơi nguy hiểm, cách phòng tránh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bố mẹ không nắm rõ được các nguyên tắc này, thậm chí có trường hợp phụ huynh mải mê với công việc riêng mà biết nhưng cũng không nói để cho trẻ phòng tránh.
Cái chúng ta cần quan tâm đến là tạo ra cho trẻ các kỹ năng cần thiết để trẻ tự phòng tránh, bảo vệ mình chứ không phải khi sự việc đáng tiếc xảy ra rồi mới quy trách nhiệm cho ai".
Đồng thời, vị lãnh đạo Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam cũng nêu lên thực trạng trong các trường học của nước ta hiện nay, việc nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh và ứng phó với các rủi ro cho các học sinh vẫn còn hạn chế.
Về việc này, bà Ninh Thị Hồng cho biết thêm: "Lâu nay chúng ta vẫn xem rằng, sự việc nào xảy ra với học sinh ở tại trường thì đó mới là trách nhiệm của nhà trường, còn sự việc đó xảy ra với học sinh ở phạm vi gia đình là lỗi của gia đình. Nhưng xét rộng ra, chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều rằng, vốn kỹ năng và cách phòng tránh, ứng phó với rủi ro mà các con học được từ nhà trường vẫn còn rất ít.
Như vậy, các nhà trường hiện nay không chỉ là cần quan tâm đến việc dạy trẻ học văn hoá để làm sao càng nhiều trẻ đạt thành tích cao trong các cuộc thi thì càng tốt, mà cần có thêm nhiều giờ dạy kỹ năng sống nữa. Trong việc này, trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo là thiết kế nội dung các chương trình học còn chưa hài hoà.
Theo dõi các bài viết đề cập về giáo dục, chính tôi cũng nhận thấy rằng, có những chương trình học văn hoá cho trẻ còn rất nặng, chiếm hết nhiều thời gian của trẻ. Còn những chương trình liên quan đến truyền dạy các kỹ năng sống đời thường, thông dụng gắn liền với sinh hoạt hàng ngày của trẻ thì lại không được đề cập đến.
Nên chăng, từ những sự việc đau lòng gần đây, ngành Giáo dục cũng nên vào cuộc, nghiên cứu để đưa thêm những chương trình dạy kỹ năng sống này vào trong các trường học.
Bên cạnh đó, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng nên có những tiếng nói để cho các cơ quan chức năng tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền công tác phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ em.
Mặt khác, chúng tôi cũng đề xuất rằng, nếu Bộ Giáo dục triển khai duyệt các bộ sách giáo khoa dạy chương trình kỹ năng sống trong trường học thì cần cho các Hội, đoàn thể tham gia đóng góp ý kiến.
Bởi trong việc này, không chỉ mỗi ngành giáo dục mới nắm vững kiến thức, mà các Hội, đoàn thể khác thì các cá nhân trong đó đều có con cái, có những trình độ nhất định để đóng góp ý kiến. Tránh tình trạng, trẻ phải học kiến thức quá nhiều nhưng kỹ năng sống lại rất nghèo nàn".
Bà Ninh Thị Hồng cho rằng, trong trường học hiện nay, khối lượng kiến thức văn hoá học sinh phải học rất nặng trong khi chương trình dạy kỹ năng sống lại rất hạn chế. Ảnh minh hoạ: Trung Dũng
Đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh đang có con trong độ tuổi học tiểu học để có thêm những kỹ năng bảo vệ con cái, khi việc học trực tuyến hiện vẫn là phương án tối ưu trong thời điểm dịch bệnh, cô Hồng chia sẻ: " Trong thời điểm dịch bệnh còn kéo dài như hiện nay, nhiều phụ huynh có nhiều thời hơn để gian ở nhà thì chúng ta nên dành nhiều thời gian hơn nữa để quan tâm và giáo dục các con. Đây cũng là thời điểm để các phụ huynh và các con gắn bó hơn với nhau, đặc biệt là chú ý đến việc nâng cao các kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ nhỏ".
Sinh viên sắp ra trường, phụ huynh tất tả lo nơi thực tập, tìm việc Con ra trường nhưng bố mẹ lại là người long đong xin thực tập, tìm việc làm. Sự bao bọc quá mức khiến nhiều bạn trẻ mất đi cơ hội chủ động trải nghiệm; chưa kể những công việc có được từ "xin - cho" chẳng bao giờ bền lâu... Đi "xin việc" ở tuổi U60 Nghe có vẻ lạ đời nhưng đúng...