Hà Nội: Học sinh được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời trước 15/7
Sở GDĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các phòng GDĐT quận, huyện, thị xã, các trung tâm GDNN-GDTX, trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam và các trường PTCS trực thuộc hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở năm học 2019-2020.
Theo đó, Sở yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THCS phải đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan, thực hiện đúng Quy chế của Bộ GDĐT, đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục. Đồng thời chấp hành đúng thời gian quy định, góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh vào lớp 10 của các trường THPT… có tuyển học sinh tốt nghiệp THCS. Kết quả phản ánh đúng chất lượng dạy, học của các CSGD và được thông báo công khai tới cha mẹ học sinh.
Phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các CSGD có học sinh lớp 9 chương trình THCS hoặc chương trình GDTX phải hoàn thành nhiệm vụ dạy học theo đúng kế hoạch và biên chế năm học do Bộ GDĐT quy định.
Hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo chính xác việc đánh giá, xếp loại học sinh, cập nhật đầy đủ kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; Tổ chức tốt công tác kiểm tra học kỳ 2 để hoàn thành việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh lớp 9 trước ngày 03/7/2020.
Cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời cho người học trước ngày 15/7/2020 (ảnh minh họa)
Các CSGD thực hiện xét công nhận tốt nghiệp THCS từ ngày 06-10/7/2020. Các phòng GDĐT hoàn thành việc duyệt Danh sách công nhận tốt nghiệp THCS của các CSGD để các CSGD phải cấp xong Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời cho người học được công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 15/7/2020, phục vụ công tác tuyển sinh.
Video đang HOT
Người học dự xét công nhận tốt nghiệp THCS lần đầu phải có đủ hồ sơ quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS. Đảm bảo tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm lớp 9 từ trung bình trở lên (đối với diện phải xét hạnh kiểm); Xếp loại học lực cả năm học lớp 9 từ trung bình trở lên (nếu không thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích); Xếp loại học lực yếu nhưng các môn học tính điểm trung bình đều đạt từ 3,5 điểm trở lên, trong đó Toán hoặc Ngữ văn đạt từ 5,0 trở lên (nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích).
Sở cũng hướng dẫn xét tốt nghiệp đối với người học chưa tốt nghiệp ở lần xét công nhận tốt nghiệp THCS trước; người học thuộc diện phải kiểm tra văn hóa; người học là đối tượng khuyết tật học hòa nhập; và người học theo mô hình trường học mới.
Thủ trưởng CSGD có học sinh lớp 9 chương trinh THCS hoặc chương trình GDTX cấp giấy cho mỗi người học được công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2019-2020 một bản Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời, không thu phí.
Bằng tốt nghiệp THCS được Trưởng phòng GDĐT quận, huyện, thị xã cấp cho mỗi người học được công nhận tốt nghiệp THCS 1 bản. Bản sao bằng tốt nghiệp THCS sẽ được cấp cùng với bằng tốt nghiệp THCS, tối đa mỗi người học được công nhận tốt nghiệp THCS 3 bản.
Phòng GDĐT sẽ phải nộp cho Sở GDĐT Quyết định công nhận tốt nghiệp THCS, Danh sách người học được công nhận tốt nghiệp THCS, Bảng tổng hợp kết quả xét tốt nghiệp THCS, Công văn đề nghị mua phôi bằng và bản sao bằng.
Lịch xét công nhận tốt nghiệp THCS cụ thể như sau:
Chương trình 9+: Cú 'bẻ lái' về đào tạo nghề
Đây là một trong những đánh giá của các đại biểu tại buổi Tọa đàm "Chương trình 9 Hướng đi mới lập nghiệp 4.0" tổ chức ngày 17/5 tại Hà Nội.
Các đại biểu tham gia tọa đàm.
Giảm tải áp lực thừa thầy thiếu thợ
Chia sẻ về Chương trình 9 ông Đỗ Văn Giang - Vụ phó Vụ đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Bộ LĐTBXH cho biết: Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,2 triệu HS tốt nghiệp THCS, các em được định hướng vào 4 luồng chính gồm: Học tiếp lên THPT; học lên trung cấp; vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên; trực tiếp đi làm kiếm sống. Phần lớn ở các tỉnh, thành đều có HS học tiếp lên THPT với tỷ lệ hơn 70%, thậm chí có địa phương hơn 80%... chọn luồng GDNN chỉ là giải pháp của rất ít HS.
Chính vì vậy, Bộ LĐTBXH đã có Công văn số 2817/LĐTBXH-TCGDNN ngày 13/7/2018 của Bộ LĐTBXH về việc khuyến khích đào tạo chương trình cao đẳng (CĐ) cho học sinh tốt nghiệp THCS đã hướng dẫn cụ thể các trường trung cấp, cao đẳng nghiên cứu, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo chương trình cao đẳng liên thông từ trung cấp dành cho học sinh tốt nghiệp THCS (gọi tắt là chương trình 9 ).
" Đào tạo 9 là cách thức tiết kiệm thời gian nhất để có một công việc phù hợp. Sau 3 năm học chương trình CĐ, các em đã có thể gia nhập thị trường lao động, có lương để trang trải cuộc sống, tiết kiệm một nửa thời gian so với học lên THPT để học lên các trình độ cao hơn"- ông Giang nhấn mạnh.
Chia sẻ về mô hình 9 chuyên ngữ, PGS.TS Lê Đình Trung - Chủ tịch hội đồng Trường Trung cấp công nghệ Thăng Long cho biết, đây là mô hình triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 522/QĐ -TTg ngày 15/05/2018 về Đề án " Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 -2025".
Nếu như các trường học truyền thống chỉ chú trọng dạy nghề, dạy các môn học văn hóa cơ bản thì trường Thăng Long đã có hướng đi hoàn toàn khác biệt khi thiết kế chương trình học theo mô hình 9 của Nhật Bản và Đức. Theo đó học sinh sẽ được đào tạo bài bản ít nhất hai ngoại ngữ. Trong đó Tiếng Anh bắt buộc ngoài ra học sinh sẽ được chọn ngoại ngữ thứ hai để học chuyên sâu ( Tiếng Đức, Tiếng Nhật Bản, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Trung Quốc). Cùng với đó sinh viên sẽ được đào tạo về giáo dục kỹ năng - phẩm chất, các môn trải nghiệm như Công dân toàn cầu, được chú trọng như các môn văn hóa.
Giải pháp điều tiết thị trường lao động
Thống kê của Bộ LĐTBXH cho thấy, đến cuối năm 2019 cả nước có hơn một triệu người trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó, 124.500 người có trình độ từ ĐH trở lên. Điều đó đồng nghĩa hàng năm, hơn 100.000 tấm bằng ĐH "bỏ không". Đây chính là sự lãng phí về thời gian và tiền bạc vô cùng lớn. Song có một nghịch lý là thị trường nguồn nhân lực Việt Nam nhất là lĩnh vực CNTT, du lịch, quản trị khách sạn... luôn khan hiếm và khát nguồn nhân lực trầm trọng.
Báo cáo thị trường CNTT và nhân lực CNTT Việt Nam do nền tảng tuyển dụng nhân sự CNTT TopDev vừa công bố mới đây cho thấy, mức lương của các kỹ sư trí tuệ nhân tạo ( Al) tại Việt Nam lên đến 22.000 USD, tương đương hơn 510 triệu đồng/năm. Dù vậy đây là lĩnh vực khan hiếm và khó tuyển nhân sự nhất. Nguyên nhân dù cử nhân tốt nghiệp ngành CNTT khá đông xong phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là về kỹ năng mềm, sáng tạo trong công việc. Chính vì vậy việc triển khai mô hình 9 đã được triển khai và được xem là cú "bẻ lái" trong đào tạo nghề.
Theo ông Trần Ngọc Lương- Giám đốc công ty TNHH U-Shine Việt Nam, trong những năm gần đây, số lượng học sinh đăng ký nguyện vọng vào ĐH, CĐ giảm, trong khi đó phân khúc GDNN lại có xu hướng tăng lên. Nhiều em học sinh lựa chọn học hệ CĐ/Trung cấp 9 sau khi tốt nghiệp THCS để có được một việc làm với mức thu nhập ổn định, phù hợp với năng lực bản thân là một sự thay đổi lớn trong tư tưởng. Đứng trên góc độ tuyển dụng thì các doanh nghiệp thường ưu tiên tuyển các em có năng lực nghề nghiệp (bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ) hơn là các em chỉ có kiến thức chung chung từ các trường ĐH.
Theo các chuyên gia, để chương trình này triển khai hiệu quả nhà nước cần có những chính sách thuế, chính sách tài chính hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo và cho học sinh. Ví dụ như cho các cơ sở đào tạo, học sinh vay tiền lãi suất bằng "0"; miễn thuế thu nhập cá nhân cho các giảng viên...
Đà Nẵng công bố lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2020 - 2021 Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng lưu ý học sinh được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng vào trường THPT công lập. Không tẩy xóa, sửa trên các ô ghi nguyện vọng đăng ký. Trường THPT đăng ký ở nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 phải khác nhau. Ngay 24/4, Sơ GD-ĐT Đa Năng thông bao chỉ tiêu tuyên sinh vào...