Hà Nội hạn chế tối đa tuyển sinh trái tuyến
Nhiều trường học tại Hà Nội khẳng định, việc thực hiện theo chỉ đạo về hạn chế ở mức cao nhất việc tuyển sinh trái tuyến sẽ được thực hiện nghiêm túc trong năm học 2021 – 2022.
Ảnh minh họa.
Theo cô Bùi Bảo Trâm – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Điện Biên (Hoàn Kiếm – Hà Nội), trường thực hiện theo đúng quy định, chỉ tiêu về việc phân tuyến tuyển sinh để đảm bảo cho HS học đúng trên địa bàn đến trường học được thuận lợi.
Cũng theo cô Trâm, số lượng tuyển sinh của nhà trường phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và số lượng của HS trên địa bàn theo từng năm. Hàng năm, chính quyền phường sở tại phối hợp với các cơ sở giáo dục tiến hành khảo sát, nắm cụ thể, sau đó sẽ báo cáo lên trên để cân đối HS cho phù hợp.
Cô Vũ Trinh Hương – Hiệu trường Trường Tiểu học Hồng Hà (Hoàn Kiếm – Hà Nội) thông tin, nhà trường thực hiện rất nghiêm túc, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con em trên địa bàn, đặc biệt là đối với HS lớp 1, quy định về 35 HS/lớp.
“Trên thực tế, nhà trường có 20 lớp học, hiện giờ số lượng HS trung bình của một lớp là 31 – 32 em. Nhiều năm trước, do phòng học thiếu nên có lớp lên đến 40 em, nhưng 3 năm trở lại đây theo quy định của quận, cộng thêm việc nhiều người ở phố cố di chuyển đi địa bàn khác để sinh sống, từ đó số lượng HS không còn quá tải”- cô Hương nói.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thị Thu Hương – Hiệu trưởng Trường Cổ Nhuế 2B (Bắc Từ Liêm – Hà Nội) cho biết, nhà trường hiện tại không đủ phòng học, do vậy chưa đáp ứng được số lượng HS học đúng tuyến.
“Nếu theo danh sách chuẩn đầu vào của nhà trường năm 2018 thì trường phải có 20 lớp 1, nhưng không có đủ cơ sở vật chất trường chỉ tuyển được 10 – 11 lớp 1, số HS còn lại sẽ được chuyển sang trường Tiểu học Minh Khai B”- cô Hương nói.
Bà Phạm Thị Lệ Hằng – Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, các nhà trường trên địa bàn đã đi điều tra phổ cập để lấy số liệu, căn cứ vào tình hình thực tế (cơ sở vật chất) các nhà trường, chính quyền phường sở tại sẽ đề xuất số lượng tuyển sinh có thể đáp ứng được, sau đó Phòng GD&ĐT sẽ xem xét cân đối HS trên toàn quận.
“Có phường không thể đáp ứng hết được số lượng HS, chúng tôi sẽ tách tuyến sang các phường lân cận. Trong 3 năm nay, gần như lượng HS trái tuyến đã giảm đáng kể, trừ một số trường hợp đặc biệt, còn lại hầu hết đều học đúng tuyến”- bà Hằng khẳng định.
Bên cạnh đó, Bà Hằng cho biết, trên địa bàn quận Hà Đông những năm gần đây các trường học được thành lập mới rất nhiều, đặc biệt tại các khu đô thị, đây cũng là một trong những lý do hạn chế HS học trái tuyến.
Trước đó, theo Sở GD&ĐT TP. Hà Nội, năm học 2021 – 2022, công tác tuyển sinh đầu cấp (tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6) trên địa bàn Hà Nội vẫn giữ ổn định so với năm học 2020 – 2021. Các nhà trường đã hoàn thành kế hoạch tuyển sinh, chuẩn bị sẵn sàng điều kiện tổ chức tuyển sinh đúng quy chế, bảo đảm chính xác, công bằng, khách quan, tăng thuận lợi cho phụ huynh, đồng thời chủ động ứng phó với dịch Covid-19.
Theo kế hoạch, công tác tuyển sinh đầu cấp (tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6) năm học 2021 – 2022 tiếp tục duy trì phương thức xét tuyển theo tuyến. Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế ở mức cao nhất việc tuyển sinh trái tuyến, đặc biệt với các trường đã tuyển đủ chỉ tiêu được giao.
Năm học 2021-2022, TP Thanh Hóa có 7.545 trẻ 6 tuổi vào lớp 1
Năm học 2021-2022, TP Thanh Hóa có 7.545 trẻ 6 tuổi vào lớp 1, tăng khoảng 2.000 cháu so với năm học 2020-2021.
Bộ phận tư vấn tuyển sinh trường T&THCS Newton tư vấn tuyển sinh cho phụ huynh.
Ông Lê Thành Đồng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Thanh Hóa cho biết: Căn cứ vào danh sách điều tra phổ cập giáo dục, Phòng GD&DT TP Thanh Hóa tham mưu cho UBND thành phố xây dựng kế hoạch phân tuyến tuyển sinh các lớp đầu cấp. Học sinh lớp 1 và lớp 6 sẽ được phân tuyến theo địa bàn khu phố, tổ dân phố. Đối với những phường có mật độ dân số đông, trường lớp không đáp ứng đủ thì sẽ phân tuyến tuyển sinh sang các phường lân cận. Mục tiêu đảm bảo tất cả trẻ em đều được đến trường.
Từ tháng 5-2021, thành phố đã ban hành kế hoạch tuyển sinh năm học 2021-2022, theo đó từ 11-7, các trường học sẽ bắt đầu thực hiện công tác tuyển sinh theo 2 phương án cụ thể như sau: Phương án 1, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt các trường sẽ thực hiện tuyển sinh theo phương pháp truyền thống. Phương án 2, nếu dịch bệnh bùng phát thì căn cứ vào danh sách điều tra phổ cập, học sinh đúng tuyến đã có danh sách tuyển sinh tại trường, phụ huynh có thể ở nhà và liên hệ với nhà trường thông qua điện thoại để làm thủ tục. Số học sinh trái tuyến, phụ huynh đến trường làm thủ tục theo tinh thần giãn cách, đảm bảo thực hiện nghiêm khuyến cáo "5K" của Bộ Y tế.
Năm nay, 3 phường gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh do việc tăng cơ học về số học sinh qua các năm là phường Đông Vệ, phường Đông Thọ và phường Đông Cương.
Trường tiểu học Đông Thọ (phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa) luôn là "điểm nóng" tuyển sinh
Cô Lê Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Thọ (Phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa) cho biết: Năm học 2021-2022 nhà trường tuyển sinh 7 lớp với khoảng 315 học sinh. Tuy nhiên, theo điều tra phổ cập giáo dục, sẽ có 478 học sinh vào lớp 1, như vậy sẽ thừa ra khoảng 4 lớp, số thừa này đã được thành phố phân tuyến tuyển sinh sang phường Trường Thi, phường Điện Biên.
Cô Lê Thị Thu Thủy cũng cho biết thêm, mặc dù chỉ tuyển sinh 7 lớp, nhưng cơ sở vật chất của trường không thể đáp ứng được, do đó nhà trường sẽ phải cải tạo phòng chức năng, phòng đội, phòng hành chính thành phòng học. Tuy nhiên, điều nhà trường lo ngại nhất là thiếu giáo viên giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy theo chương trình mới.
Hiện nay, nhà trường có 50 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 43 giáo viên/34 lớp (trong số 43 giáo viên đứng lớp có 2 giáo viên bị bệnh hiểm nghèo, thường xuyên phải đi điều trị bệnh), nếu tính tỷ lệ 1,5 cô/ lớp thì trường còn thiếu 7 giáo viên, do đó mong muốn lớn nhất của nhà trường là được bố trí thêm giáo viên để đáp ứng dạy chương trình sách giáo khoa mới.
Trường TH&THCS Newton kiểm tra đầu vào cho học sinh.
Với lợi thế cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đầy đủ các phòng chức năng, chương trình giáo dục phù hợp với xu thế của nền giáo dục hiện đại, 8 trường học ngoài công lập trên địa bàn TP Thanh Hóa cũng đã xây dựng kế hoạch truyền thông, tuyển sinh năm học 2021-2022.
Bà Doãn Thị Cúc, Phó Hiệu trưởng trường TH&THCS Newton (TP Thanh Hóa) cho biết: Tính đến ngày 15-6, nhà trường đã có 141 học sinh đặt chỗ từ khối 1 đến khối 6, khối mầm non mặc dù chưa tuyển sinh nhưng cũng đã có 25 phụ huynh học sinh đặt chỗ.
Qua đánh giá ban đầu, việc phát triển mô hình giáo dục ngoài công lập đã và đang giúp cho hệ thống các trường công lập tại TP Thanh Hóa giảm tải, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, giúp em học sinh được tiếp cận với môi trường giáo dục hiện đại, đội ngũ giáo viên được tuyển chọn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tuyển sinh đầu cấp: Hạn chế tình trạng trường nóng, trường ngóng học sinh Từ chỗ "cấm" tuyển sinh trái tuyến ở một số trường được cho là tốp đầu, Đà Nẵng dần nới lỏng các quy định trong tuyển sinh đầu cấp. Giờ học của HS lớp Một Trường Tiểu học Lê Lai (quận Hải Châu, Đà Nẵng). Trong đó, địa phương được trao quyền chủ động trong điều tiết HS giữa các trường theo hướng...