Hà Nội: F0 nhẹ điều trị tại nhà sẽ được y tế cơ sở chăm sóc, theo dõi
Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, việc điều trị F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà được nhân viên y tế tuyến cơ sở chăm sóc, theo dõi sức khỏe thường xuyên.
Trong đó, quan trọng là phát hiện sớm được những dấu hiệu bất thường để kịp thời đưa người bệnh đến các cơ sở y tế phù hợp.
Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Nhị Hà cho biết, thành phố quyết định thực hiện điều trị F0 tại nhà sẽ rất thuận lợi cho người bệnh, cũng như tăng cường năng lực y tế cơ sở. Việc điều trị F0 tại nhà đáp ứng được quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế khi thực hiện thích ứng, an toàn kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Đối với những trường hợp F0 điều trị tại nhà được nhân viên tuyến y tế cơ sở chăm sóc, theo dõi sức khỏe thường xuyên và quan trọng là phát hiện sớm được những dấu hiệu bất thường để kịp thời chuyển tầng, đưa người bệnh đến các cơ sở y tế phù hợp.
“Việc điều trị F0 tại nhà với mục đích tạo thuận lợi cho người dân nhưng vẫn phải an toàn tuyệt đối và đảm bảo sức khỏe cho người dân. Mục tiêu quan trọng là người dân được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe. Điều trị F0 tại nhà rất cần sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương, sự chấp hành các quy định phòng chống dịch của người dân. Tránh trường hợp người điều trị F0 tại nhà nhưng vẫn tiếp xúc và gây lây lan ra cộng đồng” – bà Hà cho biết.
Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội Trần Thị Nhị Hà trả lời báo chí. Ảnh: Nguyên Nhung
Video đang HOT
Về vấn đề số ca mắc tại Hà Nội tăng cao những ngày gần đây, bà Trần Thị Nhị Hà cho biết thành phố thực hiện sống thích ứng, an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, số ca F0 tăng trong cộng đồng cũng đã nằm trong dự kiến của Hà Nội. Để giảm số ca mắc, khống chế dịch bệnh hiệu quả thành phố tăng cường năng lực đáp ứng của hệ thống y tế đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.
Cũng theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, chủ yếu người bệnh không triệu chứng và triệu chứng nhẹ, do vậy Hà Nội thực hiện điều trị ngay tại tuyến y tế cơ sở để đảm bảo thuận lợi cho người dân. Về phương pháp, Hà Nội vẫn tiếp tục thực hiện truy vết để dập dịch: “Hà Nội vẫn kiên định với những giải pháp trong công tác phòng chống dịch như là tại các tuyến y tế cơ sở, chúng tôi vẫn thực hiện điều tra, truy vết để tuyến y tế cơ sở thực hiện điều tra truy vết một cách sớm nhất. Khi phát hiện ra những ca F0, nhân viên y tế phải tiếp cận những ca F0 này sớm nhất, nhanh nhất để đáp ứng dịch vụ cho người dân”, bà Hà nói.
Lãnh đạo Sở Y tế cũng cho biết thêm, với tốc độ lây lan của virus và nhiều ca F0 trong cộng đồng cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương sở tại và khuyến cáo người dân dù đã thực hiện tiêm 2 mũi vẫn cần thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống dịch nhất là 5K. Đồng thời cho rằng diện phủ tiêm chủng của Hà Nội đã cao và đang tiêm cho đối tượng từ 12-18 tuổi, tuy nhiên dịch bệnh vẫn lây lan, cần bảo vệ người có bệnh lý nền, người trên 50 tuổi để giảm tỷ lệ tử vong.
Ca Covid-19 mới lập đỉnh: Hà Nội có điều chỉnh biện pháp chống dịch?
Hà Nội đã ghi nhận số F0 cao nhất từ khi dịch bùng phát với 222 ca bệnh trong ngày 9/11. Nhiều ổ dịch mới phức tạp cũng đã xuất hiện trên địa bàn thành phố từ sau khi nới lỏng giãn cách.
Tham gia tranh luận tại phiên họp Quốc hội sáng 10/11, đại biểu Trần Thị Nhị Hà Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, dự báo tình hình dịch bệnh của thành phố sẽ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường.
TS Hà thông tin: "Trong những ngày gần đây, Hà Nội liên tục phát sinh các ca F0 trong cộng đồng, chưa rõ nguồn lây. Đặc biệt hôm qua, thành phố ghi nhận 222 ca bệnh, trong đó có 105 ca trong cộng đồng".
"Trên cơ sở diễn biến dịch Covid-19, Hà Nội sẽ tiếp tục điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch, cũng như các biện pháp cách ly, để đảm bảo vừa thực hiện đúng các quy định tại Nghị quyết 128, vừa phù hợp thích ứng linh hoạt với tình hình cụ thể của địa phương", TS Hà cho hay.
Xét nghiệm Covid-19 (Ảnh minh họa).
Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, hiện nay theo quy định tại Nghị quyết 128, Quyết định 4800 và các văn bản khác của Bộ Y tế, phụ thuộc vào diễn biến tình hình dịch bệnh, năng lực y tế, năng lực triển khai các khu cách ly tập trung, xem xét các điều kiện cách ly tại nhà, từng địa phương sẽ chủ động đưa ra các giải pháp phù hợp về công tác dịch bệnh.
"Việc này nhằm mục đích đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất cho người dân và phòng chống sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng. Hà Nội tuân thủ việc thực hiện công tác phòng chống dịch, đặc biệt là công tác cách ly, điều tra truy vết, quản lý người đi từ vùng có dịch về và quản lý cách ly F1", TS Nhị Hà nhấn mạnh.
Trước đó, trao đổi với Dân trí, một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho hay, thời điểm hiện tại chưa phù hợp để Thủ đô tiến hành cách ly, điều trị F1, F0 tại nhà.
Phân tích rõ hơn, theo vị lãnh đạo này, trước hết dù ca bệnh gia tăng nhanh trong thời gian trở lại đây nhưng Hà Nội vẫn đang đảm bảo đủ nguồn lực để cách ly F1 và điều trị F0 tập trung.
Nguyên nhân thứ hai, theo vị này, đặc thù Hà Nội đất chật người đông, nhiều trường hợp các "F" khó có thể đảm bảo đủ điều kiện an toàn khi tiến hành cách ly, điều trị tại nhà.
Lãnh đạo CDC Hà Nội cho hay để thích ứng với dịch Covid-19, Hà Nội đang xây dựng phương án điều trị các F0 không có triệu chứng tại các trạm y tế lưu động để giảm tải cho các bệnh viện. Mỗi quận, huyện, xã, phường sẽ có trạm y tế lưu động để phục vụ công tác điều trị F0 không triệu chứng.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, từ ngày 22/10 đến nay, thành phố có 12 chùm ca bệnh/ổ dịch phức tạp. Có 3 ngày, số ca mắc vượt 100 ca/ngày, đỉnh điểm ngày 9/11, thành phố ghi nhận 222 ca Covid-19.
Thành phố cũng phát hiện hơn 100 trường hợp là người về từ các tỉnh thành có dịch, trong đó chủ yếu là các tỉnh thành phía Nam như TPHCM, Đồng Nai.
Hơn 100 ca này có hộ khẩu thường trú phân bố tại 24 quận, huyện. Bên cạnh đó, thành phố ghi nhận 66 ca nhiễm thứ phát do tiếp xúc gần hoặc liên quan những người này.
Hà Nội cũng phát hiện nhiều F0 trong cộng đồng thông qua sàng lọc ho, sốt. Do đó, CDC Hà Nội cũng yêu cầu tất cả người dân trên địa bàn Hà Nội, khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19.
Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 5.326 ca trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 2.122 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 3.204 ca.
Giám đốc Sở Y tế nói về 6 chùm ca Covid-19 tại Hà Nội Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, thực hiện giãn cách thời gian qua là cơ hội để xét nghiệm sàng lọc diện rộng, bóc tách F0, triển khai tiêm chủng nhưng sau 3 đợt giãn cách, nguy cơ dịch vẫn cao. Khẳng định nêu trên được Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đưa ra tại...