Hà Nội dạy học online tối đa 3 tiết/ngày với học sinh lớp 1
Sở GD-ĐT Hà Nội chuẩn bị ban hành hướng dẫn dạy học trực tuyến, trong đó có nội dung dạy học cụ thể với từng cấp, từng lớp, nhất là lớp 1 định hướng rõ chỉ dạy tối đa 3 tiết/ngày.
Ông Kiều Văn Minh, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết thông tin nói trên.
Theo đó, dự kiến từ 1 – 12/9, giáo viên sẽ tổ chức họp để thống nhất với phụ huynh về thời gian, chuẩn bị thiết bị và hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị khi học trực tuyến.
Nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn phức tạp thì từ ngày 12 – 23/9 vẫn tổ chức dạy học trực tuyến bình thường, trong đó tập trung vào 2 môn là Tiếng Việt và Toán.
“Chúng tôi định hướng rõ là lớp 1 chỉ dạy tối đa 3 tiết/ngày, còn lại sẽ tham gia các hoạt động khác theo hướng dẫn của giáo viên. Các môn như Âm nhạc, Mỹ thuật sẽ tổ chức thực hiện video để truyền tải”.
Theo ông Minh, khi học sinh được quay trở lại trường thì thầy cô sẽ rà soát và xây dựng kế hoạch tổ chức ôn tập, để kết thúc năm học, các em đạt chuẩn đầu ra lớp 1″, ông Minh nói.
Ảnh: Thanh Hùng
TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho hay, với trẻ 6 tuổi, các chức năng nghe nói và nhìn chưa phối hợp nhuần nhuyễn với nhau.
Video đang HOT
Khi học trực tuyến vừa thông qua thị giác vừa dùng thính giác, các con sẽ phải tập phối hợp các điều này làm sao cho hiệu quả.
“Đôi khi học sinh học trực tuyến có thể bị sa vào trạng thái tiêu cực khi không thể nghe rõ giáo viên nói gì, không thể làm theo, không thể hỏi các bạn và bắt chước các bạn,… lúc này cần đến phụ huynh ở bên cạnh.
Rất cần phụ huynh đồng hành với giáo viên để thiết lập cho trẻ một thói quen học tập, dần dần hướng dẫn các con tham gia học. Bởi giáo viên chỉ gặp gỡ các con một số thời gian ngắn, cần phụ huynh kèm cặp và dạy dỗ trực tiếp ở nhà.
Đặc biệt với những học sinh nào có nguy cơ tụt lại phía sau như có tính tăng động, không đọc viết được, gặp rắc rối với con số,…. thì khi học trực tuyến, giáo viên không thể nhận ra những dấu hiệu đó. Do đó, rất cần phụ huynh quan tâm sát sao và trao đổi với giáo viên về các biểu hiện trong học tập của con”, ông Nam nói.
Nếu các con 6 tuổi cần phải học trực tuyến, ông Nam cho hay phụ huynh cần có cam kết mỗi nhà một người cùng con học tập mới mong có kết quả.
“Tôi nghĩ gia đình cần thiết lập thói quen, không gian học tập, quy trình, kì vọng các con phải rõ ràng ra. Sau đó phải đưa ra hướng dẫn, đồng hành với con”.
Tuy nhiên, ông Nam cũng cho rằng, việc dạy học trực tuyến là một xu hướng tất yếu.
“Chúng ta phải xác định tinh thần sẽ sống chung với dịch. Việc xây dựng năng lực công dân số là cần thiết. Nhưng việc tổ chức học trực tuyến phải đưa ra nhiều hoạt động gây hứng thú cũng như hiệu quả với học sinh. Điều quan trọng làm sao cho các em hứng thú qua các bài học. Công nghệ giúp nhiều cho chúng ta nhưng muốn gây hứng thú với học sinh thì cần phát huy sự sáng tạo của thầy cô và bố mẹ phải có trách nhiệm với con trong việc học”, ông Nam chia sẻ.
Hà Nội: Trường bắt đầu học trực tuyến, trường thấp thỏm chờ lịch năm học mới
Nhiều trường công lập ở Hà Nội vừa kết thúc kiểm tra học kỳ II năm học cũ, trong khi đó hầu hết các trường tư thục đã bắt đầu dạy học online cho năm học mới.
Theo khung thời gian năm học 2021 - 2022, các trường trên toàn quốc sẽ khai giảng ngày 5/9, học sinh lớp 1 có thể từ ngày 23/8. Nhưng do Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội nên vẫn chưa đưa quyết định chính thức về ngày học sinh quay trở lại trường.
Đại diện trường THCS Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, trường vừa kết thúc bài kiểm tra cuối học kỳ cách đây một tuần, giáo viên đang tất bật làm điểm, hoàn thành các sổ sách cho năm học cũ. Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT hơn 2 tuần nữa dự kiến học sinh sẽ bắt đầu năm học mới, nhưng tình hình dịch COVID-19 ở Hà Nội diễn biến phức tạp, hiện UBND thành phố và Sở GD&ĐT chưa có quyết định về kế hoạch năm học mới.
Bên cạnh việc chờ quyết định và hướng dẫn năm học mới của Sở GD&ĐT, trường bắt đầu lên phuơng án dự phòng cho việc dạy học trực tuyến trong trường hợp sau ngày 23/8 học sinh vẫn chưa thể đến trường.
Theo đại diện trường THCS Hữu Hoà, nhiều phụ huynh, giáo viên đang lo lắng năm học mới có thể sẽ diễn ra muộn sau ngày 1/9 nếu tình hình dịch COVID-19 kéo dài. Nhà trường thường xuyên nhắn tin động viên và nhắc nhở phụ huynh, học sinh chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng học tập cho năm học mới trong khi chờ hướng dẫn từ Sở GD&ĐT Hà Nội.
Cô Nguyễn Thị Thương, giáo viên lớp 7 một trường THCS quận Hà Đông cho biết, năm học cũ vừa kết thúc, học sinh có khoảng hơn 2 tuần để nghỉ ngơi trước khi vào năm học mới 2021 - 2022. Nếu dịch bệnh kéo dài, việc bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tuyến là điều khó tránh khỏi.
Nhiều phụ huynh vẫn lo ngại việc học sinh học trực tuyến khi chất lượng đường truyền mạng không ổn định. Điều đặc biệt việc tiếp thu kiến thức mới qua màn hình máy tính khó khăn hơn rất nhiều so với trước đây vì chủ yếu là ôn tập và kiểm tra.
Cô Thương và hầu hết phụ huynh đều mong dịch bệnh được kiểm soát để các em được tựu trường theo đúng nghĩa.
Các giáo viên thảo luận, lên kế hoạch dạy học. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Trong khi các trường công lập chưa có kế hoạch cụ thể về ngày tựu trường, thì nhiều trường tư thục tại Hà Nội đã chủ động cho học sinh bắt đầu năm học mới theo hình thức trực tuyến.
Ngày 2/8, trường Archimedes tổ chức bế giảng năm học 2020 - 2021. Ngay hôm sau, học sinh tựu trường online và theo bản tin gửi tới phụ huynh, các con bắt đầu học chương trình năm học mới trong tuần đầu tiên của tháng 8 này.
Nhiều trường ngoài công lập ở Hà Nội như Đoàn Thị Điểm, Alfred Nobel, Lương Thế Vinh, Ngôi sao Hà Nội, Lý Thái Tổ, THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring, TH Lê Quý Đôn, THPT Phan Huy Chú, THPT Phan Bội Châu... cũng cho học sinh bắt đầu năm học mới bằng hình thức online.
Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh cho học sinh các khối học trực tuyến theo thời khóa biểu chính thức từ ngày 15/7, riêng khối lớp 6 bắt đầu học từ ngày 2/8 và sẽ có 1 tuần để làm quen với thầy cô, bạn bè, các thao tác với phần mềm học trực tuyến, các nội quy,... sau đó, bắt đầu vào chương trình học chính thức.
Theo bà Văn Liên Na, Hiệu phó nhà trường, học sinh sẽ học từ thứ 2 đến thứ 6, mỗi ngày học một buổi với 4 tiết, mỗi tiết 45 phút. Thông thường những năm chưa có dịch, trường đều bắt đầu thời gian năm học mới vào khoảng giữa tháng 7
Trường cho biết, rút kinh nghiệm từ các lần dịch trước nên việc dạy học không gặp nhiều khó khăn. Duy chỉ khối 6, nhiều em học sinh gặp chút vướng mắc khi vừa phải tham gia chương trình lớp 6, vừa phải ôn thi theo lịch học của lớp 5 để hoàn thành bài kiểm tra học kỳ.
Với các trường hợp này, nhà trường tạo điều kiện cho học sinh học theo lịch học của lớp 5 và bố trí học bù vào buổi chiều tối hoặc buổi tối để đảm bảo con theo kịp tiến độ trên lớp và hoàn thành bài kiểm tra học kỳ, kết thúc năm học ở khóa cũ.
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Thanh Xuân) cũng tổ chức dạy học trực tuyến từ ngày 9/8. Học sinh sẽ học online trong 3 tiết buổi sáng và 2 tiết buổi chiều. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút và giải lao 15 phút giữa các tiết học.
Còn tại trường Tiểu học Lômônôxốp (Mỹ Đình), khối 2,3,4,5 bắt đầu học từ ngày 16/8. Riêng đối với khối 1, nhà trường sẽ phải bàn phương án để đảm bảo chất lượng trong trường hợp bắt buộc phải dạy online cho các em.
Trường tiểu học tại TP.HCM dạy online hiệu quả nhờ công nghệ Chủ tịch Hội đồng trường ICS tại TP.HCM cho rằng 4 yếu tố giúp học online hiệu quả là nền tảng công nghệ, phương pháp giảng dạy, sự hợp tác của phụ huynh, công việc hỗ trợ khác. Trước tác động của Covid-19, nhiều đơn vị chủ động chuẩn bị từ trước Tết và đầu tư công nghệ, nội dung để lớp học...