Hà Nội: Đặt chỉ tiêu chuẩn đầu ra ngoại ngữ đối với học sinh lớp 12
Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) đã đặt ra chỉ tiêu chuẩn đầu ra đối với học sinh lớp 12 cần đạt từ 5.0 IELTS và 550 điểm TOEFL trở lên.
Thông tin trên được cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cho biết tại lễ tổ chức phát động phong trào học ngoại ngữ trong trường học sáng ngày 14/10.
Lễ phát động do Ban Quản lý Đề án ngoại ngữ Quốc gia phối hợp với Vụ Công tác chính trị HSSV (Bộ GD&ĐT) tổ chức. Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) là 1 trong 5 điểm trường trên toàn quốc được Bộ GD&ĐT lựa chọn là nơi phát động phong trào.
Ông Trần Trọng Hưng, Phó Trưởng ban Đề án ngoại ngữ Quốc gia kỳ vọng 100% học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội tự tin trong giao tiếp ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.
Tìm kiếm phương pháp nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh
Tại buổi lễ, ông Trần Trọng Hưng, Phó Trưởng ban Đề án ngoại ngữ Quốc gia cho biết, kế hoạch số 957/KH-BGDĐT ngày 18/09/2019 về tổ chức phong trào học tiếng Anh, xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tạo lập môi trường để cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên phát huy hết năng lực dạy và học ngoại ngữ nói chung, trong đó, trọng tâm là tiếng Anh.
Đông thời, khuyến khích các giáo viên cùng học tập, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ với học sinh, sinh viên…
Theo ông Hưng, hiện nay các địa phương, cơ sở giáo dục đã từng ngày nỗ lực tìm kiếm phương pháp nâng cao ngoại ngữ đi đôi với thực hành, hoạt động được triển khai tích cực ở bậc phổ thông, đại học, sau đại học… thu được những kết quả nhất định, tuy nhiên chưa giành được dấu ấn hay bứt phá rõ rệt trên quy mô toàn quốc.
Do đó, đề nghị từ năm học này các trường đẩy mạnh hơn đưa phong trào học ngoại ngữ vào sâu trong từng lớp học, từng học sinh coi đó như một môn học quan trọng, đó sẽ là chìa khóa thành công cho việc hội nhập, phát triển 4.0.
Video đang HOT
Ông Trần Trọng Hưng, Phó Trưởng ban Đề án ngoại ngữ Quốc gia (phải) trao tặng 20 sách, sổ tay bí kíp học tiếng Anh cho cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa (trái).
Chia sẻ lợi ích thiết thực từ nâng cao trình độ ngoại ngữ, cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cho biết, tôi từng rất tự ti về khả năng giao tiếp ngoại ngữ của bản thân, mỗi lúc đứng trước đám đông chứng kiến đồng nghiệp, bạn bè, thậm chí chính học sinh của mình sử dụng tiếng Anh thông thạo, trong khi tôi chỉ biết cười và bỏ qua rất nhiều cơ hội làm việc.
Chính vì vậy, tôi tìm đọc các sách, tham gia học ở các trung tâm bồi dưỡng ngoại ngữ… bỏ ra 3 tiếng mỗi ngày để học và tập giao tiếp bằng ngoại ngữ với các con, với bạn bè, dần dần cải thiện vốn từ ngữ, tự tin hơn trong công việc và quan trọng là tấm gương để chính học sinh của tôi có thể noi theo.
Hay một câu chuyện buồn khác trong xã hội, nhiều công nhân ở các nước láng giềng sang Việt Nam làm việc ở vị trí quản lý, lãnh đạo vì họ có trình độ ngoại ngữ tốt. Trong khi đó, nguồn lao động của nước ta chỉ có thể ứng tuyển vào các công việc vất vả, lương thấp, nguy hiểm… như vậy để thấy chúng ta đang thua chính trên sân nhà do không đầu tư học ngoại ngữ.
Mỗi lần chứng kiến những cảnh đó, cô Nhiếp không khỏi đau đáu mà lấy đó làm động lực để giúp cho các bạn học sinh nâng cao ngoại ngữ, cho học sinh của mình những hành trang để thắng trên mọi mặt trận hội nhập.
“Nhà trường đã đặt ra chỉ tiêu chuẩn đầu ra đối với học sinh lớp 12 cần đạt từ 5.0 IELTS và 550 điểm TOEFL trở lên, trình độ tiếng Anh nói riêng của học sinh trường THPT Yên Hòa nâng rõ rệt trong 2 năm vừa qua.
Cụ thể, điểm trung bình môn thi tiếng Anh, kỳ thi THPT quốc gia cao hơn điểm trung toàn quốc từ 3,37 điểm trở lên; có 84/426 học sinh sử dụng chứng chỉ IELTS và TOEFL để xin học bổng, tuyển thẳng vào các trường đại học quốc tế” – cô Nhiếp nhấn mạnh.
Mục tiêu của năm học này, trường THPT Yên Hòa sẽ nâng chuẩn đầu ra và khuyến khích các em học sinh tham gia thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, giúp các em có tương lai rộng mở, hòa nhập quốc tế ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
Một số hình ảnh trong lễ phát động:
Rất nhiều bạn học sinh hào hứng chia sẻ bí kíp học tiếng Anh của mình.
Các tiết mục biểu diễn văn nghệ đều được thể hiện bằng tiếng Anh.
100% học sinh trường THPT Yên Hòa đăng ký hưởng ứng tự học, tự thực hành nâng cao trình độ ngoại ngữ của bản thân.
Các bạn học sinh đều tự tin giao tiếp, trả lời trôi chảy các câu hỏi, trò chơi bằng tiếng Anh.
Hà Cường
Theo Dân trí
Đổi mới thi THPT quốc gia: Băn khoăn "Giấy chứng nhận"
Học sinh học xong lớp 12 sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Những em có nhu cầu cấp bằng tốt nghiệp mới đăng ký thi THPT quốc gia.
Đây là điểm mới được Bộ GD&ĐT đưa ra trong dự thảo đề xuất phương án thi sau năm 2020. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn về giá trị của giấy chứng nhận cũng như cơ hội học tập của học sinh.
Nhiều ý kiến ủng hộ việc cấp chứng nhận hoàn thành chương trình THPT nhưng cần làm rõ giá trị của chứng nhận này
Ủng hộ phương án này, thầy Lê Văn Dỵ, Hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương (TP Thanh Hóa), cho rằng, thực tế hàng năm ở trường luôn có khoảng 30% học sinh không có nhu cầu thi ĐH. Các em này chỉ thi lấy bằng tốt nghiệp sau đó đăng ký đi học nghề.
Vì vậy, nếu đổi mới thì những em thuộc diện chỉ lấy chứng nhận tốt nghiệp nên giao cho các trường xem xét. Khi đó, trường sẽ căn cứ hồ sơ, học bạ là kết quả 3 năm học để cấp giấy chứng nhận. Còn những em đăng ký thi ĐH mới tham gia kỳ thi THPT quốc gia. Theo thầy Dỵ, thực hiện việc này chính là phân luồng giáo dục rõ ràng ai làm thợ, ai làm thầy.
Thầy Lê Văn Thuyết, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Khánh A (Ninh Bình), cũng cho rằng, nên cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình THPT cho học sinh, bởi thực tế trên cả nước tỷ lệ học sinh không đỗ tốt nghiệp hằng năm rất nhỏ.
Giá trị của giấy chứng nhận tốt nghiệp
Theo thầy Lê Văn Thuyết, học sinh chỉ nhận chứng chỉ hoàn thành THPT mà không có bằng tốt nghiệp sau này không gặp khó khăn gì bởi vì các em vẫn có thể đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT khi có nhu cầu, hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, cần làm rõ giấy chứng nhận này có giá trị như thế nào, đồng thời cần có hướng dẫn sử dụng chứng chỉ hoàn thành chương trình THPT.
Tuy nhiên, ông Hồ Văn Đàm, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc, cho biết, hiện nay Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định, học sinh phải có bằng tốt nghiệp THPT mới được cấp bằng CĐ. Do đó, thực tế ở trường, một số em chưa đỗ tốt nghiệp nhưng đăng ký vào học, sau 1 năm nhà trường yêu cầu quay lại đăng ký thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp, nếu không phải chuyển xuống hệ trung cấp. Sau khi hoàn thành chương trình trung cấp mới lên được CĐ. Như vậy, theo ông Đàm, việc không thi lấy bằng tốt nghiệp chỉ thuận lợi ban đầu và phù hợp với những người chỉ xác định làm thợ. Còn xác định học CĐ hay liên thông, học sinh vẫn phải có bằng tốt nghiệp.
Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng - Cơ điện Hà Nội, khẳng định, lâu nay học sinh không có bằng tốt nghiệp THPT nhưng vẫn tốt nghiệp CĐ rơi vào trường hợp: Các em tốt nghiệp THCS xong vào học trung cấp. Trong quá trình học, các em được học văn hóa. Khi tốt nghiệp trung cấp loại khá trở lên sẽ học lên CĐ và được cấp bằng CĐ mà không cần bằng tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, Luật Giáo dục sửa đổi 2019 cho phép học sinh không có bằng tốt nghiệp vẫn được học CĐ ngay, không cần qua giai đoạn liên thông trung cấp. Nhưng khi học bậc CĐ về nghề, các em vẫn phải học các môn văn hóa.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình GDPT mới, nói rằng, những thí sinh chỉ có nhu cầu đi học nghề, không có nhu cầu thi ĐH mà vẫn phải tham gia kỳ thi THPT quốc gia khiến việc tổ chức cồng kềnh. Do đó, đề xuất hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT nhằm giải quyết cho những trường hợp học sinh không có nhu cầu thi ĐH và cả những học sinh thi tốt nghiệp không đỗ.
Theo GS Thuyết, việc đánh giá sát năng lực học sinh vẫn nên giao cho các trường. Trường sẽ đánh giá học sinh thông qua hồ sơ học tập, các bài thực hành, thái độ học tập, hồ sơ học sinh trong các hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ...làm căn cứ quyết định cấp chứng nhận hoàn thành chương trình cho học sinh. Đây cũng là một trong những điều kiện để học sinh được đăng ký thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
GS Thuyết cũng cho rằng, những học sinh chỉ lấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT sẽ vẫn có cơ hội học liên thông lên ĐH. Vì theo quy định trong luật, tốt nghiệp trung cấp, CĐ nghề nghiệp cũng có nghĩa đáp ứng cả chương trình văn hóa. Ví dụ, một học sinh học CĐ nghề sau đó sẽ liên thông lên học ĐH khác với học sinh hoàn thành chương trình lớp 9 sẽ chỉ được học trung cấp về nghề, sau đó mới lên CĐ.
Theo tienphong
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn tại Hà Nội: Đề cao sự giao thoa giữa lý trí và cảm xúc Ngày 3/10, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức kỳ thi học sinh giỏi dành cho học sinh lớp 12 trên địa bàn TP. Trong đó, đề thi Ngữ văn được nhiều thầy cô nhận xét "đề mở, có tính giáo dục cao và khơi gợi sự sáng tạo ở học sinh". Nữ sinh Hà Nội (Ảnh minh họa) Đề văn mở Đề thi...