Hà Nội: Đảm bảo cho học sinh có đủ kiến thức dự thi tốt nghiệp THPT
Dạy đúng, dạy đủ chương trình, bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng, chú ý dạy đủ các tiết thực hành, đảm bảo cho học sinh có đủ kiến thức dự thi. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch để đảm bảo hoàn thành chương trình theo đúng thời gian quy định.
Đây là một trong những yêu cầu của Sở GD-ĐT Hà Nội đối với các đơn vị trường học, trưởng phòng GD-ĐT các quận/huyện trong việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013.
Ngoài ra, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các trường tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo học sinh, học viên có học lực yếu, kém, học sinh người nước ngoài, thí sinh tự do xin ôn tập. Hướng dẫn học sinh nắm vững các kiến thức, tránh học tủ, học vẹt và dành nhiều thời gian cho việc tự học.
Phổ biến cho học sinh kỹ năng khi làm bài, đảm bảo cho học sinh có đủ kỹ năng dự thi, đặc biệt là kỹ năng làm bài theo hình thức trắc nghiệm khách quan (TNKQ). Thông báo cho cha mẹ học sinh nắm rõ tình hình học tập của học sinh, đặc biệt là những học sinh có học lực yếu, kém có thể không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp. Phối hợp với cha mẹ học sinh để tạo điều kiện tốt cho việc học, ôn tập của học sinh.
Video đang HOT
Ngoài vấn đề tổ chức ôn tập cho học sinh, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng nhắc nhở các trường bổ sung đầy đủ hồ sơ cá nhân của học sinh đang học lớp 12 gồm học bạ, giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, giấy chứng nhận ưu tiên, khuyến khích, giấy chứng nhận vào lớp 10… Những trường hợp đi học sớm tuổi phải có giấy cho cho phép của Sở GD-ĐT theo quy định.
Kiểm tra, rà soát, chỉnh sửa hồ sơ, đảm bảo chính xác các thông tin về họ tên, ngày sinh, nơi sinh, giới tính, dân tộc; thống nhất ở tất cả các loại hồ sơ cá nhân trên và các loại hồ sơ có liên quan như sổ điểm, danh sách… Sở yêu cầu các trường tổ chức dán giấy khai sinh hợp lệ vào trang 2 bìa học bạ và đóng dấu giáp lai giữa giấy khai sinh và trang bìa học bạ. Kiểm tra các giấy chứng nhận chế độ ưu tiên (con thương binh, bệnh binh, những người được hưởng chính sách như thương binh, con dân tộc thiểu số, người có hộ khẩu vùng cao, vùng sâu, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn…), giấy chứng nhận điểm khuyến khích. Việc bổ sung, kiểm tra, rà soát, chỉnh sửa hồ sơ cá nhân của học sinh đang học lớp 12 phải hoàn thành trước ngày 31/3/2013.
Đối với phòng GD-ĐT tạo điều kiện chỉnh sửa nội dung trên văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở của học sinh (khi có sai sót) theo quy định.
S.H
Theo dân trí
Sở GD-ĐT Đồng Nai làm khó người điều chỉnh bằng cấp
Sau khi Thanh Niên đăng bài Khổ vì có hai giấy khai sinh viết về trường hợp thí sinh Nguyễn Thị Ánh Nguyệt 3 lần thi đậu đại học nhưng không được đi học vì có hai giấy khai sinh, cơ quan đại diện Bộ Tư pháp tại TP.HCM, Văn phòng 2 Bộ GD-ĐT và Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã có nhiều động thái tạm thời giúp đỡ để em này được đến trường.
Theo cơ quan đại diện Bộ Tư pháp tại TP.HCM, Ánh Nguyệt chỉ cần đến Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai xin chỉnh sửa lại bằng tốt nghiệp là xong. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 3 tháng Ánh Nguyệt vẫn chưa làm xong giấy tờ.
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt trình bày hoàn cảnh của mình tại Báo Thanh Niên - Ảnh: Hà Thanh
Nhiều lần đến Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai, Ánh Nguyệt cho biết Phòng Khảo thí yêu cầu về địa phương giải quyết. "Em đã đi tới đi lui nhiều lần nhưng vẫn không được các thầy trả lời một cách rõ ràng, khi thiếu giấy này lúc thiếu giấy kia. Em có đề nghị xin một văn bản hướng dẫn thì các thầy nói em cứ về làm đúng những gì đã hướng dẫn rồi lên đây".
Rõ ràng Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai đã gây khó cho người điều chỉnh bằng cấp. Ở góc độ pháp lý, theo Thông tư 22 của Bộ GD-ĐT, trong thời hạn 5 ngày, cơ quan thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bản xem xét quyết định chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ông Đỗ Quốc Anh - Vụ trưởng, Giám đốc Văn phòng 2 Bộ GD-ĐT tại TP.HCM đã có Công văn số 151 gửi Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai đề nghị chỉnh sửa hồ sơ gốc văn bằng chứng chỉ theo quy định để Ánh Nguyệt được đi học. Dù vậy, ông Trần Tấn Tài - Phó phòng phòng Khảo thí vẫn nhất quyết yêu cầu Ánh Nguyệt trở về địa phương làm thêm quyết định cải chính hộ tịch hoặc trở ra Hải Dương làm giấy hủy bỏ giấy khai sinh khống thì mới giải quyết. Ánh Nguyệt cho biết: "Trong bộ hồ sơ của em cũng đã có xác nhận của UBND phường Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương thu hồi giấy khai sinh nhưng em không hiểu vì sao thầy Tài không chịu?".
Ánh Nguyệt buồn bã: "Em về địa phương thì các chú lại bảo hồ sơ cháu đâu có sai gì mà sửa, chỉ cần lên Sở GD-ĐT chỉnh sửa là xong. Em chỉ mong các cơ quan chức năng hướng dẫn em để em làm hồ sơ chứ cứ đi mà chẳng biết đường nào ra".
Ông Hoàng Kim Chiến, Phó vụ trưởng, Phó trưởng Cơ quan đại diện của Bộ Tư pháp tại TP.HCM, bức xúc nói: "Chúng ta cần có cái nhìn nhân văn về trường hợp này, em này rất ham học, thể hiện qua 3 lần thi đậu ĐH, CĐ. Trong văn bản của Bộ Tư pháp đã nói rất rõ, giấy khai sinh của Ánh Nguyệt ở tỉnh Hải Dương là không có giá trị pháp lý, cộng với Thông tư 22 của Bộ GD-ĐT và công văn của Vụ trưởng Văn phòng 2 Bộ GD-ĐT thì Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai hoàn toàn có cơ sở để chỉnh sửa giấy tờ cho em Ánh Nguyệt chứ không nên làm khó em ấy nữa".
Thiên Long
Theo thanh niên
Trẻ đi học sớm: Đừng ngộ nhận thần đồng Một số phụ huynh có con sinh đầu năm hoặc thấy con mình khoẻ mạnh, trí tuệ phát triển hơn bạn bè cùng trang lứa muốn cho con đi học sớm hơn quy định. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng, nên để trẻ chơi hết "hạn ngạch". Khi trẻ sớm tự biết đọc, biết làm tính Tháng 2/2013 này, cháu H.T...