Hà Nội đảm bảo chất lượng giáo dục khi triển khai chương trình mới
Ngày 17/8, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 cấp Trung học cơ sở từ điểm cầu chính kết nối với điểm cầu các quận, huyện, thị xã.
Quang cảnh hội nghị
Theo báo cáo của Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2021-2022, quy mô giáo dục cấp THCS của thành phố Hà Nội có 668 trường với gần 526.000 học sinh.
Các nhà trường đã ứng phó hiệu quả với dịch Covid-19, tổ chức dạy học linh hoạt, hoàn thành kế hoạch thời gian năm học bảo đảm chất lượng. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả đối với lớp 6.
Video đang HOT
Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên, học sinh lớp 7 toàn thành phố học Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Như vậy, cấp THCS sẽ triển khai song song hai chương trình, trong đó học sinh lớp 6, 7 học Chương trình giáo dục phổ thông 2018; học sinh lớp 8, 9 học chương trình giáo dục hiện hành.
Để thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT , các nhà trường chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục bảo đảm chất lượng.
Nhấn mạnh về nhiệm vụ quan trọng hàng đầu năm học 2022-2023 của toàn ngành là bảo đảm an toàn cho học sinh, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương yêu cầu các phòng GD&ĐT, các nhà trường tăng cường triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn trường học; chủ động phát hiện, phòng ngừa các nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích cho học sinh.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tiếp tục thực hiện hiệu quả năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” theo chủ đề công tác của thành phố năm 2022; thực hiện tốt công tác dân chủ trong trường học; triển khai đúng các quy định về dạy thêm, học thêm; thu, chi tài chính.
Năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT, các nhà trường triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn; tổ chức dạy học theo định hướng phát triểm phẩm chất, năng lực học sinh.
Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh; hoàn thiện các điều kiện bảo đảm chất lượng, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên… để thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cũng lưu ý các đơn vị căn cứ khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 do UBND TP Hà Nội vừa ban hành để triển khai các nhiệm vụ.
Theo đó, học sinh các cấp học của thành phố sẽ khai giảng vào ngày 5/9/2022. Sở yêu cầu các nhà trường tổ chức lễ khai giảng ngắn gọn, tiết kiệm, bảo đảm trang trọng, lấy học sinh làm trung tâm.
Hà Nội: Chủ động các giải pháp thực hiện chương trình lớp 10 mới
Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường chủ động thực hiện các giải pháp để thực hiện tốt ngay từ năm đầu tiên.
Ảnh minh họa
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với cấp THPT. Một trong những yêu cầu Sở GD&ĐT đặt ra đối với các nhà trường là chủ động các giải pháp thực hiện chương trình lớp 10 mới.
Để thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10 và chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai đối với các khối lớp còn lại vào các năm học tiếp theo, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường học trên địa bàn thành phố tập trung thực hiện ba nhóm nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Bảo đảm an toàn trường học, hoàn thành chương trình năm học chất lượng; tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng; đổi mới công tác quản lý giáo dục.
Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các nhà trường tiếp tục rà soát, đầu tư hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; rà soát cơ cấu đội ngũ giáo viên theo môn học, hoạt động giáo dục; xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng giáo viên bảo đảm số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu.
Bên cạnh đó, các nhà trường cần tập trung tổ chức tốt việc bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo kế hoạch năm học 2022-2023; gắn nội dung bồi dưỡng thường xuyên với nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và trong cụm trường. Đồng thời, tiếp tục quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức dạy học trực tuyến cho giáo viên...
Toàn thành phố hiện có 236 trường THPT với hơn 262.000 học sinh. Trong đó có 118 trường công lập, 14 trường công lập tự chủ và 104 trường tư thục. Tỷ lệ trường trung học phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia đạt hơn 66%.
Năm học 2021-2022, ngành GD-ĐT Hà Nội đã chủ động ứng phó với dịch Covid-19, tổ chức dạy học linh hoạt, hoàn thành kế hoạch thời gian năm học đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,27%. Điểm trung bình một số môn thi được cải thiện: Môn lịch sử tăng 1,63 điểm; môn hóa học tăng 0,026 điểm; môn vật lý tăng 0,083 điểm...
Bộ GD-ĐT lên tiếng thông tin thi trắc nghiệm môn Văn Bộ GD-ĐT phủ nhận thông tin môn Ngữ văn sẽ thay đổi hình thức kiểm tra từ tự luận hoàn toàn sang tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan từ năm học 2022-2023. Vài ngày nay, trên nhiều diễn đàn của giáo viên và học sinh phổ thông xôn xao thông tin đề kiểm tra môn Ngữ văn sẽ chuyển sang...