Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 trước ngày 1/7
Chiều 13/6, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết sở sẽ công bố điểm thi vào lớp 10 trước ngày xác nhận nhập học.
Cụ thể, ngày xác nhận nhập học của học sinh lớp 10 là từ ngày 1 đến 3/7.
Trong hai ngày 12 và 13/6, trên 93.000 thí sinh của Hà Nội đã tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2021-2022. Kỳ thi diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số địa phương còn xuất hiện ca bệnh ở cộng đồng và thời tiết xấu.
Sáng 12/6, thí sinh thi vào lớp 10 ở Hà Nội thi 2 môn Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Với quyết tâm tổ chức kỳ thi đúng tiến độ, chất lượng, căn cứ tình hình thực tế và ý kiến cán bộ, giáo viên, phụ huynh, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã quyết định điều chỉnh phương án tổ chức, như giảm từ 4 buổi thi còn 2 buổi thi; rút ngắn thời gian làm bài…
Video đang HOT
Sở GD&ĐT Hà Nội đã đưa ra các phương án tuyển sinh cụ thể vào các trường không chuyên cho các em.
Nhóm 1 (thí sinh thuộc diện F0, F1): Thí sinh được tuyển thẳng vào trường THPT công lập mà thí sinh đã có nguyện vọng đăng ký dự tuyển theo quy định phù hợp với nơi cư trú của thí sinh.
Nhóm 2 (thí sinh thuộc diện F2 đang trong thời gian cách ly theo quy định, diện lưu trú tại địa bàn bị cách ly, phong tỏa): Áp dụng phương thức xét tuyển căn cứ vào điểm xét tuyển của thí sinh được tính theo công thức chung do Sở GD&ĐT đưa ra.
Nhóm 3: Các đối tượng thí sinh còn lại, được phép đến trường thi.
Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng nguyện vọng trúng tuyển thẳng của thí sinh thuộc nhóm 1 không ảnh hưởng chỉ tiêu tuyển sinh của thí sinh thuộc các nhóm khác tại mỗi trường THPT công lập.
Hà Nội: Đề thi lớp 10 môn Ngữ Văn có nhiều ý kiến trái chiều
Mới đây, các sĩ tử tại Hà Nội đã hoàn thành môn thi Ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2021-2022. Nội dung đề bài sau đó đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Thí sinh đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Cụ thể, theo Tuổi trẻ đăng tải đề thi năm nay gây nhiều tranh cãi và chia thành 2 luồng ý kiến. Những giáo viên ủng hộ cho rằng đề thi này có độ "an toàn" và phù hợp với tình hình dịch Covid-19 như hiện nay. Bởi những dữ liệu trong đề đều được lấy từ chương trình học, không mang tính đột phá, phù hợp với điều kiện các sĩ tử không được ôn thi nhiều do dịch
Tuy nhiên, một số giáo viên khác lại cho rằng "an toàn" thường đi liền với cũ, nó khiến các sĩ tử dễ sinh cảm giác nhàm chán, không có cảm hứng làm bài. Đây là "điểm trừ" mà nhiều phụ huynh và giáo viên nói về đề thi văn của Hà Nội.
Đề thi chính thức môn Ngữ văn. (Ảnh: Vietnam Plus)
Cô Trần Thị Thúy, giáo viên Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) chia sẻ với Tuổi trẻ, theo cô, phần nghị luận xã hội trong các đề thi những năm gần đây thường lấy những vấn đề thời sự, nóng hổi trong xã hội, nhưng đề năm nay lại lấy hoàn toàn trong chương trình học, không có gì mới. Bên cạnh đó, ở phần nghị luận văn học cũ, vẫn "vĩ mô" quá, không gần gũi đối với học sinh lớp 9.
Một vị phụ huynh khác có con dự thi ở điểm thi Trường THCS Yên Hòa (Hà Nội) cũng cho rằng nhiều thí sinh khi nhận đề sẽ hụt hẫng. Phần nghị luận xã hội hiện có rất nhiều câu chuyện hay, lan tỏa được ý thức trách nhiệm cộng đồng, sức mạnh đoàn kết, sự hy sinh của những người ở tuyến đầu chống dịch... có thể cho vào đề để tạo cảm giác gần gũi, tác động đến tinh thần, thái độ sống của học sinh.
Nhiều ý kiến trái chiều xoay quay đề Văn năm nay. (Ảnh: Lao động)
Không chỉ tại Hà Nội mà mới đây đề thi môn Ngữ văn tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP. Nha Trang (Khánh Hòa) cũng gây nhiều tranh cãi bởi phần giả định đưa ra ở câu lệnh định hướng vấn đề nghị luận.
Đề thi Văn vào lớp 10 gây xôn xao ở Khánh Hòa. (Ảnh: Báo Pháp luật)
PGS. TS Văn Giá chia sẻ với Báo Pháp luật, ở trong đề, câu lệnh "Nếu ở trong nước sôi, em sẽ chọn là củ khoai tây hay quả trứng" trong bài thật khủng khiếp.
Thực chất, ý của người ra đề muốn viết một câu dưới hình thức giả định, nhưng mặt trái rằng giả định như thế là phản cảm, gây rùng rợn, mang màu sắc của cái ác, khiến các em nghĩ đến kết cục bi thảm của mẹ con Cám trong truyện cổ tích "có vấn đề" về mặt nhân văn của cha ông ta.
Trong khi đó, học sinh lớp 9 chỉ học về hai dạng nghị luận: tư tưởng đạo lý và một hiện tượng đời sống, nhưng không hề có bài nào dạy lý luận văn học và như thế, không dễ để các em có bài viết thực sự sâu sắc trước đề thi này.
Theo nhận định đề này khá khó so với thí sinh lớp 9. (Ảnh: VTV)
Ngày 13/6 các thí sinh sẽ tham dự kì thi môn Toán và Lịch sử, sang ngày 14/6 đến sẽ dự thi các môn chuyên. Hiện đề thi văn trên vẫn thu hút sự chú ý của nhiều người, còn bạn thấy đề Văn năm nay thế nào, chia sẻ cùng YAN nhé!
Kết thúc ngày thi thứ 2 tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội: Nhiều thí sinh tự tin môn Toán đạt điểm cao Sáng 13/6, thí sinh thi vào lớp 10 THPT công lập Hà Nội thi hai môn cuối là Toán và Lịch sử. Đề Toán năm nay được đánh giá không khó, rất nhiều bạn tự tin sẽ đạt điểm cao. Sau 2 ngày dự thi, hơn 93.000 học sinh Hà Nội đã hoàn thành kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học...