Hà Nội: Chuyển 1 điểm thi tốt nghiệp THPT do có 1 giáo viên là F1
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết đã chuyển 1 địa điểm thi tốt nghiệp THPT ở Đan Phượng do có 1 giáo viên là F1.
Gần 900.000 sĩ tử sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh minh hoạ: Nguyễn Hải.
Sáng 8.8, Bộ Y tế đã họp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thành phố Hà Nội về công tác phối hợp phòng, chống dịch. Tại cuộc họp, báo cáo về công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, ông Ngô Văn Quý – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay đã rà soát toàn bộ, kiểm tra tất cả các nội dung hiện nay đã hoàn tất.
“Tại điểm thi Đan Phượng có 1 giáo viên thuộc diện F1, vì thế toàn bộ giáo viên tiếp xúc F2, sáng nay chúng tôi đã ra phương án chuyển toàn bộ điểm thi này sang điểm thi khác và toàn bộ giáo viên liên quan đến quá trình này sẽ dừng lại thay bằng giáo viên khác” – ông Quý cho biết.
Theo ông Quý, trên địa bàn Hà Nội hiện có 2 F2 là thí sinh nhưng hôm nay rà soát lại có 68 trường hợp thí sinh từ Đà Nẵng về test nhanh âm tính, nhưng nguy cơ hiện nay test nhanh âm tính vẫn có khả năng dương tính. Theo hướng dẫn của Bộ chỉ trường hợp F0 không được thi, trở về từ Đà Nẵng vẫn được thi. Xin ý kiến đồng chí Bộ trưởng cho thi riêng hoặc hoãn lại thi đợt 2.
Để chuẩn bị cho kỳ thi Hà Nội đã điều động hơn 9.000 cán bộ nhân viên tham gia công tác thi nhưng trước yêu cầu phòng chống dịch COVID-19, ngành đã bổ sung thêm 900 cán bộ giáo viên, ngoài ra còn có 1.448 nhân viên làm công tác an ninh trật tự tại các điểm thi. Các cán bộ, nhân viên làm công tác thi được lựa chọn kỹ, thay đổi nhân sự với những đối tượng không được tham gia theo quy định phòng chống dịch.
Video đang HOT
Các điểm thi đã chuẩn bị đầy đủ 2 phòng thi dự phòng, nước sát khuẩn, thiết bị đo thân nhiệt. Về đối tượng F2 là thí sinh dự thi năm nay, Hà Nội vẫn đang tiếp tục cập nhật và hiện chỉ có 3 trường hợp dự kiến thi vào đợt 2.
Cũng tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Hà Nội Ngô Văn Quý cũng khuyên cáo người dân, những ai là trường hợp từ Đà Nẵng vê thì nên tự cách ly tại nhà 14 ngày.
“Bởi xét nghiêm không kêt hợp với cách ly cũng bằng không. Viêc này giao cho chính quyên địa phương giám sát những người từ Đà Nẵng vê tự cách ly tại nhà”, ông Quý nói.
Đê xuât vê viêc mua thiêt bị y tê còn nhiêu quy định, ông Quý kiên nghị những vât tư trong nước sản xuât được, đê nghị quản lý giá, công khai giá, cứ thê bênh viên mua, đỡ thông qua đâu thâu. Kê cả găng tay, khâu trang,…
Chiều nay 8.8, gần 900.000 sĩ tử cả nước sẽ làm thủ tục, chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Năm nay, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên kỳ thi đã có nhiều sự thay đổi.
Sẵn sàng triển khai SGK mới đối với lớp 1: Chú trọng thiết bị hỗ trợ giảng dạy vùng khó
Trong thời gian này, hầu hết các địa phương trên cả nước đã thành lập các hội đồng chọn sách giáo khoa (SGK), lấy ý kiến và tiến hành nghiên cứu chọn sách.
Các bộ sách được giới thiệu đa phần nhận được đánh giá tốt. Ở một số vùng khó, nhiều ý kiến cho rằng để triển khai được sách mới, chương trình mới thì chọn bộ sách phù hợp phải đi kèm với những chú ý về thiết bị hỗ trợ giảng dạy.
Sẵn sàng triển khai sách và chương trình mới
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ đã có buổi làm việc với Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về công tác chuẩn bị sơ kết Nghị quyết 88 của Quốc hội "Về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông".
Tại buổi làm việc, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo báo cáo về những việc để triển khai thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông (GDPT) theo quy định tại Nghị quyết 88.
Theo đó, Chính phủ đã giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương cụ thể hóa nội dung Đề án đổi mới CT, SGK GDPT thành các chương trình, kế hoạch, dự án chi tiết theo từng giai đoạn, từng năm để thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội.
Giai đoạn 2015-2016 các Bộ, ngành, địa phương tổ chức: Thông tin tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đổi mới CT, SGK; Xây dựng, phê duyệt các chương trình, dự án, đề án có liên quan; Xây dựng, biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình, SGK mới; chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thực nghiệm SGK mới do Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn. Giai đoạn 2016-2018, triển khai việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm, phê duyệt cho phép sử dụng và phát hành được ít nhất một bộ SGK mới của lớp 1, lớp 6 và lớp 10; biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới; tập huấn, bồi dưỡng GV để thực hiện CT SGK GDPT mới đối với lớp 1, lớp 6 và lớp 10; biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương; xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy định về chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện CT mới, SGK mới...
Các đại biểu nhất trí cao với các nội dung trong dự thảo báo cáo của Bộ GD&ĐT, đồng thời đề xuất bổ sung thêm phần tổng quan đánh giá chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Báo cáo nên đề cập thêm về tình trạng thừa thiếu giáo viên như thế nào; Tới đây khi thực hiện chương trình GDPT mới sẽ có dạy học tích hợp, điều này có ảnh hưởng như thế nào đến đội ngũ giáo viên; Hay như vấn đề chuẩn bị đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã được chuẩn bị đến đâu?...
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ghi nhận và tiếp thu những ý kiến đóng góp tích cực của các đại biểu đồng thời cho biết, đến thời điểm này đã sẵn sàng triển khai thực chương trình, SGK GDPT mới đối với lớp 1. Riêng về SGK đã được thực hiện đầy đủ theo đúng lộ trình. Đội ngũ giáo viên lớp 1 đã được tập huấn, bồi dưỡng và sẵn sàng cho dạy - học trong năm học tới.
Đối với vùng khó, việc đánh giá chọn sách cần cân nhắc kỹ càng yếu tố địa phương, vùng miền và đánh giá cả các thiết bị hỗ trợ giảng dạy. Ảnh:T.F
Chọn sách cũng cần lưu ý đến các thiết bị hỗ trợ giảng dạy
Hầu hết các ý kiến đánh giá từ các hội đồng chọn sách cho rằng: Các bộ SGK lớp 1 mới tích hợp nhiều kênh đa phương tiện, hình ảnh hỗ trợ giảng dạy, việc này giảm được đầu sách học sinh phải mang vác mỗi khi đến trường. Các bộ sách được thiết kế sinh động, màu sắc in ấn đẹp và nội dung kiến thức dễ hiểu.
Tuy nhiên, đối với các địa phương vùng khó, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học có những hạn chế nhất định. Máy móc để đáp ứng được các kênh đa phương tiện, ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường vùng vẫn hạn chế, ngay cả trường học ở thị trấn cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì thế vấn đề chọn sách lại càng phải chú ý kỹ càng hơn nữa.
Cô giáo Trần Thùy Linh, Phó Hiệu trưởng trường Dân tộc bán trú, Tiểu học và THCS xã Bản Máy, tỉnh Hà Giang cho biết: Đối với học sinh dân tộc, sách phù hợp phải dễ hiểu, câu ngắn, đảm bảo cho việc truyền tải kiến thức đến các em dễ dàng nhất.
Mỗi bộ SGK dù đã qua thẩm định nhưng chắc chắn sẽ có những ưu, nhược điểm, sự phù hợp riêng với điều kiện, nhu cầu, mong muốn chung của giáo viên, học sinh các địa phương. Mặt khác, Hội đồng chọn SGK hoàn toàn được phép chọn những cuốn SGK phù hợp nhất trong mỗi bộ SGK chứ không nhất thiết phải chọn nguyên một bộ SGK để giảng dạy. Vì thế, khi chọn sách, các giáo viên cũng cần chú ý đến các thiết bị hỗ trợ giảng dạy cho bộ sách đó có phù hợp với thực tế không, các hoạt động giáo dục có thể áp dụng đối với đặc tính vùng miền của học sinh ở từng địa phương hay không, nhưng đánh giá ưu điểm kỹ càng của chính các giáo viên đứng lớp sẽ góp phần chọn được bộ sách phù hợp nhất với từng địa phương.
T.Fan (phapluatxahoi.vn)
Cấm thu phí học online, Sở GD&ĐT Hà Nội gây khó khăn cho các trường tư? Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều trường tư ở Hà Nội đã tổ chức dạy học online cho học sinh. Mặc dù mất nhiều công sức để giảng dạy online nhưng theo yêu cầu của Sở GD&ĐT Hà Nội thì các trường này không được thu học phí dưới bất kỳ dạng nào. Giáo viên vất vả hơn khi dạy online...