Hà Nội: Chấn chỉnh nạn lạm thu vào đầu năm học
UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu liên ngành Sở GD-ĐT, Sở Tài chính khẩn trương có hướng dẫn chi tiết về các khoản thu chi trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập để áp dụng từ năm học 2012-2013. Mục đích là nhằm chấn chỉnh nạn lạm thu.
Về nội dung các khoản thu, UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở GD-ĐT và Sở Tài chính phải hướng dẫn cụ thể về các khoản thu bắt buộc và không bắt buộc. Các khoản thu có thỏa thuận giữa nhà trường với phụ huynh học sinh, phải đảm bảo nguyên tắc có mức trần tối đa mà các trường được phép thu.
Tất cả các khoản thu không bắt buộc nhằm phục vụ tốt hơn cho việc học tập của học sinh như: học tiếng Anh, học môn năng khiếu, học ngày thứ bảy đều phải có giải thích rõ ràng, thu chi phải minh bạch. Riêng khoản thu tiền bảo trì máy tính, UBND TP Hà Nội khẳng định ngân sách TP sẽ cấp kinh phí theo chương trình công nghệ thông tin ngành GD-ĐT vì vậy các trường không được phép đặt ra để thu khoản này. Với khoản thu tiền nước uống của học sin thì Sở Tài chính thống nhất với GD-ĐT để đề xuất cụ thể với UBND TP.
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội giữa tuần này đã có buổi họp bàn với Sở Tài chính xung quanh các vấn thì thu chi nhưng chưa có quyết định cuối cùng. Theo lãnh đạo Phòng kế hoạch tài chính (Sở GD-ĐT) Hà Nội thì hiện tại vẫn phải chờ ý kiến đóng góp thực tế từ các quận huyện sau đó mới quy định được khung cụ thể.
Video đang HOT
Với việc năm học mới đã bắt đầu từ ngày 15/8 nhưng vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể về thu chi nên theo khảo sát của chúng tôi hầu hết các trường ở Hà Nội vẫn “án binh bất động” với các khoản thu đầu năm. Theo quy định của UBND thành phố Hà Nội thì đơn vị trường học nào xảy ra tình trạng lạm thu thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
S.H
Theo dân trí
TT - Huế: Khẩn trương triển khai việc hỗ trợ cho HS, SV chính sách
Sau khi Dân trí ra bài "SV chính sách "cầu cứu" vì chậm được bù lại học phí" ngày 15/1/2011, đến nay UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ra công văn và có cuộc họp nhằm giải quyết những vướng mắc từ các khâu để sớm hoàn trả học phí cho HS, SV tại tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ra công văn của ngày 4/3/2011 chỉ đạo Sở GD-ĐT và sở LĐ, TB & XH cùng phối hợp với Sở Tài chính khẩn trương hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện việc miễn-giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, các đại học có đối tượng được miễn giảm học phí.
Trước đó, vào vào cuối tháng 2, chúng tôi cũng đã nhận được điện thoại của nhiều SV chính sách than phiền đã 2-3 lần về phòng LĐ, TB & XH địa phương nhưng vẫn chưa nhận được tiền. Từ tuyến huyện các nhân viên "đẩy" SV về tuyến xã. Nhưng khi về xã thì SV nhận được "chỉ dẫn" là phải lên huyện. Cả 2 tuyến đều trả lời với các SV là "chưa nhận được thông tư và nghị định nên chưa thể giải quyết được".
SV Hoàng T., (thuộc dạng chính sách, năm 2 khoa Ngữ Văn, ĐHKH Huế) tâm sự với chúng tôi: "Nếu như lúc trước, nhà nước tạo điều kiện cho SV chính sách là khỏi nộp tiền thì rất khỏe. Giờ thủ tục mới em thấy thủ tục này quá rườm rà, chúng em học tập mà cứ nơm nớp không biết tiền đã nộp rồi có lấy lại được không. Đã 3 lần em về địa phương, rất tốn thời gian vì phải xin thầy cô nghỉ học nhưng đến nơi rồi không giải quyết được gì".
Hàng trăm hồ sơ SV chính sách được xác nhận "đã nộp tiền học phí" từ Ban quản lý SV ĐH Huế trước Tết nguyên đán, khi các SV này cầm về làm thủ tục tại địa phương TT-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam... lại không được hoàn trả học phí do nhiều phòng LĐTB&XH địa phương nói "chưa biết" các nghị định 49 và thông tư 29 của Chính phủ
Ngày 7/3/2011 tại Văn phòng UBND tỉnh, ông Ngô Hòa, phó chủ tịch thường trực tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ miễn, giảm và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH.
Sau khi nghe báo cáo của Sở GD-ĐT, Sở LĐTB&XH và ý kiến tham gia của các thành viên dự họp ông Ngô Hòa kết luận:
"Về thực hiện miễn học phí, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối tượng HS mầm non, phổ thông công lập: Sở GD-ĐT chủ trì phối hợp với Sở LĐ, TB & XH tổng hợp số lượng đối tượng được miễn học phí, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, việc cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập có đối tượng được miễn, giảm học phí... trên địa bàn toàn tỉnh hoàn thành trước 09/3/2011. Trên cơ sở số liệu do Sở GD-ĐT thực hiện và chịu trách nhiệm nêu trên, Sở Tài chính chủ trì đề xuất việc cấp (tạm ứng) kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành trước 15/3/2011.
Về thực hiện miễn học phí, giảm học phí đối với HS, SV (còn lại): Sở LĐ, TB & XH tổng hợp số lượng đối tượng HS, SV được miễn học phí, giảm học phí,... trên địa bàn hoàn thành trước 11/3/2011. Trên cơ sở số liệu do Sở LĐ, TB & XH thực hiện và chịu trách nhiệm nêu trên, Sở Tài chính chủ trì đề xuất việc cấp (tạm ứng) kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành trước 15/3/2011".
Chiều 10/3, trao đổi với PV Dân trí qua điện thoại, ông Nguyễn Thanh Kiếm, giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: "Chúng tôi đã xem bài báo trên Dân trí. Chúng tôi đã cho triển khai thực hiện từ ngay sau Tết Nguyên đán về các đơn vị tại huyện. Hiện đã có thêm chỉ đạo của tỉnh, chúng tôi sẽ làm rốt ráo vấn đề này đảm bảo các em HS, SV về tại địa bàn sẽ được nhận lại tiền hỗ trợ như công văn và thông tư của Bộ.
Hiện tại chúng tôi đang rà soát một lần nữa danh sách các SV chính sách gồm SV tại các xã khó khăn, thuộc các xã bãi ngang hay thuộc hộ nghèo và là dân tộc thiểu số với thời hạn cuối là ngày 15/3. Từ đó trở về sau, các SV về địa bàn sẽ căn cứ vào danh sách mà phòng LĐ, TB & XH huyện sẽ hoàn trả lại học phí cho các em".
Theo Dân Trí
Học sinh trường Amsterdam được đầu tư 15 triệu đồng/năm Theo Quyết định về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thuộc TP Hà Nội giai đoạn 2011-2015, mức phân bổ ngân sách đầu tư cho mỗi học sinh Trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam là 15 triệu đồng/HS/năm. Như vậy, mức đầu tư cho học sinh (HS)...