Hà Nội: Cần nghiên cứu kĩ lưỡng việc sáp nhập 21 trường trung cấp, cao đẳng thành 10 đơn vị
Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khẳng định, việc sáp nhập 21 trường trung cấp, cao đẳng thành 10 đơn vị cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, trước hết là tính đến đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, lĩnh vực ngành nghề đào tạo.
Một trường trung cấp tại Hà Nội. Ảnh: Giáo dục Thời đại
Chiều 22/7, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã làm việc với UBND TP.Hà Nội về phương án sắp xếp các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Theo đó, tại buổi làm việc đại diện đoàn công tác của UBND TP.Hà Nội đã trình bày những nội dung chính của dự thảo Đề án sắp xếp các trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc UBND Thành phố.
Từ số liệu cho thấy, Hà Nội hiện có 21 trường cao đẳng, trung cấp, trong đó có 10 trường trung cấp, 11 trường cao đẳng.
Đề án sắp xếp được xây dựng trên mục tiêu, phương pháp của Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Video đang HOT
Đề án đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng trong thời gian dài dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cụ thể về quy mô tuyển sinh, đào tạo, vị trí địa lý, khoảng cách giữa các trường, vấn đề giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp, sự tự chủ cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Phương án sắp xếp các trường trung cấp, cao đẳng trên thuộc thành phố sẽ làm giảm đầu mối từ 21 đơn vị thành 10 đơn vị là các trường cao đẳng (giảm 52,4%).
Cũng tại buổi làm việc, ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh việc sáp nhập, giải thể, nâng cấp các trường trung cấp, cao đẳng đã được thực hiện mạnh mẽ và là trách nhiệm của Bộ, ngành, các địa phương.
Về căn bản, phải bám sát mục tiêu và phương pháp của tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW nhưng khi triển khai thực hiện giữa các Bộ, ngành, địa phương có sự khác nhau, tùy theo từng điều kiện và yêu cầu thực tiễn.
Việc sáp nhập cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, trước hết là tính đến đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, lĩnh vực ngành nghề đào tạo. Vì vậy, vấn đề sáp nhập, giải thể, nâng cấp các trường cần được bàn kỹ lưỡng và có lộ trình thực hiện từng bước.
Đối với đề án sáp nhập, UBND TP.Hà Nội đã chuẩn bị khá kỹ, khả thi thể hiện trách nhiệm. Tuy nhiên, Tổng Cục trưởng đề nghị UBND thành phố nghiên cứu, cân nhắc thêm về phương án sắp xếp các trường.
Bên cạnh đó, ông Dững cũng đề nghị, việc sáp nhập phải đảm bảo bài toán quy mô tuyển sinh, đào tạo trong giai đoạn trước mắt và giai đoạn những năm tiếp theo.
Xác định các tiêu chí sáp nhập các trường dựa vào thực tiễn và các quy định hiện hành, khi thực hiện cần có lộ trình từng bước, thực hiện thận trọng có đánh giá rút kinh nghiệp, việc sáp nhập không chỉ là vấn đề giảm các đầu mối cơ sở đào tạo. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cũng phải được làm rõ trong đề án.
Học sinh, sinh viên học trực tuyến không quá 5 giờ/ngày
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, một ngày học trực tuyến không nên quá 5 giờ.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội dung, môn học chung
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) vừa có công văn gửi tới các trường trung cấp, cao đẳng nhằm hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các trường cao đẳng, trung cấp đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp bao gồm việc học tập trực tuyến (e-learning), hệ thống quản lý học tập trực tuyến, hệ thống quản lý nội dung học tập bằng các giải pháp công nghệ mã nguồn mở như Blackboard, Moodle, Canvas.
Với các trường chưa có các hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp, Vụ Giáo dục Chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) đề nghị khẩn trương xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội dung, môn học chung; nội dung, môn học lý thuyết bằng việc khai thác, ứng dụng triệt để các chương trình, ứng dụng hiện có trên Internet.
Để triển khai thực hiện được các chương trình, ứng dụng đào tạo trực tuyến nêu trên, Vụ Giáo dục Chính quy đề nghị các trường: Thành lập nhóm triển khai đào tạo trực tuyến với thành phần chính là cơ quan đào tạo và bộ phận công nghệ thông tin của trường; Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo trực tuyến trong đó xác định rõ các nội dung cần phải thực hiện như:
Đồng thời, các trường cần tăng cường đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị (phòng học trực tuyến, máy tính có trang bị camera, microphone; máy chụp ảnh, quay phim...) cho các khoa chuyên môn và giáo viên giảng dạy trực tiếp (nếu có); xây dựng quy chế đào tạo trực tuyến, quy định rõ quyền và trách nhiệm của giáo viên, học sinh sinh viên trong đào tạo trực tuyến để bảo đảm tiến độ, chất lượng đào tạo theo yêu cầu;
Về thời gian giảng dạy trực tuyến, Vụ Giáo dục Chính quy quy định, gồm: Thời gian giảng dạy trực tiếp (có thể thực hiện trên Zoom Cloud Meeting hoặc Hangouts Meet) và thời gian giảng dạy gián tiếp bằng việc trao đổi, giải đáp thắc mắc và giao bài tập cho học sinh sinh viên (có thể thực hiện trên Microsoft Teams hoặc trên Google Classroom) và được tính khối lượng giảng dạy như lớp học truyền thống.
Một ngày học trực tuyến không nên quá 5 giờ (45 phút/giờ), trong đó mỗi giờ học có tối thiểu từ 20 - 30 phút giảng dạy trực tuyến trực tiếp (trên Zoom Cloud Meeting hoặc Hangouts Meet), thời gian còn lại để trao đổi, giải đáp thắc mắc, giao bài tập cho học sinh, sinh viên (trên Microsoft Teams hoặc trên Google Classroom) và nghỉ giải lao.
Thời gian học tập và các hoạt động trong một ngày học trực tuyến có thể thực hiện linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của từng trường do hiệu trưởng quyết định.
Trường hợp việc truy cập internet của học sinh, sinh viên không ổn định thì không thực hiện giảng dạy trực tuyến trực tiếp (trên Zoom Cloud Meeting hoặc Hangouts Meet).
Giáo viên thực hiện giảng dạy trực tuyến gián tiếp bằng việc tải dữ liệu bài giảng (video, tài liệu giảng dạy, học tập, tham khảo...) lên các lớp học trực tuyến (Microsoft Teams hoặc trên Google Classroom) và giao nhiệm vụ cho học sinh, sinh viên thực hiện...
Theo anninhthudo.vn
Nâng cao vấn đề đảm bảo chất lượng ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp "Sẽ không có cách nào khác để xây dựng, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hơn cách duy trì đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo". Bà Trần Thị Thu Hà - Phó Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp phát biểu khai giảng khóa tập huấn về...