Hà Nội bảo đảm tiến độ xây dựng 85 trường đạt chuẩn quốc gia trong năm 2021
Ngoài xây dựng 85 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng chú trọng công tác phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo an toàn cho học sinh.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong năm 2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phấn đấu xây dựng 85 trường công lập đạt chuẩn quốc gia.
Trong đó có 30 trường mầm non, 26 trường tiểu học, 24 trường trung học cơ sở và 5 trường trung học phổ thông. Thời điểm này, các nhà trường đã hoàn thành việc tự đánh giá theo quy định và đang tiến hành các thủ tục tiếp theo để hoàn thiện hồ sơ; đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, mua sắm trang thiết bị…
Nhằm bảo đảm tiến độ đề ra, Sở đề nghị các phòng giáo dục và đào tạo tham mưu UBND quận, huyện, thị xã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường trong kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2021. Đồng thời, tham mưu UBND quận, huyện, thị xã quan tâm xây dựng lộ trình bổ sung cơ sở vật chất cho các trường đến hạn công nhận lại (thời hạn công nhận trường đạt chuẩn quốc gia là 5 năm) để bảo đảm chất lượng giáo dục.
Video đang HOT
Toàn thành phố hiện có 1.695 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ gần 77% trong tổng số trường công lập của Hà Nội.
Đặc biệt, toàn thành phố có 226 trường trung học phổ thông với hơn 255.000 học sinh, hơn 14.500 giáo viên. Mục tiêu trọng tâm năm học 2021-2022 của các trường trung học phổ thông toàn thành phố là phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an toàn trường học và nâng cao chất lượng dạy học, tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xác định 5 nhiệm vụ cụ thể đối với cấp trung học phổ thông, trong đó có việc phát triển mạng lưới trường, lớp gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng để đáp ứng tốt chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 6 từ năm học 2021-2022, lớp 10 từ năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo; tham mưu UBND thành phố đầu tư nguồn lực, thực hiện lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia với mục tiêu có 100% số trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.
Hà Nội đặt mục tiêu 100% trường công lập đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025
Năm học 2020 - 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp, việc các trường học chú trọng đẩy mạnh CNTT đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Bên cạnh đó, phát triển giáo dục toàn diện, nâng cao giáo dục đại trà, đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn; phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 100% trường công lập đạt chuẩn quốc gia... cũng là những nội dung được thông qua tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 cấp THPT theo hình thức trực tuyến do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức.
Năm qua, một trong những dấu ấn của giáo dục THPT tại Hà Nội là thành tích rực rỡ của các kỳ thi. Tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật ở cấp TP có 88 dự án nghiên cứu dự thi xuất sắc đạt giải thì cấp THPT có 36 dự án; trong đó có 01 đề tài được lựa chọn tham dự Hội thi KHKT quốc tế ISEF 2021 tại Hoa Kỳ.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi TP lớp 12 có 83 giải Nhất, 508 giải Nhì, 693 giải Ba. Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia, Hà Nội đạt 139 giải, gồm: 11 giải Nhất, 45 giải Nhì, 50 giải Ba và 33 giải Khuyến khích. Kỳ thi học sinh giỏi Quốc tế, Hà Nội có 6 học sinh được chọn dự thi Olympic các bộ môn Toán, Vật lí và Hóa học thì đều đạt giải cao, trong có có nhiều tấm Huy chương Vàng tự hào, mang vinh quang về cho đất nước; trong đó có Giáo dục Hà Nội.
Trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh Covid- 19, tuy phải triển khai học trực tuyến nhưng các trường đã luôn cố gắng nỗ lực, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Ngoài giáo dục văn hóa, các trường THPT còn quan tâm giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh. 100% các đơn vị trường học thành lập bộ phận tư vấn tâm lý học đường; thực hiện nghiêm túc giảng dạy chính khoá, hoạt động ngoại khoá về pháp luật, đạo đức; chăm lo phát triển giáo dục thể chất, thể dục thể thao trong trường học để hướng đến giáo dục toán diện...
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đánh giá cao tinh thần nỗ lực khắc phục khó khăn của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường trong năm học 2020-2021.
Giám đốc Sở GD&ĐT nhấn mạnh, trong năm học mới, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn ngành là phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn trường học và duy trì dạy, học tốt. Vì vậy, Sở đề nghị các nhà trường xây dựng phương án tổ chức dạy học linh hoạt; tăng cường trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Các nhà trường cần quan tâm tập huấn giáo viên để vận hành nhuần nhuyễn việc giảng dạy trực tuyến; thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà; quan tâm đẩy mạnh chất lượng giáo dục mũi nhọn; tiếp tục thí điểm chương trình đào tạo song bằng ở một số trường; tích cực chuẩn bị các điều kiện bảo đảm chất lượng để thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới...
Về các mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục THPT trong năm học mới, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thể Cương nhấn mạnh: Riêng về mục tiêu có 100% trường THPT đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025 sẽ là một nhiệm vụ rất khó khăn trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên, toàn ngành cần xác định đây là điều kiện rất cần thiết để tạo ra các sản phẩm giáo dục đạt chuẩn. Sở GD&ĐT sẽ tham mưu TP về một số nội dung liên quan; trước mắt các nhà trường cần tập trung nâng cao chất lượng theo các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia do Bộ GD&ĐT ban hành.
Vào thẳng trường nghề, không cố thi lớp 10: Nhiều phụ huynh chuyển hướng cho con đi "đường tắt" Trong những năm qua, hầu hết các trường trung cấp và hàng loạt trường cao đẳng đã đào tạo mô hình 9 dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. "Thi cấp 3 căng quá, con mình lại chỉ học bình bình, gia đình muốn định hướng cho cháu học hệ song bằng vừa học kiến thức vừa học nghề, xin các phụ huynh...