Hà Nam bố trí 86 camera, bảo quản, giám sát đề, bài thi, các ban chấm thi
Để đảm bảo an toàn, khách quan, minh bạch trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, tại Hà Nam, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam đã bố trí 86 camera an ninh để bảo quản, giám sát, đề, bài thi và quá trình chấm thi.
Thống kê của Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam, tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Hà Nam có 8.615 thí sinh đăng ký dự thi. Sở GD&ĐT tỉnh Hà nam đã thành lập 23 điểm thi với 368 phòng thi đặt tại 23 trường THPT trên địa bàn tỉnh.
Thời gian thi sẽ diễn ra từ ngày 24/6 đến ngày 27/6/2019 với sự phối hợp của 2 trường đại học: Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp và Học viện Kỹ thuật Mật mã.
Các thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Nam
Với yêu cầu bảo đảm cao nhất cho khâu bảo mật, việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ tham gia công tác bảo mật được coi trọng về cả số lượng và chất lượng, có lực lượng dự phòng. Năm nay, để hạn chế tới mức thấp nhất các vi phạm, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương chuẩn bị đầy đủ các thiết bị giám sát, lắp đặt và duy trì hoạt động của hệ thống camera giám sát tại các địa điểm lưu giữ đề thi trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi.
Video đang HOT
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam, để đảm bảo kỳ thi được an toàn, nghiêm túc, khách quan và minh bạch, năm nay theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở này đã lắp 86 camera nhằm bảo quản, giám sát đề, bài thi, các ban chấm thi.
Ông Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết: “Ngoài việc lắp camera, phòng chứa và hòm quản lý đề thi, bài thi sẽ được niêm phong có 3 chữ ký gồm của Trưởng điểm thi, Phó trưởng điểm thi và một cán bộ an ninh. Ngoài việc thực hiện theo chỉ đạo của Bộ, Hà Nam cũng chọn lựa lực lượng cán bộ làm công tác trong kỳ thi rất kỹ càng để tránh tình trạng “tiêu cực”.
Theo số liệu của Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam, trong số 8.615 thí sinh đăng ký dự thi, có 2.067 thí sinh thi chỉ xét tốt nghiệp, chiếm tỷ lệ 24%; Số thí sinh xét tốt nghiệp và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng là 6.178 thí sinh, chiếm 72%; thi để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng là 370 thí sinh, chiếm 4%.
Số thí sinh đăng ký dự thi bài Khoa học tự nhiên là 2.701 chiếm 32,6%; đăng ký dự thi Khoa học xã hội là 5.525, chiếm 66,8%; đăng ký cả Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội là 48, chiếm 0,6%. Trung bình, mỗi thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng là 4,7 nguyện vọng.
Đức Văn
Theo Dân trí
Thủ tướng Chính phủ: Các địa phương chịu trách nhiệm về chất lượng kỳ thi THPT quốc gia năm 2019
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 vừa diễn ra chiều ngày 31/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các các địa phương phải chủ động và phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Nhân dân về chất lượng và đảm bảo tổ chức an toàn tuyệt đối kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Ảnh minh họa
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có những chỉ đạo liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phải có phương án tổ chức kỳ thi chi tiết, đi cùng với việc tăng cường giám sát để đảm bảo kỳ thi trong sạch, minh bạch, thành công trên cả nước.
Đối với chính quyền các địa phương, Thủ tướng yêu cầu phải chủ động và phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Nhân dân về chất lượng và đảm bảo tổ chức kỳ thi an toàn tuyệt đối. Các địa phương tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thông đồng sửa điểm các bài thi như ở một số địa phương trong kỳ thi năm ngoái.
Trước đó, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại nghị trường Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đề cập đến một số giải pháp mà ngành Giáo dục sẽ triển khai nhằm khắc phục hạn chế của kỳ thi năm 2018. Theo đó, sẽ tăng cường quán triệt quy chế và tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác coi thi, chấm thi, thanh tra thi... và công an các địa phương được giao nhiệm vụ cũng như kỹ năng phòng chống, phát hiện các gian lận, nhất là gian lận sử dụng công nghệ cao.
Điều động các trường ĐH, CĐ đến các tỉnh để phối hợp tổ chức thi theo nguyên tắc trường ĐH, CĐ địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác coi thi, chấm thi, nhất là các địa bàn có khả năng xảy ra tiêu cực trong thi cử.
Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì, đặt camera giám sát phòng lưu trữ đề thi/bài thi, phòng chấm thi 24/24 giờ; sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng mã hóa dữ liệu toàn bộ dữ liệu chấm thi; "đánh phách điện tử" Phiếu trả lời trắc nghiệm; tăng cường tính bảo mật, có chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ người dùng, đồng thời có thể phát hiện, truy xuất các tác động trái phép vào bài thi.
Đối với việc chấm bài thi tự luận (Ngữ văn) do sở GDĐT chủ trì, quy định chặt chẽ hơn khâu chấm 2 vòng độc lập, thực hiện chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi, trong đó các bài đạt điểm cao phải được chọn để chấm kiểm tra.
Người đứng đầu ngành Giáo dục cũng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể và đặc biệt là các vị đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát, hỗ trợ ngành Giáo dục tổ chức Kỳ thi 2019 diễn ra thành công, lấy lại niềm tin của xã hội.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
'42/43 học sinh giỏi một lớp là bình thường, không có bệnh thành tích' Phòng GD&ĐT thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) kết luận thành tích cuối năm học của lớp 6/2, trường THCS Nguyễn Thái Bình, là bình thường, hợp lý. Sáng 31/5, trao đổi với Zing.vn, ông Phạm Văn Ngọc, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Vũng Tàu, cho biết kết quả thẩm tra ở trường THCS Nguyễn Thái Bình - nơi...