Hà Lan tham gia lá chắn phòng thủ tên lửa NATO
Phát biểu tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hà Lan ngày 16/3, Tư lệnh Hải quân Pieter-Henk Schroor cho biết mới đây, Amsterdam đã quyết định tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) do nguy cơ phổ biến tên lửa đạn đạo đang là mối đe dọa ngày một gia tăng đối với người dân, lãnh thổ và các lực lượng được triển khai của liên minh quân sự này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ông Pieter-Henk Schroor nói: “Qua thông tin tình báo, chúng tôi biết rằng hiện nay hơn 30 quốc gia đang sở hữu hoặc sẽ mua tên lửa đạn đạo. Chúng không tạo ra mối đe dọa trước mắt, song về lâu dài chúng có thể trở thành mối đe dọa và để đối phó với điều đó, chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là NATO cần phát triển khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và Hà Lan cần tham gia đóng góp vào khả năng đó.”
Hiện NATO đang triển khai các trung tâm chỉ huy và kiểm sóat đối với hệ thống phòng thủ tên lửa. Các thiết bị cảm biến và các máy bay đánh chặn sẽ do các nước hoặc các nhóm nước cung cấp thông qua sự đóng góp tự nguyện.
Phần đóng góp của Hà Lan sẽ là nâng cấp bốn tàu khu trục phòng không nhỏ bằng hệ thống rada “Smart-L” có tầm quan sát xa hơn. Hệ thống rada mới này sẽ trở thành một bộ phận trong hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Sau khi được hiện đại hóa, nó có thể phát hiện và theo dõi những tên lửa đang được bắn đến ở khoảng cách hơn 1.000km và chuyển thông tin đó cho hệ thống phòng không của NATO, để có thể tiến hành đánh chặn.
Chính phủ Hà Lan sẽ chi khoảng từ 100-250 triệu euro cho việc hiện đại hóa hệ thống rađa Smart-L – một con số đáng kể trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Nhưng theo ông Pieter-Henk Schroor, đây được coi là một khoản đầu tư sáng suốt của Hà Lan trong một thời gian dài. Ông cho biết sự nâng cấp hệ thống rada này cũng sẽ do một công ty của Hà Lan thực hiện…
Mặc dù, ngân sách quốc phòng đang phải chịu áp lực từ các biện pháp kinh tế khắc khổ, Hà Lan vẫn coi việc đầu tư vào công nghệ mới là điều có ý nghĩa rất quan trọng vì nó sẽ đảm bảo cho an ninh của chính họ cũng như của các nước thành viên khác trong NATO./.
Theo TTXVN
NATO không quay lại Libya, không can dự vào Iran
Ngày 26/1, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen khẳng định sứ mạng của khối tại Libya đã hoàn toàn kết thúc và NATO không có ý định quay trở lại quốc gia Bắc Phi này bất chấp thông tin cho rằng những người trung thành với cố lãnh đạo Muammar Gaddafi vừa tái chiếm thị trấn Bani Walid trong tuần qua.
Giao tranh lại nổ ra ở Libya (Nguồn: AFP/Getty Images)
Phát biểu trước báo giới, ông Rasmussen nói: "Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi đã hoàn tất chiến dịch tại Libya vào ngày 31/10/2011 và không có ý định quay trở lại. Chúng tôi đã hoạt động theo sứ mệnh LHQ và các điều khoản để chúng tôi triển khai chiến dịch nay không còn hiệu lực."
Ngoài ra, ông Rasmussen cũng tuyên bố NATO sẽ không can dự vào vấn đề Iran, song hối thúc chính quyền Tehran không đóng cửa Eo biển chiến lược Hormuz.
Ông Rasmussen nhấn mạnh: "Tôi hối thúc giới lãnh đạo Iran tuân thủ các cam kết quốc tế của nước này, trong đó gồm cả việc ngừng chương trình làm giàu urani cũng như đảm bảo lưu thông hàng hải tại Eo biển Hormuz"./.
Theo TTXVN
NATO kêu gọi đảm bảo vận chuyển dầu qua Hormuz Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen ngày 18/1 kêu gọi Iran hành xử một cách có trách nhiệm, đồng thời cho rằng eo biển chiến lược Hormuz, tuyến hàng hải vận chuyển phần lớn lượng dầu từ vùng Vịnh tới các nước phương Tây, phải được lưu thông. Tổng Thư ký NATO Anders Fogh...