Hà Lan cấp máy bay chiến đấu F-16 để huấn luyện phi công Ukraine
Bộ Quốc phòng Hà Lan cho biết đã chuyển 5 chiếc máy bay chiến đấu F-16 cho một trung tâm đào tạo phi công có trụ sở tại Romania, nơi sẽ cung cấp chương trình đào tạo các phi công Ukraine vận hành loại máy bay này.
Theo RT, trong tuyên bố ngày 7/11, Bộ Quốc phòng Hà Lan thông báo rằng lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên của nước này đã đến Trung tâm Huấn luyện F-16 Châu Âu (EFTC) ở Borcea, Romania.
“Trung tâm huấn luyện ở Romania trước tiên sẽ sử dụng máy bay cho một khóa bồi dưỡng những người hướng dẫn F-16, sau đó sẽ đào tạo các phi công Romania và Ukraine. Máy bay này sẽ chỉ được sử dụng trong không phận của NATO”, tuyên bố lưu ý.
Hà Lan cho biết sẽ “cung cấp từ 12 đến 18 chiếc F-16 cho mục đích huấn luyện”, nhưng nhấn mạnh rằng những chiếc máy bay này “vẫn là tài sản của Hà Lan”.
Được lên kế hoạch trong Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius (Lithuania), EFTC được vận hành bởi liên minh gồm 11 quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Đan Mạch và Hà Lan. Liên minh này nhằm mục tiêu giúp huấn luyện phi công Ukraine sử dụng máy bay F-16 do Mỹ sản xuất. Tập đoàn công nghiệp quân sự Mỹ Lockheed Martin – đang sản xuất F-16, cũng đang tham gia hỗ trợ dự án này và giúp bảo trì các máy bay chiến đấu.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu F-16 của Hà Lan chuẩn bị cất cánh. Ảnh: BQP Hà Lan
Hồi tháng 8, Hà Lan hứa sẽ cung cấp cho Ukraine các máy bay F-16, nhưng khẳng định rằng Kiev phải đáp ứng một số điều kiện, bao gồm cả việc phải có đủ phi công được đào tạo để vận hành máy bay và cơ sở hạ tầng tại các sân bay được trang bị phù hợp. Amsterdam đang mua tổng cộng 52 máy bay phản lực F-35 để thay thế phi đội F-16 – với chuyến bay cuối cùng dự kiến diễn ra vào năm 2024.
Đan Mạch và Na Uy cũng “phát tín hiệu” về kế hoạch tặng máy bay F-16 cho Kiev, trong đó Copenhagen cho biết họ sẽ gửi 19 trong số 43 chiếc F-16 của mình, còn Oslo đề nghị sẽ cung cấp ít hơn 10 chiếc.
Tính đến tháng 8 năm nay, Đan Mạch đã bắt đầu huấn luyện 8 phi công Ukraine tại một căn cứ không quân địa phương. Bỉ cũng cho biết họ sẽ cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine, nhưng lưu ý rằng việc chuyển giao sẽ không bắt đầu cho đến năm 2025.
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 8 với một đài truyền hình Bồ Đào Nha, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine đã đạt được thỏa thuận nhận tới 60 chiếc F-16 từ các nước phương Tây ủng hộ. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Kiev cần khoảng 160 máy bay phản lực để “có một lực lượng không quân hùng mạnh ngăn chặn Nga thống trị không phận”.
Mặc dù giới chức Ukraine tiếp tục cho rằng máy bay chiến đấu của Mỹ có thể giúp thay đổi hoàn toàn tình hình trên chiến trường, nhưng phía Nga đã bác bỏ những tuyên bố đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu hôm 1/11 tuyên bố rằng phi đội F-16 tương lai của Kiev có thể bị tiêu diệt trong “khoảng 20 ngày làm việc”. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng dự báo rằng những chiếc F-16 sẽ “cháy rụi” giống như xe tăng phương Tây cung cấp cho Kiev. Ông đồng thời tuyên bố rằng Moscow sẽ tìm mọi cách tấn công các địa điểm bên ngoài Ukraine nếu những chiếc máy bay này đóng quân ở đó.
Xung đột Nga-Ukraine: Moscow 'bác' khả năng hòa đàm, G7 cam kết hỗ trợ Kiev dài lâu với điều kiện này
Ngày 13/7, trả lời phỏng vấn báo Lenta.ru (Nga), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov xác nhận, thông tin về cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt xung đột Ukraine trong tháng 7 này là "sai sự thật".
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bác bỏ thông tin về cuộc hòa đàm Nga-Ukraine trong tháng này. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Ngoại trưởng Lavrov khẳng định: "Chúng tôi chưa nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào về triển vọng này. Có lý do để khẳng định đây là tin giả, khi Kiev và phương Tây đang tiếp tục làm xung đột leo thang".
Trước đó, trong ngày 26/6, theo kênh truyền hình ARD (Đức), hội nghị quốc tế về vấn đề Ukraine đã diễn ra tại Copenhagen, Đan Mạch hôm 24/6 "trong điều kiện đảm bảo bí mật nghiêm ngặt", với sự tham gia của quan chức ngoại giao của các nước phương Tây, cùng các đại diện của Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Trước đó, hôm 12/7, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố "Tuyên bố chung của lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine", sau khi G7 nhóm họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Vilnius, Lithuania.
Các nước đã đưa ra các cam kết cụ thể nhằm tiếp sức cho Ukraine trong cuộc xung đột, đồng thời nêu một số điều kiện đối với Kiev.
Tuyên bố trên nêu rõ, Ukraine cần tích cực đóng góp vào an ninh của đối tác, cũng như tăng cường các biện pháp minh bạch, trách nhiệm đối với sự hỗ trợ từ các quốc gia này.
Bên cạnh đó, Kiev phải tiến hành cải cách hành pháp, tư pháp, chống tham nhũng, quản trị doanh nghiệp, kinh tế, an ninh và quản lý nhà nước, cam kết thúc đẩy dân chủ, pháp quyền, tôn trọng nhân quyền, tự do truyền thông và phát triển kinh tế.
Theo tuyên bố chung của G7, quốc gia Đông Âu cũng này phải thúc đẩy cải cách và hiện đại hóa quốc phòng đi đôi với tăng cường kiểm soát dân chủ, dân sự đối với quân đội và nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp quốc phòng.
Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên sẵn sàng hỗ trợ Ukraine trong tiến trình phấn đấu trở thành thành viên của cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương.
Ngoài ra, tuyên bố cũng khuyến khích các nước tham gia vào bản tuyên bố chung này khi có cùng mục đích ủng hộ một Ukraine tự do, mạnh mẽ, độc lập và có chủ quyền.
Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng về vụ thả 5 chỉ huy Azov của Ukraine Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã có những lời đầu tiên về việc Thổ Nhĩ Kỳ thả 5 chỉ huy tiểu đoàn Azov cho Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ mới đây bất ngờ thả 5 chỉ huy tiểu đoàn Azov cho Ukraine. Thực tế, đây là kết quả của cuộc hội đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky với người đồng cấp Thổ Nhĩ...