Hạ điểm ưu tiên, công khai tỷ lệ cử nhân có việc làm
Ngoài chính sách riêng đối với các ngành đào tạo sư phạm, mùa tuyển sinh năm nay, Bộ GDĐT đã có những thay đổi quan trọng trong Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy năm 2018.
Bộ GDĐT hướng tới mục tiêu tạo việc làm, không để cử nhân thất nghiệp (ảnh minh họa). ảnh: Tùng Anh
Theo dự thảo này, năm 2018, Bộ GDĐT sẽ xóa bỏ “điểm sàn”, các trường sẽ tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và công bố trên trang thông tin điện tử của trường trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng. Bộ GDĐT chỉ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên. Với thay đổi này, Bộ GDĐT đã chấm dứt cuộc tranh cãi rất nhiều năm nay về việc có nên hay không nên bỏ “điểm sàn”. Việc bỏ “điểm sàn” cũng giúp các trường được “cởi trói” để thực hiện đúng quyền tự chủ theo Luật Giáo dục ĐH.
Ngoài ra, Bộ sẽ điều chỉnh khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực, theo đó, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa 2 khu vực kế tiếp giảm còn 0,25 điểm (theo quy định cũ, mức điểm chênh lệch giữa 2 khu vực kế tiếp là 0,5). Sự điều chỉnh này nhằm đảm bảo sự công bằng hơn giữa các thí sinh ở vùng miền khác nhau tham dự xét tuyển.
Quy định về cách thức làm tròn điểm thi cũng được thay đổi. Cụ thể, điểm xét tuyển sẽ được làm tròn đến hai chữ số thập phân (điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực).
Dự thảo cũng đưa ra yêu cầu các trường phải công khai tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 năm gần nhất trước 1 năm so với năm tuyển sinh theo khối ngành trong đề án tuyển sinh. Những trường không công khai đầy đủ các thông tin theo quy định thì không được thông báo tuyển sinh. Trong trường hợp thay đổi nội dung đề án, trường phải công bố trước ít nhất 10 ngày tính đến ngày đầu tiên thí sinh điều chỉnh nguyện vọng và có trách nhiệm thông báo tới thí sinh.
Khác với mọi năm, Bộ GDĐT quy định các đợt xét tuyển, năm 2018, các trường có thể thực hiện nhiều đợt tuyển sinh trong năm, đề án tuyển sinh của các đợt phải được công bố trên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển ít nhất 15 ngày. Trước các ngày cuối cùng của tháng chẵn, các trường phải cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và danh sách thí sinh nhập học của các đợt tuyển sinh lên trang thông tin điện tử của trường và cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT.
Dự thảo quy chế mới cũng bổ sung giải thưởng mỹ thuật vào danh sách tiêu chí để được hưởng ưu tiên xét tuyển hoặc tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ, trung cấp. Cụ thể, thí sinh đạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thì được xét tuyển thẳng vào học các ngành tương ứng trình độ ĐH, CĐ, trung cấp của các trường năng khiếu, nghệ thuật theo quy định của từng trường. Thí sinh đạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp chính thức toàn quốc về ca, múa, nhạc, mỹ thuật đã tham dự kỳ thi THPT quốc gia, không có môn nào có kết quả từ 1 điểm trở xuống, được trường ưu tiên xét tuyển theo quy định của từng trường.
Theo Dân Việt
Video đang HOT
Điểm mới của Dự thảo hướng đến sự công bằng cho mọi thí sinh
Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy; tuyển sinh CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy và Dự thảo Quy chế tuyển sinh chính quy trình độ ĐH; trình độ CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên vơi kha nhiêu điêm mơi.
PGS.TS NGuyên Xuân Hoan- Pho hiêu trương phu trach Trương ĐH Công nghiêp Thưc phâm TPHCM
Nhân viêc Bô GD&ĐT đang lây y kiên đong gop, Bao GD&TĐ đa co cuôc trao đôi vơi PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn - Phó hiêu trương phụ trách Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM về các điểm mới trong dự thảo lân nay.
PV: Điêm mơi nhân đươc sư chu y va quan tâm lơn nhât cua phu huynh va hoc sinh lân nay la viêc thay đổi về cách tính điểm ưu tiên( tư 0,5 đ xuông con 0,25 đ cho môi khu vưc), ông nhận định thế nào về điều này?
PGS. TS Nguyễn Xuân Hoàn:
Điêu đâu tiên cân khăng đinh đây la môt chinh sach đung đăn. Mục tiêu của các chính sách ưu tiên trong tuyển sinh không gi khac nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan.
Trong những năm qua, chính sách cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh vào ĐH- CĐ đươc thực hiện và điều chỉnh, bổ sung trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội, nhằm bảo đảm sự công bằng về cơ hội học tập của người học giữa các vùng miền, dân tộc và chính sách ưu đãi của nhà nước đối với người có công hoặc thân nhân của họ.
Chính sách cộng điểm ưu tiên tuyển sinh vào ĐH-CĐ bao gồm 2 loại: Ưu tiên theo đối tượng chính sách xã hội và ưu tiên theo khu vực các vùng miền có điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và điều kiện học tập còn khó khăn.
Chinh sach trên ra đơi bơi trong điêu kiên thưc tê, sự chênh lệch về điều kiện sống, làm việc khác nhau ở các vùng miền la kha lơn, khiên một số vùng khó khăn không thu hút được lao động có trình độ cao.
Chinh vi thê, ngoai cac chinh sach hô trơ vê điêu kiên tăng trương kinh tê xa hôi cho cac đia phương, vung miên thi chính sách ưu tiên cho những học sinh các vùng này đa đươc Bô GD&ĐT thưc hiên trong nhiêu năm nhăm khuyến khích người học sau khi tốt nghiệp trở về làm việc ngay tại quê hương.
Tuy nhiên, theo kết quả điểm thi THPT năm 2017 của thí sinh xét tuyển ĐH- CĐ có sự chênh lệch không xa giữa các vùng miền. Đồng thời điều kiện KT-XH thay đổi nhanh chóng đã thu hẹp nhanh khoảng cách khó khăn vùng miền.
Vì thê, các chế độ, chính sách cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm vừa tạo điều kiện cho học sinh vùng sâu, vùng xa nhưng vẫn thu hút được sinh viên giỏi, thực sự tâm huyết với ngành nghề, mà vân tạo ra sự công bằng cho các thí sinh không được hưởng ưu tiên.
Thi sinh nôp hô sơ xet tuyên vao Trương ĐH Tôn Đưc Thăng
PV: Ông có lo lắng gì khi Bộ GD&ĐT không còn quy định "điểm sàn" cho các ngành không thuộc khối sư phạm hay không?
PGS TS Nguyễn Xuân Hoàn:
Thực tê vấn đề này đã được thảo luận từ lâu và theo chủ trương giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH thì Bộ GD&ĐT cũng đã có chủ trương bỏ "điểm sàn" từ khá sớm.
Ca nhân tôi nhân thây, với các phương án xét tuyển đa dạng hiện nay của các trường thì "điểm sàn" không còn nhiều ý nghĩa nữa. Sự lo lắng về chất lượng sẽ giảm sút khi bỏ "điểm sàn" chung là không cần thiết vì thực tế các trường vẫn phải công bố "điểm sàn" của riêng mình để phục vụ công tác xét tuyển.
Măt khac, bên canh ngương điêm san riêng cua tưng trương những quy định ràng buộc về công tác kiểm định chất lượng, đảm chất lượng luôn đươc Bô GD&ĐT thưc hiên hâu kiêm thì tôi tin răng xa hôi có thể an tâm về vấn đề chất lượng đào tạo của các trường.
PV: Ông đánh giá thế nào về việc dự thảo yêu cầu cac trương phai công bố ti lệ việc làm sinh viên tốt nghiệp và xem đây là một yếu tố quan trọng trong công tác xét tuyển?
PGS TS Nguyễn Xuân Hoàn:
Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương này. Xã hội đang rất lo ngại về việc ti lệ cử nhân tốt nghiệp xong lại thất nghiệp và đây la "điêm thăt" đang gây ra sư lãng phí cho xã hội rất lớn.
Việc băt buôc cac trương công bố ti lệ việc làm của các ngành nghề không nhưng giúp người học đánh giá được tình hình thực tế về nghề nghiệp xã hội đang có nhu cầu, măt khac no con là thông tin hữu ích để người học chọn trường có chất lượng đào tạo được xã hội, doanh nghiệp công nhận đê theo hoc.
Yêu câu la đung đăn va rât cân thiêt, tuy nhiên về phía người học chỉ nên xem đây là một kênh tham khảo trước khi quyết định lựa chọn ngành nghề cho mình. Bơi trong thực tế, có thể tại thời điểm khảo sát do nhu cầu việc làm của ngành đo bị dôi dư nhưng trong tương lai các năm tiếp theo có thể sẽ tăng lên do sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và khu vực.
PV: Về phía trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM thì trong năm 2018 có gì thay đổi trong chính sách tuyển sinh ĐH-CĐ hay không?
PGS TS Nguyễn Xuân Hoàn:
Về cơ bản trong năm 2018 trường chúng tôi vẫn giữ tương đối ổn định phương án tuyển sinh như các năm trước.
Đó là vẫn duy trì hai phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT và điểm thi THPT Quốc gia 2018.
Năm nay cung co một số điểm mới trong công tác tuyển sinh của trường như: bổ sung thêm các khối có môn tiếng Anh trong xét tuyển; bổ sung thêm ngành mới có nhu cầu lao động trong khu vực cao như: Khoa học chế biến món ăn; tăng chỉ tiêu các ngành như Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực, Công nghệ hóa học, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường, Công nghệ chế biến thủy sản.
Riêng vơi hê Cao đăng, trương chúng tôi triển khai chương trình Việc làm Nhật Bản, cam kết 100% có việc làm tại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp với thu nhập hàng tháng từ 25 triệu - 30 triệu.
Theo Giaoducthoidai.vn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mở thêm 5 ngành mới Cùng với 31 ngành truyền thống, năm nay Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mở thêm 5 ngành mới. Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân Bùi Đức Triệu trả lời các thắc mắc của thí sinh. Các ngành mới đó là: Logictics và quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử, Quản lý dự án,...